Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 22

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 22

Tiết 85 Vượt thác

 ( Võ Quảng)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

1 Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vỹ của thiên nhiên trên sôngThu Bồn và vẻ đẹp con người lao động được miêu tả trong bài.

2 Nắm được nghệ thuật miêu tả phối hợp khung cảnh thiên nhiên với hoạt động của con người.

B. Chuẩn bị:

- GV: Dự kiến tích hợp, bảng phụ, bức tranh phóng to.

- HS: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C. Hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ

1 (H). Tóm tắt nội dung văn bản .Bức tranh của em gái tôi". Nêu bài học ý nghĩa của truyện?

2 GV: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.

2. Bài mới

1 GV giới thiệu bài mới: (Bắt đầu đi từ văn bản "Sông nứơc Cà Mau")

 (GV ghi tên bài lên bảng)

 

doc 11 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Bài 21
85
86
87
88
Vượt thác
So Sánh ( tiếp theo)
Chương trình địa phương Tiếng Việt
Phương pháp tả cảnh. 
Viết bài TLV tả cảnh ở nhà
Tuần 22	 
 Ngày soạn: 12 /1 /08
Tiết 85 Vượt thác 	 
 ( Võ Quảng)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vỹ của thiên nhiên trên sôngThu Bồn và vẻ đẹp con người lao động được miêu tả trong bài.
Nắm được nghệ thuật miêu tả phối hợp khung cảnh thiên nhiên với hoạt động của con người.
B. Chuẩn bị: 
-	GV: Dự kiến tích hợp, bảng phụ, bức tranh phóng to.
-	HS: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
(H). Tóm tắt nội dung văn bản .Bức tranh của em gái tôi". Nêu bài học ý nghĩa của truyện?
GV: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
2. Bài mới
GV giới thiệu bài mới: (Bắt đầu đi từ văn bản "Sông nứơc Cà Mau")
	(GV ghi tên bài lên bảng)	
Hoạt động của thầy .
Ho¹t ®éng trß
Hoạt động 1: Tìm hiểu chú thích.
 (H). Qua phần chú thích em biết gì về tác giả Võ Quảng và văn bản ?
GV nhận xét và nhấn mạnh nội dung trong SGK.
Hoạt động 2: Đọc văn bản và tìm hiểu bố cục.
GV hướng dẫn HS đọc bài. HS đọc.
(H). Nội dung của văn bản chia làm mấy phần?
(H). Nội dung của từng đoạn văn?
HS trả lời GV nhận xét, kết luận.
- Đoạn 1: Từ đầu ..... "Thác nước"
- Đoạn 2: Tiếp ..."Cổ cò".
- Còn lại.
(H). Các đoạn văn viết theo trình tự nào?
(Thời gian trước – sau)
GV: Văn miêu tả cũng như kể chuyện, phải đặc biệt chú ý đến trình tự.
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản:
(H). Văn bản đề cập đến những nội dung nào? 
(H).Hình ảnh nào miêu tả con thuyền?
HS trả lời, HS khác nhận xét, GV nhận xét.
GV dùng bảng phụ:
Cánh buồm nhỏ căng phồng, thuyền rẽ sóng lứơt bon bon như đang nhớ núi rừng.
(H). Tác giả miêu tả đến đối tượng nào?
(H). Miêu tả đối tượng ấy tác giả sử dụng từ ngữ nào? Phân tích cả hai từ ngữ đó?
GV: Tác giả gợi tả hình ảnh như con người, cách sử dụng ấy người ta gọi là phép nhân hoá. Vậy thế nào là nhân hoá hôm sau chúng ta sẽ học.
(H). Đoạn văn miêu tả bức tranh thiên nhiê bằng những từ ngữ nào?
 (H). Qua đoạn văn em cảm nhận được gì về bức tranh thiên nhiên?
GV nhận xét, khái quát lại.
Trong cảnh thiên nhiên hùng vỹ như vậy, cuộc vượt thác của con người như thế nào? Ta chuyển sang phần2
(H). Từ ngữ nào cho biết thác nước dữ, khó vượt?
GV dùng bảng phụ 2:
"Nước từ trên cao ...đứt đuôi rắn"
(H). Hình ảnh con thuyền vượt thác gợi cho em suy nghĩ gì?
HS đọc thầm đoạn 2.
 (H). Trong đoạn này ai là người được nhắc đến nhiều nhất? (Dượng Hương Thư- 7 lần)
(H). Hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả như thế nào?
GV dùng bảng phụ 2:
Rút sào, thả sào rập ràng, nhanh như cắt. Dượng Hương Thư như pho tượng đồng đúc ... hùng vỹ.
(H). Em hiểu thế nào là hiệp sỹ?
