Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 15

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 15

Tuần 15 CHỈ TỪ

Tiết 57

A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

- Hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.

- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.

B. Chuẩn bị:

- GV: Dự kiến tích hợp, Bảng phụ.

- HS: Xem trước ND của bài, soạn bài.

C. Hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- (H). Số từ là gì? Cho ví dụ.

- (H). Lượng từ là gì? Cho ví dụ.

2. Bài mới

 GV giới thiệu bài mới: Đi kèm sau danh từ, có một số từ có tác dụng định vị thời gian, không gian. Vậy các từ ngữ ấy thuộc từ loại gì? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài mới .

 

doc 10 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Tiết 57: CHỈ TỪ
Tiết 58: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
Tiết 59: CON HỔ CÓ NGHĨA
Tiết 60: ĐỘNG TỪ
Tuần 15 CHÆ TÖØ Ngày soạn: 11/12/05
Tiết 57 	 	 Ngày giảng: 12/12/05
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 
Hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.
B. Chuẩn bị: 
GV: Dự kiến tích hợp, Bảng phụ.
HS: Xem trước ND của bài, soạn bài.
C. Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
(H). Số từ là gì? Cho ví dụ.
(H). Lượng từ là gì? Cho ví dụ.
2. Bài mới
 GV giới thiệu bài mới: Đi kèm sau danh từ, có một số từ có tác dụng định vị thời gian, không gian. Vậy các từ ngữ ấy thuộc từ loại gì? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài mới ...
(GV ghi tên bài lên bảng).
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1: Tìm hiểu chỉ từ là gì?
HS đọc ví dụ.
(H). Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào? 
GV dùng bảng phụ 1: Ông vua nọ
 Viên quan ấy Làng kia
(H). Các từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? 
( DT sự vật)
HS so sánh các cụm từ và rút ra ý nghĩa của từ in đậm.
GV dùng bảng phụ 2: 
Ông vua – Ông vua nọ 
Viên quan – Viên quan ấy
Làng – Làng kia
Nhà – nhà nọ
HS xác định và kết luận: Nghĩa của các cụm từ được xác định một cách rõ ràng, cụ thể. Xác định cụ thể trong không gian, thời gian, trỏ vào vật.
GV dùng bảng phụ 3: HS đọc ví dụ SGK.
Viên quan ấy hồi ấy. 
Nhà nọ đêm nọ 
(không gian) (thời gian)
(H). Hãy so sánh điểm giống và khác của các từ ấy, nọ,...
GVKL: Tất cả các từ in đậm là chỉ từ. Vậy chỉ từ là gì?
HS khác nhắc lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu hoạt động của chỉ từ trong câu.
(H).Trong các câu đã dẫn ở phần I, chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì trong câu?
HS đọc ví dụ SGK.
(H). Tìm chỉ từ trong các câu dưới đây? Xác định chức vụ của chúng trong câu?
a. Đó: Chủ ngữ
b. Đấy: Trạng ngữ
(H). Qua các ví dụ, em kết luận như thế nào về hoạt động của chỉ từ trong câu?
HS lần lượt đọc hết ghi nhớ.
Hoạt động 3:
HS làm bài tập 1.
(H). Yêu cầu của bài tập 1 là gì?
HS suy nghĩ, xác định.
HS khác bổ sung hoàn thiện bài tập.
HS đọc bài tập 2.
(H). Yêu cầu của BT 2 là gì?
HS tự xác định và làm bài tập.
I. Chỉ từ là gì?
1. Xét ví dụ: (SGK)
- Bổ sung ý nghĩa cho Danh từ chỉ sự vật
2. So sánh:
*/ Ghi nhớ: (SGK)
II. Hoạt động của chỉ từ trong câu:
- Phụ ngữ sau của cụm danh từ.
- Chủ ngữ
- Trạng ngữ
* Ghi nhớ: (SGK – 138)
III. Luyện tập:
Bài tập 1: Tìm chỉ từ, xác định ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp.
a) Ấy:
- Định vị sự vật trong không gian.
- Làm phụ ngữ sau trong cụm d/từ.
b) Đấy, đây:
- Định vị sự vật trong không gian.
- Làm chủ ngữ.
c) Nay:
- Định vị sự vật trong thời gian.
- Làm trạng ngữ.
Bài tập 2: Có thể thay:
a) Đến chân núi Sóc = đến đấy.
b) Làng bị lửa thiêu cháy = làng ấy cần viết như vậy để tránh lặp từ.
