Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 27

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 27

Tiết 105+106 Viết bài TLV tả người

A. Mục tiêu cần đạt: Bài tập làm văn số 6 nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện sau:

1 Biết cách làm văn tả người qua thực hành viết

2 Trong khi thực hành biết cách vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng đã được học.

3 Các kĩ năng viết văn nói chung ( diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả.)

B. Chuẩn bị:

1 GV: Đề bài, đáp án

2 HS: chuẩn bị giấy kiểm tra, ôn tập các bài tập làm văn

C. Hoạt động dạy học:

 

doc 6 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
B 25;26
105;106
107
108
Viết bài TLV tả người
Các thành phần chính của câu
Thi làm thơ 5 chữ
Tuần 27 Ngày soạn:
 Tiết 105+106 Viết bài TLV tả người
A. Mục tiêu cần đạt: Bài tập làm văn số 6 nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện sau:
Biết cách làm văn tả người qua thực hành viết
Trong khi thực hành biết cách vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng đã được học.
Các kĩ năng viết văn nói chung ( diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả...)
B. Chuẩn bị: 
GV: Đề bài, đáp án
HS: chuẩn bị giấy kiểm tra, ôn tập các bài tập làm văn
C. Hoạt động dạy học: 
 1. Đề bài
Giáo viên đọc đề bài và ghi bảng
Đề: Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em kính yêu (Cụ già đó có thể là ông, bà em hoặc một người mà em quen )
2. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng 
Biết cách viết một bài văn tả người theo một trình tự hợp lý.
Dù ngắn hay dài bài văn phải có đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài
Diễn đạt rõ ràng, có cảm xúc, chữ viết rõ ràng, sach đẹp, không sai chính tả, biết cách sử dụng từ hợp lý, chính xác.
3. Yêu cầu về kiến thức
Phải quan sát kĩ đối tượng miêu tả một cách cụ thể bên cạnh đó còn có sự liên tưởng so sánh để bài văn thêm sinh động.
Cần có sự chọn lựa chi tiết về hình ảnh nhân vật: hình dáng, màu da, tóc, việc làm, lời nói, tình cảm...
·	DÀN BÀI: viết theo trình tự
Mở bài: Giới thiệu về ông ( bà) của mình
 + Đối với em ông ( bà) là người gắn bó và đầy kỉ niệmm em không thể nào quên.
Thân bài:
+ Ông ( bà) đã già 
+ Ngoại hình: mái tóc, ánh mắt, nụ cười, làn da, chòm râu (đối với ông) về dáng đi
+ Những công việc ông ( bà) thường làm: tập thể dục, chăm sóc dạy bảocác cháu, trồng cây, lo cho hạnh phúc gia đình. Những việc làm khác
+ Tình cảm của ông ( bà) dành cho cháu	.
+ Tình cảm của mọi người đối với ông ( bà).
Kết bài: Tỏ lòng kính yêu đối với ông ( bà), vâng lời ông bà, cố gắng học tập.
4. Biểu điểm
Điểm 9-10: đúng thể loại, đảm bảo các yêu cầu trên.
Điểm 8-7: đúng thể loại, bố cục cân đối, tả đúng đối tượng, sai 1-2 lỗi chính tả.
Điểm 5-6: hành văn chưa linh hoạt, chưa biết sử dụng liên tưởng, so sánh, nhận xét, sai 3-5 lỗi chính tả.
Điểm 3-4: Nội dung chưa đầy đủ, chưa thể hiện được đặc điểm thể loại, sai nhiều lỗi chính tả đặt câu, dùng từ.
Điểm 1-2: Bố cục sơ sài, nội dung nghèo nàn, không đúng thể loại, sai nhiều lỗi chính tả.
Điểm 0: nộp giấy trắng hoặc lạc đề hòan tòan.
 * GV thu bài, hướng dẫn về nhà:Các thành phần chính của câu (tìm hiểu ví dụ - phân tích)
Tuần 27 	
tiet 107
 Các thành phần chính của câu
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
Nắm được khái niệm về các thành phần chính của câu
Có ý thức đặt câu có đầy đủ các thành phần chính
Rèn kĩ năng nhận diện chính xác và phân tích được hai thành phần Chủ ngữ - Vị ngữ
B. Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ; Dự kiến tích hợp.