GV: Từ hiệp sỹ là một từ Hán Vịêt hôm sau ta tìm hiểu kĩ hơn.
(H). Cách miêu tả của tác giả hay ở chỗ nào?
GV: Giáo dục lòng tự hào con người Việt Nam trong kháng chhiến.
(H).Tại sao trong đoạn văn 3 tác giả không miêu tả dượng Hương Thư mà miêu tả chú hai?
GV: Đây là nghệ thuật đòn bẩy làm nổi bật nhân vật chính.
(H). Em cảm nhận được điều gì về dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác?
Ho¹t ®éng 4: Tæng kÕt
(H). Qua bài văn em cảm nhận được gì về cảnh thiên nhiên và con người lao động?
Gợi ý: Thiên nhiên ra sao? Con ngừơi như thế nao?
GV: Tác giả sử dụng thành công phép tu từ so sánh làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vỹ.
HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Tác giả, tác phẩm:
HS đọc chú thích (*) SGK.
II. Đọc và tìm hiểu bố cục:
1. Cảnh trứơc lúc vượt thác.
2. Lúc vượt thác.
2. Cảnh sau khi vượt thác.
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Bức tranh thiên nhiên:
Bãi dâu trải ra bạt ngàn, vườn tượccàng xanh um, chòm cổ thụ,...
Phong phú, đa dạng, tươi đẹp, thơ mộng, hùng vỹ.
2. Hình ảnh dượng Hương Thư và cuộc vượt thác:
+/ Thác nước dữ, khó vượt.
+/ Con thuyền:
= > Nhân vật tô đẹp hình ảnh con người trong lao động
IV. Tổng kết:
- Văn tự sự. Tả người lao động đầy nhiệt tình, quyết tâm trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn.
- Tả cảnh, tả người trên điểm nhìn của con thuyền tự nhiên, sinh động
*/ Ghi nhớ: SGK-41
V. Luyện tập:
HS đọc phần đọc thêm
. Củng cố
HS nhắc lại nội dung, nghệ thuật của văn bản.
. Hướng dẫn về nhà
Học bài phân tích và ghi nhớ.
Làm bài luyện tập SGK/ 41.
 	 Ngày soạn: 
 Tiết 86 	 Ngày giảng: 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Nắm được hai kiểu so sánh cơ bản: Ngang bằng, không ngang bằng.
Hiểu được tác dụng chính của so sánh
Bước đầu tạo được một số phép so sánh.
B. Chuẩn bị: 
GV dự kiến tích hợp
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV 
C. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
(H). So sánh là gì? Nêu mô hình cấu tạo của phép so sánh?
Hãy đặt một câu văn có sử dụng phép so sánh?
2. Bài tiếp theo: 
GV giới thiệu bài tiếp theo.
(GV ghi tên bài lên bảng).
Hoạt động của thầy .
Ho¹t ®éng trß.
Hoạt động 1: HS đọc ví dụ:
(H). Hãy tìm phép so sánh trong ví dụ?
(H). Từ ngữ chỉ phép so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau?
(H). Tìm thêm từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng?
(H). Qua các ý trên em nhận ra có mấy kiểu so sánh, đó là những kiểu nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của so sánh
1 HS đọc đoạn văn.
(H). Hãy tìm phép so sánh trong đoạn văn?
GV dùng bảng phụ:
- Có chiếc lá rụng tựa mũi tên nhọn tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong mọt đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.
- Có chiếc như con chhim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi...
- Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan thai đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng như thầm bảo...
- Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại, rụt rè rồi như gần ...
(H). Đọc đoạn văn em cảm nhận đựơc điều gì? Tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn trên là gì?
GV cho 3 HS lần lượt đọc các phần trong ghi nhớ. GV nhấn mạnh các ý.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
HS làm bài tập 1. GV hướng dẫn HS có ba yêu cầu.
HS trình bày kết quả bài làm. HS khác nhận xét. GV kiểm tra và nhận xét.
I. Các kiểu so sánh:
1. Đọc ví dụ: SGK
2. Nhận xét:
Chẳng bằng: Không ngang bằng (Hơn, kém, hơn là, kém hơn, ...)
Là: Ngang bằng (như, tựa, ...)
3. Kết lụân:
Có hai loại so sánh:
- Ngang bằng
- Không ngang bằng.
II. Tác dụng của phép so sánh:
1. Tìm phép so sánh:
2. Tác dụng của phép so sánh.
= > Vật, việc sinh động, gần gũi, thân thương với cuộc sống con người,
*/ Ghi nhớ: SGK/ 42
III. Luyện tập: 
1.a. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè. = . So sánh ngang bằng: con người gần gũi thiên nhiên.
b. Con đi trăm núi ngàn khe / Chưa bằng muôn nỗi ...= >không ngang bằng.
d. Bóng Bác cao lồng lộng / Ấm hơn ngọn lửa hồng. => Không ngang bằng.
. Củng cố
GV cho HS nhắc lại nội dung bài học: Các loại so sánh, tác dụng của so sánh.
. Hướng dẫn về nhà
Học bài, làm bài tập 2, 3 . Chuẩn bị bài CHƯƠNG TRÌNH ĐIẠ PHƯƠNG TIẾNG VIỆT.(giải các bài tập SGK / 167, 168- tập 1)
	 Ngày soạn: 
Tiết 87 	Ngày giảng: 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Sửa lỗi chính tả do cách phát âm địa phương.
Có ý thức khắc phục lôĩ chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
B. Chuẩn bị:
GV: Giải các bài tập chính tả. (Trang 167, 168- SGK tập 1).
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV,
C. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra việc soạn bài của HS.
(H). Nêu tác dụng của phép so sánh? Cho ví dụ?
2. Bài mới:
GV giới thiệu bài mới.
(GV ghi tên bài lên bảng).
Hoạt động của thầy .
Ho¹t ®éng trß.
Hoạt động 1: Chính tả nghe viết.
GV đọc cho HS ghi đoạn: "Thỉnh thoảng ...thác nước" trích văn bản Vượt thác.
Yêu cầu: Viết đúng chính tả t / c; v /d.
 vần uân /uâng; iên /iêng.
Viết đúng các thanh hỏi, ngã.
GV thu 10 bài về nhà chấm.
Hoạt động 2: Thực hiện các bài tập chính tả.
Bài tập 2: (SGK tập 1 – 167)
GV hướng dẫn HS làm vào giấy nháp.
GV gọi 3 HS lên bảng làm 3 câu: a, b, c.
HS khác nhận xét, GV nhận xét và sửa chữa.
Bài tập 4: SGK-tập1 / 167
GV hướng dẫn HS làm bài tập. HS làm. 1 HS lên bảng sửa chữa, HS khác và giáo viên nhận xét sửa chữa.
Bài tập 5: SGK-tập1 / 168
GV hướng dẫn HS làm bài tập. HS làm. 1 HS lên bảng sửa chữa, HS khác và giáo viên nhận xét sửa chữa.
Bài tập 6: SGK-tập1 / 168
GV hướng dẫn HS làm bài tập. HS làm. 1 HS lên bảng sửa chữa, HS khác và giáo viên nhận xét sửa chữa.
I, Chính tả (nghe – viết):
Vượt thác.
..."Thỉnh thoảng ...nhiều thác nước".
II. Bài tập chính tả:
Bài tập 2: (SGK tập 1 – 167)
Lựa chọn từ điền vào chỗ trống:
a. Vây cá, sợi dây, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.
b. Giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết.
c. Hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, dẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, dẻ rách.
Bài tập 4: SGK-tập1 / 167
Điền từ thích hợp có vân uôt hoặc uôc: Thắt lưng buộc bụng, buột miệng nói ra, cùng một giuộc, con bạch tuộc, thẳng đuồn đuột, quả dưa chuột, bị chuột rút, trắng muốt, con chẫu chuộc.
Bài tập 5: SGK tập 1 /168
Viết hỏi hay ngã.
Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.
Bài tập 6: SGK tập 1 / 168
- Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng. 
- Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai đi vô rừng chặt cây, đốn gỗ.
- Có đau thì cắn răng mà chịu ghen.
. Củ̉ng cố
GV nhắc nhở HS muốn viết đúng chính tả ta phải làm gì?
. Hướng dẫn về nhà
Phải vận dụng cách ghi chính tả trong bài vào việc ghi chữ và phát âm. Tránh tình trạng viết sai chính tả.
Chuẩn bị phương pháp tả cảnh.Thảo luận soạn bài: Tổ1: Bài tập 1a; Tổ 2: Bài tập 1b; Tổ 3,4: Bài tập 1c. 
	 Ngày soạn: 
 Tiết 88 	 Ngày giảng: 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Nắm được cách tả cảnh và bố cục, hình thức của một đoạn, một bài văn tả cảnh.
Luyện tập kỹ năng quan sát và lựa chọn. Kỹ năng trình bày những điều quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lý,
B. Chuẩn bị: 
GV: Dự kiến tích hợp.
HS: Chuẩn bị các bài tập theo nhóm.
C. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra bài tập 4,5 về nhà, nhận xét và sửa chữa.