3. Củng cố
(H). Chỉ từ là gì? Hoạt động của chỉ từ trong câu?
GV: Vai trò của chỉ từ trong câu rất quan trọng ...
4. Hướng dẫn về nhà:
Xem các ví dụ, các bài tập. 
Học ghi nhớ SGK.
Làm bài tập 3. Rút ra tầm quan trọng của chỉ từ.
Tuần 15 Ngày soạn: 11/12/05
Tiết 58 Ngày giảng: 13/12/05
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
Tập giải quyết một số đề bài tự sự, tưởng tượng sáng tạo.
Tự làm dàn bài cho đề văn tưởng tượng.
B. Chuẩn bị: 
GV: Chuẩn bị dàn bài cho những đề bài.
HS: Xem trước đề bài, tự trả lời các câu hỏi SGK.
C. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bà cũ:
(H). Truyện tưởng tượng là truyện như thế nào?
(H). Truyện tưởng tượng được kể như thế nào?
2. Bài mới:
GV giới thiêu bài: 
(GV ghi tên bài lên bảng).
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề
GV ra đề: 1 HS đọc lại đề bài.
(H). Đề bài yêu cầu gì?
(H). Khi tưởng tượng về sự việc này ta cần lưu ý điều gì?
GV: Dựa vào dàn bài (SGK) GV cho HS tưởng tượng cụ thể cảnh mười năm sau em về lại mái trường mà hiện nay em đang học.
GV tổ chức cho học sinh thảo luận những ý trong bài
GV gợi ý: (H). Mười năm nữa em bao nhiêu tuổi?
(H). Dự kiến lúc đó em đang học đại học hay đang làm gì?
(H). Em về thăm trường trong dịp nào? 
(H). Mái trường thân yêu mười năm sau theo em có những đổi thay gì?
Cây cối, vườn hoa, có gì đổi thay? Có gì thêm bớt?
(H). Thầy cô mười năm nữa có gì thay đổi?
(H). Thầy cô có nhận ra em không? Em và thầy (cô) sẽ nói gì với nhau?
GV lưu ý dùng tên khác của thầy, cô, không nên dùng tên thật
 (H). Các bạn của em thế nào? Kỷ niệm cũ?
(H). Em có suy nghĩ gì khi chia tay với trường?
GV gợi ý HS đây là phần kết luận?
Hoạt động2: (10')
HS lần lượt phát biểu, tập nói theo từng mục.
GV hướng dẫn HS tưởng tượng theo suy nghĩ và cảm nhận riêng của từng em. Miễn sao có lí và diễn đạt tốt.
GV uốn nắn cách diễn đạt cho HS
GV nhận xét và ghi điểm
Hoạt động 3: (10') GV ra đề và hướng dẫn HS làm đề bài này.
- Nếu là đồ vật: Bàn học, cặp, quyển vở, quyển sách, ...gần gũi, thân thiết)
- Nếu là con vật: Chó, mèo, ...
HS tự làm. GV xem xét, hướng dẫn HS sửa chữa.
HS đọc bài tham khảo: Con cò với truyện ngụ ngôn.
(H). Bài viết tưởng tượng này hay chỗ nào?
1. Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mài trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
a. Tìm hiểu đề: 
- Kể tưởng tượng 
- Dựa vào con người và sự việc có thật nhưng không dùng tên thật
*/ Cảnh mười năm sau:
- Em 21 tuổi ( học đại học hoặc đang làm gì)
- Thăm trường vào dịp hè.
Thay đổi: Hàng cây, sân, phòng thí nghiệm, phòng đọc sách, thầy, cô, ...
- Các bạn cùng lớp, cùng lứa đều đã lớn (bạn học đại học, cao đẳng, GV, thợ, ...)
- Cảm nghĩ: Yêu thương, tự hào, cảm động về trường, bạn bè, ...
b. Tập nói:
2. Tìm ý cho đề bài bổ sung:
Mượn lời con vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó.
3. Củng cố
GV nhắc lại yêu cầu khi tưởng tượng: Dựa trên cơ sở sự thật. Tưởng tượng phải có ý nghĩa.
4. Hướng dẫn về nhà
Ôn tập phần kể chuyện tưởng tượng.
Làm đề bài b, c, đề bài bỏ sung dưới dạng lập dàn ý. 
Tìm đọc tham khảo những bài văn mẫu về kể chuyện tưởng tượng.
Chuẩn bị bài: Con hổ có nghĩa. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. Nhận xét về ý nghĩa của truyện.
 Tuần 15 	Ngày soạn: 12/12/05
 Tiết 59 	Ngày giảng: 14/ 12/ 05
 Con hoå coù nghóa
(Truyện trung đại Việt Nam).
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện "con hổ có nghĩa".
Sơ bộ hiểu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại.
Kể lại được truyện.
B. Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ, dự kiến tích hợp.
HS: Đọc văn bản, soạn bài.
C. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra bài soạn của HS
2. Bài mới
 Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX có những tác phẩm hư cấu rất thành công. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một trong những truyện như thế.
(GV ghi tên bài lên bảng)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng.
Hoạt động 1: HS đọc chú thích (*) SGK
GV treo bảng phụ giảng về nét chính về ND của truyện trung đại Việt Nam.
Ra đời từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX
Văn xuôi chữ Hán: Hư cấu tưởng tượng; gần với kí, sử.
Nhân vật được miêu tả qua ngôn ngữ, hành động của người kể.
(H). Hãy giải thích các từ: "nghĩa", "thung lũng". Cho biết phần giải thích từ này ở SGK đã giải thích bằng cách nào?
- Từ "nghĩa": Giải thích bằng cách đưa ra những biểu hiện của khái niệm.
- Từ "thung lũng": Gải thích bằng cách mô tả hiện thực mà từ biểu thị
Hoạt đông 2:
GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc mẫu.
HS đọc văn bản, HS khác nhận xét.
(H). Bố cục văn bản gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Nội dung?
GV: Đây là cách chia theo thứ tự các sự việc trong văn bản tự sự.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích cái nghĩa của con hổ thứ nhất.
(H). Em hãy thuật lại chuỗi sự việc sự việc xảy ra giữa bà đỡ Trần và con hổ thứ nhất.
(H). Phát biểu những cảm nhận của em khi đọc đoạn truyện này? GV gợi ý:
Không khí trong truyện tạo ra? Cái hay trong lời văn kể việc? Chi tiết nào em cho là thú vị?
Không khí căng thẳng, hồi hộp, kể về hổ như là kể về hành động của con người => Thủ pháp nhân hoá. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích cái nghĩa của con hổ thứ hai.
(H). Em hãy thuật lại sự việc xảy ra giữa con hổ và người kiếm củi ở Lạng Giang?
(H). Cách diễn tả và ý nghĩa của đoạn văn này có gì khác đoạn văn trên?
Diễn tả tình huống gay go, căng thẳng khi hổ bị hóc xương. Sự táo bạo của bác tiều. Hổ trả ơn không phải chỉ một, hai lần mà mãi mãi.
(H). Trong đoạn này chi tiết nào gây ấn tượng cho em hơn cả?
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật viết truyện và ý nghĩa của truyện
(H). Biện pháp nghệ thuật bao trùm được sử dụng trong truyện là gì?
Biện pháp nhân hoá – Sau này các em sẽ được học đầy đủ hơn.
HS thảo luận theo nhóm. Trong văn bản không chỉ có chi tiết con hổ có nghĩa mà còn có cả những chi tiết, việc làm nhân đạo của con người. Vậy theo em tại sao tác giả không đặt tên văn bản là "con người có nghĩa"?
HS có thể viết ra giấy hoặc trao đổi miệng sau đó cử đại diện nhóm phát biểu.
GV kết luận: Con hổ còn có nghĩa như vậy huống chi con người...
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
Truyện trung đại
II. Bố cục: 2 phần.
1. Con hổ có nghĩa với bà đỡ Trần.
2. Con hổ có nghĩa với bác tiều phu.
III. Phân tích văn bản:
1. Cái nghĩa của con hổ thứ nhất:
- Táo bạo trong hành động có mục đích chính đáng.
- Hết lòng với hổ cái lúc sinh.
- Vui mừng khi có con.
- Biết đền ơn đáp nghĩa.
2. Cái nghĩa của con hổ thứ hai:
- Đền ơn đáp nghĩa sau khi được cứu sống.
- Mười năm sau khi bác tiều qua đời, hổ đến bên quan tài chạy vòng qua tỏ lòng thương xót.
- Mỗi dịp giỗ bác tiều, hổ còn đêm dê hoặc lợn đến tế.
III. Tổng kết: "Con hổ có nghĩa" thuộc loại truyện hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
3. Củng cố
1 HS kể diễn cảm lại truyện "Con hổ có nghĩa".
(H). Qua câu chuyện về con hổ em học được điều gì trong đạo lý làm người?
4. Hướng dẫn học bài
Đọc truyện và kể lại được truyện
Sưu tầm một câu chuyện nói về lòng trung thành của một con vật nuôi trong nhà
Học bài, học ghi nhớ. Làm bài tập (SGK – 144). Chuẩn bị bài "Động từ"