C. Hoạt động dạy học: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 (H). Phép hoán dụ là gì? Cho ví dụ về phép hoán dụ.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài mới. – (GV ghi tên bài lên bảng).
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung ghi bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phân biệt thành phần chính với thành phần phụ
Giáo viên yêu cầu HS đọc phần 1
(H) Em hãy nhắc lại tên các thành phần câu đã được học ở bậc tiểu học? (Trạng ngữ, Chủ ngữ, Vị ngữ)
Học sinh đọc câu văn- GV treo bảng phụ. 
(H) Câu văn trên được trích từ văn bản nào? (Bài học...)
(H) Em hãy tìm các thành phần câu? – GV dùng phấn màu xác định thành phần câu.
 (H) Em hãy thử lần lượt bỏ các thành phần câu trên rồi rút ra nhận xét -
(H)Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu?	(Chủ ngữ, Vị Ngữ)
(H) Những thành phần nào không bắc buộc phải có mặt trong câu 	(Trạng ngữ)
GV: Vậy theo em những thành phần nào là thành phần chính của câu?
	 (thành phần bắc buộc có mặt: CN, VN)
	Thành phần nào là thành phần phụ của câu?
Học sinh phát biểu, giáo viên tổng kết và gọi học sinh đọc ghi nhớ	
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Vị Ngữ
GV treo bảng phụ 2 – học sinh đọc ví dụ đã nêu ở phần 1
(H) Trong câu đã phân tích thì từ nào làm Vị ngữ chính (trở thành)
(H) Từ làm vị ngữ chính thuộc từ loại nào? (động từ)
(H) Vị ngữ chính có thể kết hợp với từ nào ở phía trước? 	(đã)
(H) “đã” thuộc từ loại nào ?(phó từ ® quan hệ thời gian)
(H) Vị ngữ thường trả lời cho những câu hỏi nào?
(H) Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong các câu (bảng phụ)
(H) Vị ngữ là từ hay cụm từ? Vị ngữ thuộc từ loại gì?
(Trong các câu ví dụ câu nào có một vị ngữ? câu nào có nhiều vị ngữ ?
(1 vị ngữ: C; 2 vị ngữ: A ; 4 vị ngữ: B )
(H) Qua phân tích em thấy vị ngữ là gì? Cấu tạo như thế nào?
GV hướng dẫn học sinh theo dõi bảng phụ các bài tập ở mục (2II)
– Học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Tìm hiểu Chủ ngữ
(H) Cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động, đặc đỉểm, trạng thái nêu ở vị ngữ là quan hệ gì?
(nêu tên sự vật hiện tượng, báo về hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật hiện tượng) 
(H) Chủ ngữ thường trả lời những câu hỏi như thế nào? 
	(Ai?, con gì?, cái gì?)
(H) Phân tích cấu tạo của chủ ngữ trong các câu đã dẫn ở phần I, II?
-Học sinh theo dõi bảng phụ và trả lời 
 (H) Câu nào có một chủ ngữ? Câu nào có nhiều chủ ngữ?
( Học sinh thảo luận theo nhóm )
® Vậy chủ ngữ là gì ? Cấu tạo như thế nào? (giáo viên chốt ý) – Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 4: hướng dẫn học sinh luyện tập
Gv treo bảng phụ phần Bài tập lên bảng – học sinh lên làm
(H) Xác định Chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau ( bằng cách đặt câu hỏi)
Học sinh thảo luận theo bàn.
(H) Cho biết cấu tạo của mỗi Chủ ngữ và vị ngữ?
GV nhận xét câu trả lời của mỗi nhóm sau đó gọi học sinh lên bảng xác định lại.
Có thể để lại một vài câu cho học sinh về nhà làm
Hướng dẫn học sinh đặt câu theo gợi ý ở bài tập 2
(H) Đặt câu có vị ngữ trả lời câu hỏi làm gì để kể lại một việc tốt em mới làm được.
(H) Đặt một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi như thế nào để tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một người bạn trong lớp.
(H) Chỉ ra Chủ ngữ trong mỗi câu em vừa đặt. Cho biết các chủ ngữ ấy trả lời những câu hỏi gì. 
I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu
1. Xem xét ví dụ: 
Chẳng bao lâu, tôi / đã trở thành một ...
trạng ngữ chủ ngữ vị ngữ
Vd: bạn Hà / đang làm Tóan
 Chủ ngữ Vị ngữ 
- Thành phần chính: Chủ ngữ , Vị ngữ
- Thành phần phụ: Trạng ngữ
2. Ghi nhớ (SGK / 92) 
II. Vị ngữ
 1. Ví dụ:
® Vị ngữ kết hợp phó từ chỉ thời gian
® Trả lời câu hỏi: làm gì ?, làm sao ?
như thế nào? , làm gì? ...
®Cấu tạo của vị ngữ: cụm động từ, cụm tính từ, động từ, tính từ, danh từ...
2. Ghi nhớ: SGK
II. Chủ ngữ
- Ví dụ:
 Mai / đã đi học vẽ
 Chủ ngữ
®Ai đi học vẽ ?
- Cấu tạo của chủ ngữ:
a.	Tôi: đại từ
b.	Chợ Năm Căn: cụm DT
c.	Tre, nứa, mai, vầu: 4 DT
- Ghi nhớ: SGK (93)
III. Luyện tập
BT1: xác định chủ ngữ, vị ngữ
Tôi: CN ® đại từ
đã trở thành một chàng dế ...: VN ® Cụm danh từ
Đôi càng tôi: CN ® cụm danh từ
mẫm bóng: VN ® tính từ
BT2: đặt câu
a.	trong giờ kiểm tra em đã cho bạn mượn bút.
b.	Bạn em rất hiền
c.	Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều
3. Củng cố
Vì sao nói Chủ ngữ và Vị ngữ là thành phần chính trong câu?
4. Hướng dẫn về nhà: 
Học bài, đặt câu theo mẫu ví dụ. Học thuộc lòng các ghi nhớ
Làm hoàn chỉnh bài tập 2, 3 và 4 (SBT)
Mỗi nhóm chuẩn bị một bài thơ 5 chữ xác định cách gieo vần và nhịp thơ trong bài
Sưu tầm một số bài thơ 5 chữ mà em đã được học hoặc đọc.
 Tuần 27 
Tiet 108 	
 Thi làm thơ 5 chữ
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
Ôn và nắm chắc hơn đặc điểm và yêu cầu của thơ năm chữ
Cho học sinh làm quen với các hoạt động và hình thức tổ chức học tập, đa dạng vui, bổ ích 
B. Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ, một số bài thơ năm chữ.
HS: mỗi nhóm làm một bài thơ năm chữ 
C. Hoạt động dạy học: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
2. Bài mới:
Giới thiệu bài mới. – (GV ghi tên bài lên bảng).
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung ghi bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm thơ năm chữ
Gọi học sinh đọc SGK
(H) Từ 3 đoạn thơ trên em hãy rút ra đặc điểm của thơ năm chữ ( về câu, số tiếng trong câu, vần, cách ngắt nhịp)
Giáo viên bổ sung và nêu: thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện và miêu tả
Giáo viên treo bảng phụ - học sinh đọc bài thơ
Học sinh tìm hiểu, phân tích vần bài thơ, nhịp...
(H) Hãy đọc bài thơ năm chữ mà em thích. Nhận xét về đặc điểm của thơ 5 chữ
Gíao viên khái quát, gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: tổ chức thi làm thơ 5 chữ 
(H) Dựa vào đoạn thơ mẫu trong SGK “Mặt trời càng ...”
(H) Em hãy nhận xét về đặc điểm bài thơ- Giáo viên bổ sung
Bước 1: hãy mô phỏng ( bắt chước) tập làm bài thơ giống như vậy
Bước 2: Tổ chức cho học sinh trao đổi nhóm về các bài thơ 5 chữ đã làm ở nhà, chọn lựa các bài thơ hay trong nhóm- sửa chữa và đọc trước lớp
 Bước 3: mỗi nhóm cửa một học sinh có giọng đọc hay trình bày bài thơ nhóm mình làm trước lớp
 Bước 4: Các nhóm nhận xét, đánh giá ( chú ý nội dung, hình thức bài thơ)	
® GV nhận xét chung, biểu dương, khích lệ các bài thơ hay, đúng luật - nội dung tốt, động viên khuyến khích các em làm thơ.
I. Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
II. Đặc điểm của thơ năm chữ
-24	Mỗi câu thơ năm tiếng ( số câu không hạn định)
-25	Nhịp thơ 3/2, 2/3
-26	Vần: vần liền, vần cách, vần chân, vần lưng
Ghi nhớ: SGK
III. Thi làm thơ năm chữ
3. Củng cố
GV củng cố đặc điểm thơ 5 chữ.
4. Hướng dẫn về nhà: 
Viết một bài thơ năm chữ , chọn đề tài: Hoa mùa xuân, quả mùa hè, lá mùa thu, người bạn 
Sưu tầm thêm một số bài thơ bốn chữ ghi vào sổ tay văn học.
Soạn bài “Cây tre Việt nam” theo gợi ý SGK. Tìm hiểu them về tác giả, tác phẩm, đọc kĩ văn bản. Sưu tầm một số dụng cụ bằng tre, nứa 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NV t27.doc