I. Mục tiêu: giúp học sinh:
a. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự.
- Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.
b. Rèn luyện kỹ năng: phân biệt ngôi kể phân biệt và lựa chọn ngôi kể .
c. - Giáo dục hs biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp khi làm văn tự sự.
II. Chuẩn bị:
- Gv: nghiên cứu bài dạy.
- Hs: đọc kĩ bài và soạn bài, chuẩn bị bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động – dạy học :
1) ổn định:
2) Kiểm tra bài :
- Không
3) Bài mới:
- Giới thiệu bài mới .
Tuần 9; Tiết 33. NS: 111/10/2009; ND: 12/10/2009. Tập làm văn NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu: giúp học sinh: a. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự. - Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất. b. Rèn luyện kỹ năng: phân biệt ngôi kể phân biệt và lựa chọn ngôi kể . c. - Giáo dục hs biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp khi làm văn tự sự. II. Chuẩn bị: - Gv: nghiên cứu bài dạy. - Hs: đọc kĩ bài và soạn bài, chuẩn bị bài III. Tiến trình tổ chức các hoạt động – dạy học : 1) ổn định: 2) Kiểm tra bài : - Không 3) Bài mới: - Giới thiệu bài mới . Hoạt động của gv Hoạt động của gv nội dung ÚHoạt động 1: hs đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi. + Ngôi kể là gì? thế nào là kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ ba? - Yêu cầu hs đọc đoạn văn và các yêu cầu để tìm hiểu ngôi kể. + Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó? + Kể theo ngôi thứ 3 thì có ưu điểm gì? + Có thể thay đổi ngôi kể trong đoạn 1 được không? + Đoạn 2 được kể theo ngôi nào? làm sao để nhận ra điều đó? + Người xưng tôi trong đoạn 2 là nhân vật hay là tác giả? + Thử thay đổi ngôi kể (Dế Mèn = Tôi) . Xem đoạn văn có thay đổi không? + Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trãi qua? - Gv chốt ý. - Yêu cầu hs rút ra bài học qua ghi nhớ. - Đọc đoạn văn SGK/ 87,88. - Trình bày cách hiểu ngôi kể ( Theo sgk/87) - Đọc đoạn văn sgk - Ngôi thứ 3. Vì - Tự do, linh hoạt - Không - Thứ nhất - Dế Mèn - Không . - So sanh lại và nhận xét . - Nghe . - Tự rút ra từ nội dung trên . I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự: 1. Ví dụ: * Đoạn 1: kể theo ngôi thứ ba vì người kể giấu mình. -> Kể tự do, linh hoạt. - Không thể thay đổi ngôi kể vì một người không thể có mặt ở nhiều nơi. * Đoạn 2: kể theo ngôi thứ nhất vì người kể hiện diện, xưng tôi: Dế Mèn. -> Bị hạn chế điểm nhìn nhưng trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ. - Thay đổi ngôi kể: đoạn văn không thay đổi. 2/ Ghi nhớ: sgk/ 89 ÚHoạt động 2: luyện tập. - Gv tổ chức hs làm bài tập theo nhóm: bài tập 1,2 - Chốt lại vấn đề . - Đàm thoại cho HS tìm hiểu bài tập 3,4,5 - Yêu cầu hs đọc bài tập 6 - Thực hiện làm nhóm 4 người trong thời gian 2 phút và cử đại diẹn trả lời? - Lớp nhận xét. - 3 HS thực hiện trả lời câu hỏi. - Trình bày miệng II. Luyện tập: Bài 1: thay tôi = Dế Mèn -> có sắc thái khách quan. Bài 2: thay thanh, chàng = tôi -> tô dậm thêm sắc thái tình cảm. Bài 3: truyện cây bút thần được kể theo ngôi thứ ba. Bài 5: khi viết