Tìm hiểu vai trò của động từ trong câu.
Tuần 15 	 Ngày soạn: 12/ 12/ 05
Tiết 60 	 Ngày giảng: 16/ 12/ 05
Bài 14: Tiết 60: ĐỘNG TỪ.
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: Nắm được một số đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng. 
B. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, dự kiế tích hợp.
 HS: Ôn lại kiến thức tiểu học về động từ, soạn bài theo yêu cầu.
C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định:GV kiểm tra sỹ số của HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
(H). Chỉ từ là gì? Tìm chỉ từ trong câu: "Chiều hôm đó, Lan và Tuấn rủ nhau lên núi hái nấm".
(H). Hoạt động của chỉ từ trong câu như thế nào?
 3. Bài mới. GV giới thiệu bài:
GV đưa ra các ví dụ: Ăn, chạy, đánh, vỡ,...
(H). Các từ này có ý nghĩa như thế nào? Chúng thuộc loại từ nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
(GV ghi tên bài lên bảng)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của động từ.
GV treo bảng phụ có ghi các ví dụ cho HS quan sát và tìm các động từ.
(H). Ở cấp 1 các em đã biết động từ là từ như thế nào?
(H). Tìm động từ có trên các câu trong bảng?
Hoạt động 2: Tìm ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được?
(H). ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì?
GV dùng bảng phụ 2:
(H). Các động từ này có kết hợp được với các từ: Đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ, ... hay không?
HS lên bảng ghép từ. HS khácnhận xét.
Đã đi, đã đến, đã ra, đang lấy, đang làm, đang lễ, ...
(H). Từ đó em có kết luận gì?
(H). Xem lại các ví dụ mục một, Xác định vai trò của động từ trong câu?
(H). từ đó em có kết luận gì về vai trò của động từ trong câu?
GV gỉảng thêm: Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với (đã, sẽ, đang, hãy, ...)
(H). ĐT có đặc điểm khác danh từ như thế nào?
(Bảng phụ 3 – Nội dung sgk – 204)
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS kết luận kiến thức. HS lần lượt đọc ghi nhớ.
Hoạt động 5: Tìm hiểu các loại động từ
GV treo bảng phụ 4: SGK
GV nêu tiêu chí phân loại động từ trong bảng.
HS dựa vào tiêu chí phân loại động từ vào bảng.
ĐT đòi hỏi ĐT khác đi kèm
ĐT không đòi hỏi ĐT khác đi kèm
Trả lời câu hỏi làm gì?
Đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng.
 Trả lời câu hỏi làm sao? Như thế nào?
Dám, toan, chạy.
Buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, yêu, vui.
 Trạng thái tình thái; hoạt động trạng thái
(H). Tìm các động từ có đặc điểm như ĐT thuộc nhóm trên?
Hoạt động 6: Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ.
HS lần lượt đọc ghi nhớ.
Hoạt động 7: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1: Về nhà.
HS đọc bài tập2. GV hướng dẫn cho HS làm bài tập này? 
GV đọc cho HS viết: Con hổ có nghĩa: "Hổ đực ... tiễn biệt"
HS viết đúng các chữ: s/x, ăn/ ăng,
I. Đặc điểm của động từ:
1. Tìm động từ:
a. Đi, ra, đến, hỏi
b. Lấy, làm, lễ,
c. Treo, xem, cười, bảo, phải, để, chỉ hành động trạng thái của sự vật
- Dễ dàng kết hợp với: đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ, ...
- Trong câu động từ thường làm vị ngữ.
*/ Ghi nhớ: SGK-146.
II. Các loại động từ chính: 
1. Xếp các động từ vào bảng:
*/ Ghi nhớ: SGK-146
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Bài tập 2: Nhờ sự đối lập về nghĩa của hai động từ "đưa", "cầm".
=> Làm rõ sự tham lam keo, kiệt của anh nhà giàu.
Bài tập 3: Chính tả: nghe- viết.
4. Củng cố: GV dùng bảng phụ 3, 4 cho HS nhắc lại kiến thức.
5.Hướng dẫn học bài: Học bài, nắm chắc nội dung đã học. Xem lại các bài tập đã làm.
Làm bài tập 1 SGK. Chuẩn bị bài "Cụm động từ".

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NV t15.doc