Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 2

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 2

Bài 2 : Văn bản : THÁNH GIÓNG

 Tiết dạy tốt. - Truyền thuyết -

Tiết 5: ĐOC - HIỂU VĂN BẢN

A.Mục tiêu cần đạt: Gúp HS:

- Nắm được ND, ý nghĩa và một số nét n/ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng.

 - Kể lại được truyện này.

 - Giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước.

B.Chuẩn bị: - GV: nghiên cứu bài dạy và một số dị bản( Việt điện u linh-Lí Tế Xuyên), (Lĩnh nam chích quái - Vũ Quỳnh, Kiều Phú). Bảng phụ, tranh.

 - HS: Đọc, kể, tìm hiểu bài ở nhà.

C. Hoạt động dạy học: 1.Ổn định: K. tra sỹ số HS

 2.K.tra bài cũ:

(H). Văn bản là gì? Có mấy kiểu văn bản thường gặp?

 K.tra việc soạn bài của HS ,GV nhận xét

 

doc 7 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 2 Ngày soạn : 10/9/2005
 Tiết 5 Ngày giảng : 13/9/2005
 Bài 2 : Văn bản : THÁNH GIÓNG
 Tiết dạy tốt. - Truyền thuyết -
Tiết 5: ĐOC - HIỂU VĂN BẢN
A.Mục tiêu cần đạt: Gúp HS:
- Nắm được ND, ý nghĩa và một số nét n/ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng.
 - Kể lại được truyện này.
 - Giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước.
B.Chuẩn bị: - GV: nghiên cứu bài dạy và một số dị bản( Việt điện u linh-Lí Tế Xuyên), (Lĩnh nam chích quái - Vũ Quỳnh, Kiều Phú). Bảng phụ, tranh...
 - HS: Đọc, kể, tìm hiểu bài ở nhà.
C. Hoạt động dạy học: 1.Ổn định: K. tra sỹ số HS
 	2.K.tra bài cũ:
(H). Văn bản là gì? Có mấy kiểu văn bản thường gặp?
 K.tra việc soạn bài của HS ,GV nhận xét
	3.Bài mới: 
Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn cơ bản, xuyên suốt lịch sử VHVN nói chung, VHDG Việt Nam nói riêng. “Thánh Gióng” là truyện DG thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Vậy ND và NT của truyện này như thế nào? Truyền thống anh hùng dân tộc được thể hiện ra sao? Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu.
( GV ghi tựa bài lên bảng)
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
HĐ1: H.dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. GV hướng dẫn đọc. 
-HS đọc, GV cho HS khác nhận xét.
Đoạn1: Từ đầu... “Nằm đấy”.
Đoạn2: Tiếp... “Cứu nước”.
Đoạn3: Tiếp... “Lên trời”.
 Đoạn4: Còn lại.
GV hướng dẫn tìm hiểu các chú thích 1,2,4,6,10,11,17,18,19.
GV: Các chú thích này vốn là tiếng mượn của tiếng Hán. Từ mượn là gì? Tiết sau ta sẽ tìm hiểu.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản 
(H).Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
(H). Nhân vật chính này được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và giàu ý nghĩa.Em hãy kể về những chi tiét đó?
(H).Điều kỳ lạ khi Gióng ra đời là như thế nào?
( Lên ba mà không biết nói. Nghe tiếng sứ giả bỗng dưng biết nói).
(H). Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói gì?
(H).Chi tiết thần kỳ này có ý nghĩa gì?
 HS thảo luận: Nhóm 1? Nhóm 2? Nhóm 3?
 GV nhân xét kết luận.
(H).Để có thể đánh giặc Gióng đã làm gì?chi tiết này có ý nghĩa gì? (Muốn thắng giặc phải chuẩn bị chiến đấu).
(H).Không những có vũ khí mà còn cần sức khỏe, ai đã nuôi Gióng lớn, khỏe?
GV:Còn có một số dị bản khác ( ăn bảy nong cơm, ba nong gạo, uống một hơi cạn nước một khúc sông.Lấy thêm lau che thân).
(H). Bà con góp gạo nuôi Gióng, chi tiết này thể hiện điều gì?
(H). Ngày nay, ND vẫn mở hội Gióng, vẫn tổ chức cuọc thi nấu cơm,hái cà nuôi Gióng,nhằm mục đích gì?
GV: Ăn nhiều, được ND nuôi dưỡng .....
(H).Tại sao Gióng phải lớn nhanh như thổi?
 (Thế nước nguy phải có sức mạnh thắng giặc phi thường).
GV bình:Vươn vai của Gióng liên quan đến truyền thống của truyện cổ DG: Thời cổ ND quan niệm: Anh hùng phải khổng lồ....
(H).Ngoài ra việc Gióng lớn ...còn có ý ngh gì?
(Hùng khí DT trước nạn ngoại xâm Tự mình thay đổi để đảp ứng nhiệm vụ).
(H).Gióng đánh giặc bằng cái gì?(roi sắt, tre).
(H).Điều đó nói lên cái gì?(Đánh giặc phải có vũ khí, đánh giặc bằng tất cả những gì có thể giết được giặc).
GV: Liên hệ lời dạy của HCT: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm,....”
GV kể chuyện “tay không bắt giặc lái”. Đó là tinh thần yêu nước.
GV: Gióng là nhân vật do ND xây dựng nên...Truyền thuyết...Truyện DG.
(H). Tại sao ND ta lại tưởng tượng nên chi tiết này?(-Gióng bất tử, sống mãi trong lòng ND.
-ND trân trọng anh hùng.
-Gióng chí công vô tư vì dân vì nước.Dấu tích chiến công Gióng để lại cho quê hương, đất nước).
GV chuyển ý.......
(H). Hình tượng Thánh Gióng trong truyện có ý nghĩa gì?
(H).Truyện có chi tiết nào liên quan đến lịch sử Dân tộc Việt Nam? (Thời Hùng Vương chiến đấu bảo vệ đất nước.Vũ khí người Việt tăng, ND kiên quyết chống giặc). 
 HĐ3: Hệ thống bài học- ghi nhớ.
HS đọc ghi nhớ.GV phân tích cho HS nắm 3 ý trong ghi nhớ.
 HĐ4: Hướng dẫn luyện tập. HS đọc thêm thơ .
(H). Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
(H). Tại sao hội thi thể thao trong trường em lại mang tên “ hội khỏe Phù Đổng”.
HS làm bài tập trắc nghiệm- GV sử dụng bảng phụ.
HS hoạt động nhóm.Trả lời-HS nhận xét- GV kết luận nhận xét.
* Chọn ý kiến đúng:Thánh Gióng là nhân vật:
 Có thật.
 Không có thật.
 Không có thật nhưng rất thật.*
I.Đọc và tìm hiểu chú thích: 
 II.Tìm hiểu văn bản: 
1. Các chi tiết tiêu biểu về Gióng:
a. Tiếng nói đầu tiên:
-Đòi đi đánh giặc. Ca ngợi người anh hùng đặt ý thức về đất nước lên hàng đầu.
-Ý thức đánh giặc làm cho người anh hùng có hành động khác thường
 Gióng(ND) sống âm thầm nhưng khi nước nhà nguy biến thi đứng ra để cứu nước.
b. Đòi ngựa sắt,roi sắt, giáp sắt,
c. Bà con góp gạo nuôi Gióng.
=>ND ta yêu nước,Gióng lớn lên từ cái bình thường giản dị.Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân
d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sỹ.
c. Gióng bay về trời:
2. Ý nghĩa của hình tượng Thánh gióng:
Hình tượng anh hùng đánh giặc cứu nước đầu tiên tiêu biểu cho lòng yêu nước của ND.
Người anh hùng mang sức mạnh của cả dân tộc trong buổi đầu dựng nước.
Sức mạnh quật khởi của dân tộc.
* Ghi nhớ: (SGK – 23)
III. Luyện tập:
 4.Củng cố: HS kể diễn cảm đoạn Gióng đánh giặc.
 5.Hướng dẫn học bài:	Học bài, tập kể diễn cảm. Làm bài tập1,3-SBT-
 Chuẩn bị : “từ mượn”.Đọc lại các chú thích trong các văn bản đã học, xem cấu tạo của các chú thích đó.
Tuần 2 Ngày soạn: 11/9/2005
Tiết 6 Ngày giảng: 16/9/2005
TỪ MƯỢN
A. Mục tiêu cần đạt: HS hiểu được thế nào là từ mượn. Bước đầu biết sử dụng từ mượn hợp lý trong nói và viết.
B. Chuẩn bị: GV: Hiểu và mở rộng kiến thức về từ mượn, bảng phụ.
 HS: Đọc lại các chú thích về từ Hán Việt trong các văn bản đã học, sơ bộ có ý thức về các từ đó cũng như hiểu nghĩa của các tiếng cũng như nghĩa chung của các từ đó.
C. Hoạt động dạy học: 1.Ôn định:
 2.K.tra bài cũ:
(H). Tóm tắt văn bản “Thánh Gióng”. Nêu ý nghĩa của truyện?
(H). Xét theo kiểu cấu tạo: “Giang sơn” thuộc kiểu từ nào?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới.
Tại sao từ “giang sơn” dịch lại là “núi sông”. Vì từ này mang nguyên tắc cấu tạo từ của tiếng Hán- là từ mượn. Vậy từ mượn là từ ntn? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
(GV ghi tựa bài lên bảng).
 Hoạt động của thầy và trò.
HĐ1: Phân biệt từ mượn và từ thuần Việt.
GV đọc ví dụ. HS đọc lại chú thích SGK.
(H). Các từ “trượng”, “tráng sỹ” có nguồn gốc từ đâu?
HS đọc ví dụ 2: Các từ ...
 (H). Trong số các từ này, từ nào mượn tiếng Hán, từ nào mượn từ Ngôn ngừ khác?
GV: Chỉ cho HS cách viết chỉ từ có nguồn gốc Ấn - Âu được Việt hóa cao.
(H). Nêu nhận xét cách viết các từ mượn trên.
GV: Chốt lại bằng bảng phụ:
- Từ mượn được Việt hóa cao viết như từT.Việt.
- Từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn khi viết nên dùng gạch ngang để nối các tiếng.
GV: Hướng dẫn HS hình thành ghi nhớ.
(H). Từ mượn là gì? Trong từ mượn của ta, bộ phận nào quan trọng nhất?
(H). Khi viết từ mượn ta cần lưu ý điều gì?
HS đọc phần ghi nhớ.
HĐ2: Tìm hiểu nguyên tắc mượn từ.
HS đọc ý kiến của Hồ Chí minh.
(H). Em hiểu ý kiến đó như thế nào?
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
HS đọc bài tập 1.
(H). Yêu cầu của bài tập 1 là gì?
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1.
HS làm bài tập 2. HS khác nhận xét.
GV sửa chữa. Lưu ý cho HS cần dùng từ đúng khi nói và viết.
 GV dùng bảng phụ cho HS làm.
GV đọc chính tả cho HS chép (BT5), thu bài chấm
 ND ghi bảng
I/ Từ thuần Việt và từ mượn:
1. Ví dụ: (SGK)
-Trượng.
-Tráng sỹ.
 => Mượn tiếng Hán.
2. Xét các từ: (SGK)
-Mượn tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan.
 -Mượn ngôn ngữ Ấn-Âu: Ra-đi-ô,In-tơ-net,Ti-vi,xà phòng, ga, bơm...
 */ Ghi nhớ: (SGK - 25)
II/ Nguyên tắc mượn từ:
*/ Ghi nhớ: (SGK - 25)
III/ Luyện tập:
1/ Từ mượn:
a) Hán Việt: Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ.
b) Hán Việt: Gia nhân.
c) Anh: Pốp, In-tơ-net.
2/ Nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt:
a) Khán giả: - khán: xem
 - giả: người
 Độc giả: - độc: đọc
 - giả: người
b) Yếu điểm: - yếu: quan trọng
 - điểm: điểm
 Yếu lược: - yếu: quan trọng
 - lược: tóm tắt
 Yếu nhân: - yếu: quan trọng
 - nhân: người
3/ Xác định nghĩa của tiếng “đại” (BT6 - SBT)
4/ Củng cố:
HS đọc (Phần đọc thêm) SGK.
(H). Khi dùng từ mượn ta phải chú ý điều gì?
5/ Hướng dẫn về nhà:
Học bài. Làm bài tập 3,4 (SGK), bài tập 5 (SBT)
Soạn bài: “Tìm hiểu chung về văn Tự sự”.
Tuần: 2 Ngày soạn: 12/9/2005
Tiết: 7&8 Ngày dạy: 17/9/2005
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
-Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự.
-Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự.
B. Chuẩn bị: -GV: Xem lại lý thuyêt kể chuyện của tiểu học.Suy nghĩ về cách dạy lý thuyết và thực hành đọc- hiểu với bài tiếng việt về từ mượn. Nắm chắc ghi nhớ làm đích bài dạy để chuyển giáo khoa thành quy trình hợp lí.
 -HS: Đọc GK, suy nghĩ về hướng trả lời câu hỏi. Ôn lại bài “Thánh Gióng” để kể chuyện.
C.Hoạt động dạy học: 1.Ổn định: Kiểm tra sỹ số
 2.Kiểm tra bài cũ:
(H). Hãy kể về những chi tiết kỳ lạ ở nhân vật Gióng trong truyện “Thánh Gióng”?
(H). Chi tiết Gióng thắng giặc, bay về trời có ý nghĩa như thế nào?
 3. Bài mới: Giới thiệu bài.
1HS nhắc lại 6 phương thức biểu đạt( tự sự, miêu tả,biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ).
GV: Từ nhỏ các em đã nghe kể chuyện hoặc đã từng kể cho người khác nghe. Đó là chúng ta đã giao tiếp bằng phương thức tự sự. Vậy tự sự là loại văn như thế nào? Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
 ( GV ghi tựa bài lên bảng).
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
 HĐ1: Tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung của T. sự:
(H). Hằng ngày các em thường kể chuyện cho nhau nghe. Đó là những chuyện gì?
(Văn học, đời thường, sinh hoạt)
(H). Theo em kể chuyện để làm gì?
(Kể chuyện để biết, để nhận thức về sự vật, sự việc, để giải thích, khen, chê ...)
(Khi nghe kể chuyện, người nghe muốn biết điều gì?
(Kể: thông báo cho biết, giải thích.
Nghe: tìm hiểu, biết ...)
GV: Truyện Thánh Gióng là một văn bảntự sự.
HS đọc lại bài văn.
GV đọc lại bài văn. Nhấn mạnh các sự việc (diễn biến, kết thúc qua cách đọc)
(Truyện TG có những sự việc gì đáng chú ý?
(H).Các sự việc kết thành chuỗi, sự việc này dẫn đến sự việc khác như thế nào?
(Ông bà lão nghèo, phúc đức mà không có con ...)
(H). Câu chuyện kết thúc như thế nào?
(H). Qua việc phân tích truyện, em thấy cách kể chuyện trong văn tự sự có đặc điểm gì?
(GV khái quát theo điều ghi nhớ 1)
HS đọc lại nhiều lần kết luận này trong SGK. GV liên hệ với hiểu biét về văn kể chuyện đã dạy ở cấp Tiểu học.
(H). Truyện Thánh Gióng giúp ta giải thích sự việc gì?
 (H). Truyện nói gì về người Việt Nam xưa?
 (H).Truyện có ý nghĩa gì đối với ND ta ngày nay?
(H). ND ta sáng tạo truyện để khen ai, chê ai?
(H) Từ sự phân tích trên ta thấy văn kể chuyện(tự sự) thường có mục đích gì?
GV và HS khái quát ND ghi nhớ 2
 HĐ2: HS đọc ghi nhớ.
 HĐ3: Làm bài tập.
1HS đọc văn bản.
(H). Xác định các sự việc trong văn bản?
(H). Xác định sự liên kết của các sự việc ?
GV: Phân tích ...kết luận.
(H). Tính chất tự sự được thể hiện trong đoạn văn như thế nào? 
HS đọc lại ghi nhớ SGK.
3 HS lần lượt đọc bài thơ
(H). Ý trong từng khổ thơ là gì?
(H).Không nhìn sách em hãy kể lại câu chuyện này bằng văn xuôi?
(H). Bài thơ này có phải là bài thơ tự sự không?Vì sao? (dựa vào ghi nhớ để rút ra kết luận).
HS đọc 2 văn bản
(H). Văn bản thứ nhất có những sự việc gì? (chú ý không gian, thời gian, nhân vật, cách liên kết các sự việc).
(H). Văn bản 2 gồm những sự việc nào?
(H).Nội dung tự sự ở hai văn bản này khác nhau như thế nào?
I/ Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương pháp tự sự.
Truyện: Thánh Gióng.
Có các sự việc:
- Gióng ra đời
- Gióng biết nói và nhận nhiệm vụ đi đánh giặc.
- Gíng lớn nhanh như thổi.
- Gióng vươn vai thành tráng sỹ, cưỡi ngựa sắt, mặc giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.
- Tánh Gióng đánh tan giặc.
- Thánh Gióng bay về trời.
- Vua lập đền thờ, phong danh hiệu, những dấu tích còn lại của Gióng.
=> Chuỗi sự việc.
 */ Giải thích sự việc: Từ xưa người anh hùng cứu nước và nhân dân đã sớm hợp lực để đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi nước Nam.
*/ Người Việt Nam xưa: Nghèo mà phúc đức, người yêu nước, người có tài, ND yêu nước, tôn trọng người anh hùng.
*/ Truyền thồng yêu nước của ND ta từ xưa đến nay.
*/ Khen người Việt Nam yêu nước, chê giặc xâm lược.
*/ Ghi nhớ: SGK.
II.Luyện tập:
Bài tập1: Tự sự bằng đối thoaị truyện kể diễn biến tư tưởng của ông già, mang sắc thái hóm hỉnh, thể hiên tình yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống cũng hơn chết.
Bài tập2: Bài thơ “sa bẫy”.
Là bài thơ tự sự: Kể chuyện bé Mây và mèo con rủ nhau đi bẫy chuột nhưnh mèo thèm quá đã chui vào bẫy ăn tranh phần chuột và ngủ trong bẫy.
Bài tập3:
Bản tin:Kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần3 tại Huế.
Đoạn người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược.
=> Cả hai đều viết theo phương thức tự sự.
4. Củng cố:
(H). Tự sự là gì? Tự sự giúp người kể thực hiện được điều gì?
 5. Hướng dẫn học bài:
Học bài, làm bài tập4,5(SGK-30). GV hướng dẫn cho HS làm bài tập4,5.
Chuẩn bị: “Sơn Tinh-Thủy Tinh”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NV t2.doc