thư, em sử dụng ngôi kể thứ nhất. Bài 6: trình bày miệng ÚHoạt động 3 4) củng cố: - Ngôi kể là gì? vai trò của từng ngôi kể. - Để kể chuyện linh hoạt, người kể làm gì? 5) dặn dò: - Học ghi nhớ sgk/ 89. - Làm bài tập 4 (sgk/ 90). - Chuẩn bị bài ông lão đánh cá và con cá vàng: + Đọc kĩ văn bản và kể tóm tắt văn bản. + Đọc chú thích * để hiểu về tác giả và tác phẩm. Tuần 9; Tiết 34 + 35: NS: 11/10/2009; ND: 12/10/2009. Văn bản: HD đọc thêm: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG (truyện cổ tích của A. Pu - Skin ) A. Mục tiêu: Giúp học sinh: a. Kiến thức : - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng. - Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc trong truyện. b. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc và kể chuyện c. Thái độ: - Giáo dục HS về lòng biết ơn đối với người đã giúp đỡ mình. B. Chuẩn bị: - GV: Nghiên cứu bài dạy + tranh minh hoạ. - HS: Tìm hiểu văn bản và soạn bài, chuẩn bị theo sự phân công. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1) Ổn định: 2) Kiểm tra bài cũ: - Nêu ý nghĩa của truyện Cây bút thần? -> Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về khả năng kì diệu của con người. - Qua nhân vật Mã Lương, em thích nhất ở nhân vật điều gì? -> Nhân vật Mã Lương: tài năng, vượt khó, nhân hậu -> HS chọn và giải thích. 3) Bài mới: - Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ÚHoạt động 1: Hướng dẫn tim hiêu chung - HS đọc chú thích tác giả - GV lưu ý chú thích *. - Nêu chú thích về tác gỉa kể. - Nêu chú tích về từ khó. I. Tìm hiêu chung: 1. Chú thích về tác giả kể : sgk 2. Chú thích về từ ngữ : sgk ÚHoạt động 2: Hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu hỏi. - GV đọc văn bản và gọi HS đọc văn bản tiếp theo. + Trong truyện mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này. + Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao? Hết tiết 1 + Lòng tham của mụ vợ được thể hiện như thế nào? + Tại sao ngay từ đầu mụ vợ không đòi hỏi ngay làm Long Vương? + Theo em, nếu cá vàng đáp ứng yêu cầu lần thứ năm của mụ vợ thì mụ vợ có dừng lại không? -> GV bình giảng thêm về lòng tham vô độ, không có điểm dừng của mụ vợ. + Sự bội bạc của mụ vợ đối với ai và được thể hiện như thế nào? + Tại sao cá vàng không trừng trị mụ vợ ngay từ khi đòi làm nhất phẩm phu nhân? + Nếu em là cá vàng, em sẽ làm gì? + Cá vàng trừng trị mụ vợ như thế nào? Theo em sự trừng trị đó đã đích đáng chưa? + Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay bội bạc? + Nêu ý nghĩa của hình tượng cá vàng? ÚHoạt động 3: Tổng kết. - Yêu cầu HS rút ra nội dung, nghệ thuật của truyện. - Đọc văn bản - 5 lần , lặp lại tăng tiến. - Có sự thay đổi khác nhau - Qua sự đòi hỏi - Vì tầm nhìn và sự hiểu biét của mụ có hạn. Sau đó: được voi đòi tiên - không - Đối với chồng và sự đèn ơn của cá vàng. - Vì đó là cái mà cá vàng có thể chấp nhận được và nó cũng muốn đền ơn. - Xử trí như nó. - Bắt trở về c/s như xưa. - cả 2, nhưng chủ yếu là bội bạc - Trình bày theo cá nhân . - HS 1 trình bày nội dung. - HS 2 trình bày nghề thuật II. Đọc , tìm văn bản: : 