2. Bài mới
GV giới thiệu bài mới: Trong miêu tả điều quan trọng là người viết phải biết quan sát, lựa chọn hình ảnh đặc sắc, biết nhận xét, tưởng tượng. Nhưng cho dù quan sát , tưởng tượng được nhiều hình ảnh độc đáo và tiêu biểu cho cảnh được tả mà không biết trình bày sắp xếp theo thứ tự hợp lý thì cũng không thể có một bài văn tả cảnh hay. Hôm nay, ...
(GV ghi tên bài lên bảng).
Hoạt động của thầy .
Ho¹t ®éng cña trß.
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
GV chia lớp thành 8 nhóm thảo luận. Mỗi nhóm một đoạn văn thảo luận
Nhóm 1, 2 tổ 1; nhóm 1 tổ 4: Bài tập 1.a
Nhóm 1, 2 tổ 2; nhóm 2 tổ 4: Bài tập 1.b
Nhóm 1,2 tổ 3: Bài tập 1.c
Các nhóm ghi nội dung thảo luận ra giấy.
Đại diện nhóm trình bày kết quả. HS nhóm khác và GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 1.a: 
(H). Văn bản miêu tả dượng Hương Thư trong chặng đường của cuộc vượt thác. Tại ssao có thể nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ?
(H). Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì? Người viết miêu tả cảnh vật ấy theo thứ tự như thế nào?
 (H). Chỉ ra ba phần của văn bản thứ ba? Hãy tóm tắt các ý của mỗi phần? 
(H). Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn?
GV: Qua ba văn bản mà chúng ta vừa tìm hiểu ta thấy muốn tả cảnh ta phải làm gì?
(H). Bố cục bài văn tả cảnh gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
1 HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
GV chia lớp làm 8 nhóm. Tất cả thảo luận chuẩn bị ý kiến của nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung, GV nhận xét kết luận.
(Phần viết đoạn cho về nhà)
(H). Em định miêu tả quang cảnh ấy theo trình tự nào?
Bài tập 2: Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi có thể theo thứ tự như thế nào? 
Bài tập 3: Rút ra dàn ý?
Gợi ý: Mở bài?
Thân bài? (Gồm những ý nào?)
Kết bài?
I. Phương pháp tả cảnh:
1. Đọc ba văn bản:
2. Nhận xét:
a. Hình ảnh dượng Hương Thư:
Hùng dũng, khoẻ mạnh, đầy quyết tâm.
Với cặp mắt, tay sào, cằm bạnh ra,
b. Tả dòng sông Năm Căn và rừng đước.
Thứ tự: Từ dưới sông lên trên bờ.
c.bố cục ba phần:
- Mở bài: "Luỹ làng ...của luỹ": Giới thiệu khái quát về luỹ tre làng: Phẩm chất, hình dáng, màu sắc.
- Thân bài: "Luỹ ngoài cùng ...không rõ"
Lần lượt miêu tả luỹ làng theo thứ tự: ngoài vào trong.
- Kết bài: Còn lại: Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.
= > Thứ tự kể: Từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể.
*/ Ghi nhớ: SGK / 47.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:
a. Hình ảnh tiêu biểu: 
- Cô giáo...
- Không khí lớp học...
- Quang cảnh chung phòng học...
- Bảng đen...
- Tường, bàn ghế...
- Các bạn...
- Cảnh viết bài ...
- Ngoài sân...
b. Trình tự: Tuỳ cách sắp xếp sao cho hợp lý.
Bài tập 2: Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi có thể theo thứ tự: 
- Không gian: Xa đến gần.
- Thời gian: Trước, trong, sau giờ ra chơi. Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
Quang cảnh chung, bản thân mình trong giờ ra chơi.
Bài tập 3: +/ Mở bài: Biển đẹp
+/ Thân bài: Lần lượt tả các vẻ đẹp khác nhau của biển.
- Buổi sáng
- Buổi chiều
- Buổi trưa
- Ngày mưa rào
- Ngày nắng.
3. Kết bài: Đoạn cuối: Nhận xét và suy nghĩ của mình về sự thay đổi của cảnh sắc của biển.
. Củng cố
GV chốt lại những điểm cần nhớ. HS nhắc lại. GV lưu ý HS những sai lầm hay mắc phải và cần chú ý để tránh.
. Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập viết các đoạn văn. Bài tập1: Câu c; ý 2 bài tập 2; Đọc thêm SGK / 48.
Viết bài tả cảnh ở nhà: Tả cảnh sân trường em trong giờ ra chơi. ( Thứ hai tuần sau nộp bài)

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NV t22.doc