1. Ông lão ra biển gặp cá vàng theo đòi hỏi của mụ vợ: Mụ vợ đòi hỏi Cảnh biển - Lần 1: máng lợn - Lần 2: nhà rộng - Lần 3: Nhất phẩm phu nhân - Lần 4: Nữ hoàng -Lần5: Long Vương -> gợn sóng êm ả (chấp nhận) -> nổi sóng (bất bình) -> nổi sóng dữ dội ( tức giận) -> nổi sóng mù mịt -> nổi giông tố (nổi trận lôi đình) -> Lặp lại tăng tiến => nổi bật tính cách đối lập của nhân vật. 2. Nhân vật mụ vợ: a/ Lòng tham: Máng lợn Vật chất Nhà rộng Vật chất( tăng) Nhất phẩm phu nhân Danh vọng Nữ hoàng Quyền lực Long Vương Địa vị quyền uy nhưng không có thật b/ Thái độ bội bạc: - Với chồng: mắng -> quát -> quát như tát nước vào mặt -> giận dữ -> nổi cơn thịnh nộ - Với cá vàng: muốn cá vàng hầu hạ mãi mãi . => Bị cá vàng trừng trị đích đáng. 3. Cá vàng: - Tượng trưng cho lòng biết ơn đối với người nhân hậu. - Tượng trưng cho chân lí của dân gian. IV/ Tổng kết: 1. Nội dung: Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhan hậu và nêu lên bài học đích đáng cho những kẻ tham lam. 2. Nghệ thuật: Những yếu tố nghệ thuật tiêu biểu có tác dụng làm cho TP hay hơn: - Sự lặp lại tăng tiến - Sự đối lập giữa các nhân vật . - Yếu tố tượng tượng hoang đường. * Hoạt động 4 4) Củng cố: - Nêu nội dung, nghệ thuật nổi bật của truyện? - Qua truyện, em rút ra bài học gì? 5) Dặn dò: - Đọc lại truyện và học ghi nhớ SGK/ 96. - Chuẩn bị bài Thứ tự kể trong văn tự sự: + Nghiên cứu bài để soạn bài. + Chuẩn bị bảng phụ: nhóm 10 -> tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng; nhóm 11 -> tóm tắt các sự việc thức tế của bài văn (câu 2); nhóm 12 -> trình bày thứ tự kể trong bài văn. Tuần 9; Tiết 36: ND: 13/10/2009; ND: 14/10/2009 Tập làm văn: Thứ tự kể trong Văn tự sự A. Mục tiêu: a. Kiến thức: Giúp học sinh: - Thấy trong văn tự sự có thể kể “xuôi”, có thể kể “ngược” tuỳ theo nhu cầu thể hiện. - Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể “xuôi” và cách kể “ngược”, biết được muốn kể “ngược” phải có điều kiện. b. Kỹ năng: : - Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại. c. Thái độ: - Giáo dục HS biết chọn thứ tự kể thích hợp khi làm văn tự sự. B. Chuẩn bị: - GV: Nghiên cứu bài dạy - HS: Tìm hiểu bài, soạn bài C. - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1) Ổn định: 2) Kiểm tra bài cũ: - Ngôi kể là gì? Có những ngôi kể nào? -> Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Có hai ngôi kể chính trong văn tự sự: kể theo ngôi thứ ba và kể theo ngôi thứ nhất. - Thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Vai trò của ngôi kể thứ ba. -> Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi gọi là ngôi kể thứ ba. Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. 3) Bài mới: - Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ÚHoạt động 1: Tìm hiếu thứ tư kể . - Yêu cầu HS tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. Cho biết các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào - GV nhận xét bổ sung, làm rõ thứ tự -> rút ra thứ tự kể xuôi. + Thế nào là thứ tự kể xuôi (thứ tự tự nhiên)? + Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì trong đoạn văn này? -> GV nhấn mạnh thứ tự kể xuôi và chuyển ý. ÚHoạt động 2: HD tìm hiểu thứ tự kể ngược. - Y/cHS đọc đoạn văn . + Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào? + Bài văn đã kể lại theo thứ tự nào? - GV rút ra nhận xét và ghi bảng: thứ tự kể ngược. + Thế nào là kể theo thứ tự kể ngược? + Vậy kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh điều gì? -> Qua việc tìm hiểu trên, em hãy nhắc lại cách kể xuôi và kể ngược. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/ 98 ÚHoạt động 3: Luyện tập. 1- HS đọc bài tập 1. + Nêu yêu cầu của bài tập và thực hiện. - Yêu cầu lớp nhận xét, bổ sung. - GV chốt ý và ghi bảng. 2 - HS đọc bài tập 2 - GV ghi đề lên bảng. - Yêu cầu HS lên xác định yêu cầu đề. - GV tổ chức HS lập dàn bài theo nhóm. + Em lập dàn bài kể theo thứ tự nào? - Thảo luận nhóm 4 em để trình bày ra giấy nháp( 2 ý) . - Lớp nhận xét, bổ sung - nghe ghi. - kể theo thứ tự cái già diễn ra trước thì kể trước. - Kết luận và trình bày. - Đọc đoạn văn . - HS trình bày bằng bảng phụ. - Lớp nhận xét, bổ sung - HS lên bảng sắp xếp theo thứ tự của bài văn bằng cách viết số thứ tự. - Lớp nhận xét. - kết luận - Trình bày tác dụng - Tổng kết 2 cách kể để rút ra bài học HS đọc ghi nhớ SGK/ 98 - Đọc bài và nêu yêu cầu, thưch hiện nhóm 2 người . - HS nhận xét, bổ sung - HS xác định yêu cầu đề - Địan diện nhóm trình bày . - Lớp nhận xét, bổ sung. I/ Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự: * Ví dụ: 1. Tóm tắt các sự việc trong văn truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng: - Giới thiệu hai vợ chồng ông lão đánh cá. - Ông lão bắt được cá vàng và thả cá vàng, nhận lời hứa của cá vàng. - Năm lần ra biển gặp cá vàng và kết quả của mỗi lần. -> Đó là thứ tự gia tăng của lòng tham ngày càng táo tợn của mụ vợ và cuối cùng bị trả giá. => Thứ tự tự nhiên (kể xuôi) -> có ý nghĩa tố cáo và phê phán. 2. Bài văn (SGK/ 97): - Thứ tự thực tế của các sự việc: + Ngỗ mồ côi, lêu lỏng, bị mọi người xa lánh. + Ngỗ tìm cách trêu chọc mọi người đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin. + Khi Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai tới cứu. + Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc. - Thứ tự kể: hậu quả -> nguyên nhân (kể ngược). => Nổi bật ý nghĩa của một bài học. * Ghi nhớ: SGK/ 98 II/ Luỵện tập: Bài 1: - Kể theo thứ tự: kể ngược, theo dòng hồi tưởng. - Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. - Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò: cơ sở cho việc kể ngược. Bài 2: Dàn bài a. Mở bài: Giới thiệu chuyến đi chơi xa lần đầu tiên của em. b. Thân bài: Kể diễn biến của chuyến đi xa đó: + Trước khi đi; trên đường đi; nơi đến + Kết thúc chuyến đi. c. Kết bài: Cảm nghĩ về lần đầu tiên em được đi chơi xa. * Hoạt động 4: Cũng cố- dặn dò: 4) Củng cố: - Thế nào là kể theo thứ tự tự nhiên, kể theo thứ tự kể ngược? - Khi nào thì ta có thể kể ngược? 5) Dặn dò: - Học ghi nhớ SGK/ 98 và xem lại bài tập 2. - Xem các đề bài SGK/ 99 và chuẩn bị để làm bài viết số 2 (làm tại lớp): đọc, tìm hiểu yêu cầu đề và lập dàn ý cho các đề đó.
Tài liệu đính kèm: