Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 8 - Lê Thị Dùm - Năm học 2007-2008

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 8 - Lê Thị Dùm - Năm học 2007-2008

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

+Giúp HS đọc diễn cảm ,xác định được bố cục ,hiểu được chú thích ,hiểu được cuộc đời bất hạnh của Mã Lương .

2.Kỹ năng:

+Rèn luyện năng lực đọc diễn cảm .

3.Tình cảm:

+Đồng cảm với số phận của nhân vật .

B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:

+Phương pháp:.Đọc sáng tạo ,gợi tìm ,

+ĐDDH:Tranh ảnh .

C.CHUẨN BỊ:

+Giáo viên:Soạn giáo án ,SGK, SGV,xem tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 6 .

+Học sinh:.Đọc lưu loát diễn cảm văn bản ,trả lời câu hỏi .

D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.On định:KTSS.

2.Kiểm tra:

+Kể tên những truyện cổ tích mà em đã học.Mỗi truyện cổ tích nói đến kiểu nhân vật nào ?

=>Truyện Sọ Dừa (Người mang lốt vật );Thạch Sanh (người dũng sĩ );Em bé thông minh (người thông minh )

+Nêu ý nghĩa của truyện Em Bé Thông Minh ?

=>HS nêu ghi nhớ trong SGK .

3.Bài mới:

+Dân tộc nào cũng có một kho tàng truyện cổ tích của mình .Bên cạnh những điểm khác biệt ,truyện cổ tích của các dân tộc có rất nhiều điểm tương đồng ,nhất là về đặc trưng thể loại .

+Cây Bút Thần là truyện cổ tích trung quốc .một nước láng giềng có quan hệ giao lưu và có nhiều chi tiết tương đồng về văn hoá nước ta .ta tìm hiểu nội dung truyện sẻ rõ .

 

doc 15 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 8 - Lê Thị Dùm - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 08 Bài : 07,08
Tiết : 29 Văn Bản: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
Ngày dạy:  
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: 
+Tạo cơ hội cho HS: 
 -Luyện nói làm quen với phát biểu miệng .
 -Biết lập dàn bài kể chuyện ,kể miệng một cách chân thật .
2.Kỹ năng:
+Rèn luyện tác phong vững vàng cho HS nói trước đám đông .
3.Tình cảm:
+Giúp HSlí thú khi nói được trước đám đông và phấn đấu học tập .
B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:
+Phương pháp:ĐT, GM,TL, 
+ĐDDH:Chẩn bị một dàn ý 
C.CHUẨN BỊ:
+Giáo viên:.Soạn giáo án tham khảo một số đề .
+Học sinh:Đọc bài chuẩn lập dàn ý trước ở nhà .
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định:KTSS
2.Kiểm tra: 
+Kiểm tra khâu chuẩn bị bài ở nhà của HS.
3.Bài mới:
+Để giúp các em mạnh dạn đóng góp xây dựng bài ,biết cách dùng từ ,diễn đạt lưu loát ,Tiết học hôm nay mỗi em được một lần phát biểu bài nói của mình .
@&?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 1:Lập dàn ý 
*MỤC TIÊU :Cho HS thảo luận để rút ra dàn ý .
GV: Phân công mỗi nhóm một dàn bài =>xây dựng dàn ý.
GV: Cho HS đọc dàn bài ,bài nói tham khảo trọng SGK .
*HOẠT ĐỘNG2:Lập dàn ý chi tiết 
*MỤC TIÊU :HS: xây dựng dàn bài chuẩn bị nói :
GV: gọi HS đọc đề (d) SGK trang (77).
GV: Ngày em định kể là ngày thứ mấy?
-Em làm việc gì ?
-Diễn biến ra sao ?
-Đem lại kết quả gì ?
-Tâm trạng của em ra sao qua một ngày hoạt động đó ?
GV: Hãy lập dàn ý cho đề bài (d)
GV: Mở bài ,thân bài ,kết bài em định viết như thế nào ?
*HOẠT ĐỘNG 3:
*MỤC TIÊU :Rèn luyện năng lực nói :diễn cảm ,hấp dẫn gây sự chú ý cho người nghe ,dùng đúng ngữ liệu của văn nói .
GV: Gọi HS đại diện tổ lên nói trước lớp .
GV+HS các tổ khác chú ý theo dõi đóng góp ý kiến cho tổ bạn :
+Chú ý tác phong ,dùng từ ,nội dung của bài nói .
+Giọng nói ,cử chỉ ,điệu bộ ,thái độ ,
GV+HS nhận xét uốn nắn sử chữa :
-Chữa lỗi dùng từ ,những chi tiết chưa thiết thực ,
-Tuyên dương khen thưởng cho điểm tổ 
*HOẠT ĐỘNG 4:Rút ra bài học .
*MỤC TIÊU :Giúp Hs rèn luyện cách nói về một vấn đề 
GV: Gọi Hs đọc phần đọc thêm SGK trang 79 
GV: Nội dung của bài đọc thêm có ý nghĩa như thế nào ?
HS: Thảo luận theo nhóm .
HS: Dọc bài tham khảo .
Đề :Kể một ngày hoạt động của mình .
HS xây dựng dàn ý .
1.Mở bài :Giới thiệu ngày hoạt động của mình .
2.Thân bài :Kể diễn biến sự việc .
3.Kết bài :Kể việc kết thúc ,nêu suy nghĩ của bản thân 
HS: Lên nói bài chuẩn bị của mình .
HS khác theo dõi nhân xét ,bài nói của bạn 
-HS: Đọc phần đọc thêm .
-Dạy chúng ta cách luyện nói .
 *DÀN Ý :
-Đề :Kể về một ngày hoạt động của mình .
1.Mở bài :Giới thiệu ngày hoạt động của mình (đó là ngày nào ?làm việc gì ?)
2.Thân bài: kể diễn biến sự việc :
-Việc đầu tiên là việc gì ?tiếp theo ,
-Bố mẹ có ý kiến gì về việc làm của mình .
-Tâm trạng của em ra sao khi công việc kết thúc .
-Em có lời nhắn gởi gì đối với bạn bè .
3.Kết bài :Suy nghĩ của em qua một ngày hoạt động đó .
4.Củng cố:
+Muốn nói lưu loát một vấn đề trước đám đông thì người nói cần có năng lực gì ?
=>Kể diễn cảm .
=>Mạnh dạn .
=>Chuẩn bị dàn ý .
5.Dặn dò:
+Về tập nói với bạn,người thân hoặc trước gươngvề một vấn đề nào đó .
+Lập dàn ý cho các đề còn lại .
Soạn bài :”Cây Bút Thần “.
 *Chú Ý :-Đọc văn bản nhiều lần ,có thể kể tóm tắt được văn bản .
 -Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa 
 -Chuẩn bị phần luyện tập .
 +Nhận xét tiết học:
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tuần : 08 Bài : 07,08
Tiết : 30 Văn Bản: CÂY BÚT THẦN
Ngày dạy: .. 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
+Giúp HS đọc diễn cảm ,xác định được bố cục ,hiểu được chú thích ,hiểu được cuộc đời bất hạnh của Mã Lương .
2.Kỹ năng:
+Rèn luyện năng lực đọc diễn cảm .
3.Tình cảm:
+Đồng cảm với số phận của nhân vật .
B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:
+Phương pháp:.Đọc sáng tạo ,gợi tìm ,
+ĐDDH:Tranh ảnh .
C.CHUẨN BỊ:
+Giáo viên:Soạn giáo án ,SGK, SGV,xem tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 6 .
+Học sinh:.Đọc lưu loát diễn cảm văn bản ,trả lời câu hỏi .
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định:KTSS.
2.Kiểm tra: 
+Kể tên những truyện cổ tích mà em đã học.Mỗi truyện cổ tích nói đến kiểu nhân vật nào ?
=>Truyện Sọ Dừa (Người mang lốt vật );Thạch Sanh (người dũng sĩ );Em bé thông minh (người thông minh )
+Nêu ý nghĩa của truyện Em Bé Thông Minh ?
=>HS nêu ghi nhớ trong SGK .
3.Bài mới:
+Dân tộc nào cũng có một kho tàng truyện cổ tích của mình .Bên cạnh những điểm khác biệt ,truyện cổ tích của các dân tộc có rất nhiều điểm tương đồng ,nhất là về đặc trưng thể loại .
+Cây Bút Thần là truyện cổ tích trung quốc .một nước láng giềng có quan hệ giao lưu và có nhiều chi tiết tương đồng về văn hoá nước ta .ta tìm hiểu nội dung truyện sẻ rõ .
@&?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 1:Đọc văn bản.
*MỤC TIÊU:Rèn luyện giọng đọc,tìm bố cục,hiểu từ khó.
GV:Hướng dẫn cách đọc:cần đọc chậm rãi,bình tĩnh,chú ý lời kể,lời của từng nhân vật:Mã Lương,Địa chủ,Vua.
GV:Đọc mẫu một đoạn=>HS đọc tiếp đến hết.
GV:Uốn nắn,sửa chữa cách đọc cho học sinh.
GV:Giải thích từ khó cho học sinh.
GV:Văn bản này có thể chia làm 5 đoạn.Vậy mỗi đoạn bắt đầu từ đâu ? Đặt tiêu đề cho mỗi đoạn ?
*HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu.
*MỤC TIÊU:Tìm hiểu cuộc đời của Mã Lương.
GV:Gọi HS đọc lại đoạn 1.
GV:ML thuộc kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích ?
GV:Trong truyện này ML nổi bật ở đặc điểm nào ?
GV:Hãy kể tên một số nhân vật tương tự mà em biết (truyện cổ tích ) ?
GV:Những điều gì đã giúp ML vẽ giỏi như vậy ? (Thểû hiện qua hành động nào?)
GV:Những điều ấy có quan hệ với nhau như thế nào ?
GV:ML rất nghèo tại sao thần không cho gì khác(vàng bạc,châu báu,tiền..)mà cho em cây bút thần ?
GV:Tại sao thần cho ML cây bút thần mà không cho gì khác ? Chi tiết cây bút thần có tác dụng gì đối với nội dung truyện ?
GV:Vậy theo em nhân vật ML là người như thế nào ?
HS:Nghe để thực hiện
HS:Chú ý theo dõi.
HS:Lắng nghe sửa chữa.
HS:Thảo luận tìm bố cục.
HS:Đọc đoạn văn 1.
HS:Suy nghĩ.
+ML thuộc kiểu nhân vật mồ côi,nhân vật thông minh,nhân vật có tài năng kỳ lạ.
+Đặc điểm nổi bật ở nhân vật này là có tài năng kỳ lạ.
HS:kể (nhân vật Thạch Sanh,Chàng lặn giỏi,Chàng chữa bệnh giỏi)
+Sự say mê cần cù chăm chỉ,cộng với sự thông minh và khiếu vẽ sẵn có.
+ML được thần cho cây bút bằng vàng để vẽ được mọi vật có khả năng như thật.
+Vì ML ham học nên thần đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của em.
HS:ML tài giỏi,siêng năng,kiên trì chịu khó.Chi tiết lý thú làm cho câu chuyện phát triển.
HS:ML là người chăm chỉ,siêng năng,có tài.
BỐ CỤC:
Văn bản chia làm 5 đoạn.
+Đ1:”Từ đầu.làm lạ”
=>ML học vẽ và có được cây bút thần.
+Đ2:”Tiếptheovẽ thùng”
=>ML vẽ cho người lao động nghèo khổ.
+Đ3:”Tiếptheo..phóng bay”
=>ML dùng bút chống lại địa chủ.
+Đ4:”Tiếp theohung dữ”
=>ML dùng bút chống lại nhà vua.
+Đ5:Phần còn lại.
=>Những truyền tụng về ML và cây bút thần.
I.TÌM HIỂU NHÂN VẬT:
1.Nhân Vật Mã Lương:
+Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kỳ lạ.
+Mã Lương mồ côi có cuộc sống vất vã,nhưng do sự ham mê,cần cù chăm chỉ,cộng với sự thông minh và khiếu vẽ sẵn có giúp Mã Lương trở thành người tài năng.
4.Củng cố:
+Mã Lương vẽ giỏi như thế có phải là nhờ cây bút thần hay không ? Vì sao ?
=>Không chỉ là nhờ vào cây bút thần mà còn nhờ vào tính kiên trì ham mê học vẽ.
5.Dặn dò:
+Học bài,kể diễn cảm câu chuyện.
+Chuẩn bị các câu hỏi còn lại (3,4,5) tiết sau sẽ học.
+Sưu tầm một số truyện có nội dung tương tự.
 *Nhận xét tiết học:
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tuần : 08 Bài : 07,08
Tiết : 31 Văn bản: CÂY BÚT THẦN 
Ngày dạy: . (TIẾP THEO) 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
+Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện “Cây bút thần” và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu,đặc sắc của truyện.
2.Kỹ năng:
+Rèn luyện kỹ năng phân tích nghệ thuật,nội dung của truyện.
3.Tình cảm:
Bày tỏ tình cảm tôn kính nhân vật Mã Lương.
B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:
+Phương pháp: ĐST,GT,SS,NVĐ,TH.
+ĐDDH:Tranh ảnh.
C.CHUẨN BỊ:
+Giáo viên:Soạn giáo án,sưu tầm một số truyện có nội dung tương tự.
+Học sinh:Đọc văn bản,tóm tắt được truyện,trả lời câu hỏi sgk.
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định:KTSS
2.Kiểm tra: 
a.Kể diễn cảm đoạn 1,2 truyện Cây Bút Thần ?
=>HS kể.
b.Mã Lương có tài năng là nhờ vào đâu ?
=>Nhờ  ... em khi học xong văn bản “Cây bút thần” (Về nhân vật Mã Lương)
 5.Dặn Dò:
+Đọc lại văn bản và kể diễn cảm.
+Học thuộc phần ghi nhớ,các phần phân tích.
+Soạn bài”Danh từ”-tìm một số danh từ mà em biết.
 * Nhận xét tiết học:
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tuần : 08 Bài : 07,08
Tiết : 32 DANH TỪ 
Ngày dạy: . 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
+Giúp học sinh nắm được đặc điểm của danh từ;các nhóm danh từ chỉ đơn vị,chỉ sự vật.
2.Kỹ năng:
+Giúp học sinh nhận biết được nhóm từ loại danh từ;vận dụng trong lúc hành văn,trong giao tiếp.
3.Tình cảm:
+Yêu quý,trau dồi vốn từ loại danh từ trong tiếng việt.
B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:
+Phương pháp: ĐST,GT,QN,PTNN,TH
+ĐDDH:Bảng phụ
C.CHUẨN BỊ:
+Giáo viên:Soạn giáo án,xem lại kiến thức về từ loại danh từ.
 +Học sinh:Đọc bài và trả lời câu hỏi.
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định:KTSS
2.Kiểm tra:
a.Hãy nêu những nguyên nhân mắc lỗi dùng từ,cách khắc phục ?
=>Do lẫn lộn các từ gần âm,lặp từ,kho6ng hiểu nghĩa của từ.
=>Chú ý hình thức ngữ âm của từ,khi nào hiểu rõ nghĩa của từ thì mới dùng;nếu không hiểu thì dùng từ khác hoặc tra từ điển tiếng việt.
b.Trong câu ca dao sau,từ nào dùng sai,chữa lại ?
“Mẹ già ở túp liều tranh
Sớm thăm tối giếng mới đành dạ con” ( giếng ≠ viếng)
3.Bài mới:
Để hiểu kỷ hơn vốn danh từ trong vốn từ tiếng việt,tiết học hôm nay giúp các em điều đó.
Hoặc GV đưa ra các từ: Hoa hồng,đá bóng,đẹphãy xác định từ loại danh từ ? Vậy danh từ là gì ? Ta tiến hành tìm hiểu.
	@&?	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 1:
*MỤC TIÊU:Giúp HS hiểu đặc điểm của danh từ.
GV:Dựa vào những danh từ đã tìm được và nhừng hiểu biết của HS có ở bật tiểu học .Em nào hãy kết luận lại danh từ dùng để biểu thị những gì ?
*HOẠT DỘNG 2:
*MỤC TIÊU :củng cố lại kiến thức về danh từ cho học sinh.
GV: gọi học sinh đọc mục (1) SGK trang (86)
GV: hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây ?
GV: xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào ?
GV: tìm thêm những từ chỉ số lượng ;chỉ từ khác ?
 GV: kết luận :chỉ từ ;số từ đến tuần 12, 13 chúng ta sẻ học . 
GV: tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn ?
*HOẠT ĐỘNG 3:
*MỤC TIÊU :Giúp HS hiểu được chức vụ của danh từ .
GV: Dựa vào những danh từ đã tìm được và những hiểu biết học sinh có ở bậc tiểu học .Em hãy kết luận danh từ dùng để biểu thị những gì ?
GV: danh từ có thể kết hợp với từ nào đứng trước và đứng sau nó ?
GV:hãy đặt câu với danh từ vừa tìm được .Phân tích cấu tạo ngữ pháp ?
GV: Từ đảm nhiệm vai trò chủ ngữ trong câu thuộc từ loại gì ?
GV: Ở VD3 vị ngữ do từ loại nào đảm nhiệm?
GV: Qua việc phân tích 3 VD trên em nhận thấyDT đảm nhiệm chức vụ gì trong câu ?
GV: hãy liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết ?Đặt câu với một trong các danh từ ấy ?
GV: gọi 1 HS đọc to phần ghi nhớ (1) SGK trang (86) về học thuộc phần ghi nhớ .
*HOẠT ĐỘNG 4:
*MỤC TIÊU :Giúp HS phân loại DT .
GV: gọi HS đọc to mục (1)phân II SGK trang (86) 
GV: nghĩa của các danh từ in đậm dưới đây có gì khác với danh từ đứng sau nó?
GV: Từ việc phân biệt nghĩa của DT in đậm với DT đứng sau .Em nhận thấy danh từ tiếng việt được chia làm mấy loại ?
GV: gọi HS đọc mục (2)phân II SGK trang (86).
GV: Thử thay thế các danh từ in đậm nói trên bằng những từ khác rồi rút ra nhận xét .Trường hợp nào đơn vị tính đếm đo lường thay đổi ?Trường hợp nào đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi ? vì sao ?
GV: Từ sự thay đổi và không thay đổi đơn vị tính đếm đo lường .Ta thử kết luận DT đơn vị được chia làm mấy nhóm ?
GV: Gọi HS đọc mục (3)phần II.
GV: Vì sao có thể nói nhà có 3 thúng gạo rất đầy ,nhưng không thể nói nhà có 6tạ thóc rất nặng
GV: Danh từ chỉ đơn vị quy ước được phân ra mấy cách .Đó là những cách nào ?
*HOẠT ĐỘNG 5:
*MỤC TIÊU :Giúp HS củng cố lại việc phân loại DT.
GV: Danh từ tiếng việt được chia làm mấy loại ?
GV: Danh từ đơn vị được chia làm mấy nhóm ?
GV: Danh từ đơn vị quy ước được tính như thế nào ?
*HOẠT ĐỘNG 6:Luyện tập .
*MỤC TIÊU :GV hướng dẫn HS làm BT nhằm cúng cố lại kiến thức về DT và phân loại DT .
GV; Gọi HS đọc to yêu cầu BT2 
GV: Gọi HS đọc to yêu cầu BT 3
GV: Nếu có thời gian đọc chính tả cho HS viết một đoạn văn trong văn bản:”Cây Bút Thần “ Từ đầu .dày đặc hình vẽ”.
HS: Ba con trâu ấy 
Từ chỉ số lượng (ba) 
Danh từ (con trâu )
Chỉ từ đứng sau (ấy )
-Trước danh từ có từ “chỉ số lượng “,sau danh từ có “chỉ từ “(này ,nọ,kia ,ấy ,).
-Các danh từ khác :”vua ,làng ,thúng ,gạo nếp ,con ,
-Danh từ là những từ chỉ người ,vật ,hiện tượng,khái niệm ,
-Hiện tượng như là :lũ lụt ,sấm sét ,sóng thần ,
-Khái niệm là những từ có ý nghĩa trừu tượng:hoà bình ,độc lập tự do ,cách mạng ,tốc độ ,
-Danh từ có thể kết hợp với số từ đứng trước và chỉ từ đứng sau .
-VD1:Vua hùng chọn người nối ngôi 
-VD2:Làng tôi sau luỹ tre mờ xa .
VD3 :Ba con trâu ấy là trâu đực .
-Từ đảm nhiệm vai trò chủ ngữ trong câu thuộc từ loại danh từ .
Vị ngữ ở VD3do từ loại DT đảm nhiệm nhưng trước DT có từ là 
-DT thường đảm nhiệm chức vụ : chủ ngữ –vị ngữ trong câu .
-Danh từ chỉ sự vật :gà ,lợn ,bàn ghế ,dầu ,mở ,
-VD:Ngôi nhà này rất đẹp .
-Ba con trâu 
-Một viên quan 
-Ba thúng gạo 
Sáu tạ thóc 
=>Các danh từ in đậmchỉ đơn vị để tính đếm người vật còn các danh từ đứng sau (trâu , quan ,gạo thóc ,)chỉ sự vật(nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người ,vật ,hiện tượng ,khái niện,)
-Danh từ chia làm hai loại :
+Danh từ đơn vị 
+Danh từ sự vật 
-thay “con”bằng” chú “
-Thay “viên “bằng “ông” thì đơn vị tính đếm đo lường sẻ không hề thay đổi .
-Thay từ “thúng “bằng “rá “
-Thay “tạ “bằng “cân”thì đơn vị tính đếm đo lường sẽ không thay đổi theo 
-DT đơn vị chia làm hai nhóm :
+DT đơn vị tự nhiên 
+DT đơn vị quy ước 
-Khi sự vât tính đếm đo lườngbằng đơn vị quy ước chính xác thì không thể miêu tả về lượng .
VD:Một tạ gạo rất nặng nữa
-Còn khi sự vật được tính đếm đo lường một cách ước chừng thì nó có thể được miêu tả bổ sung về lượng ( VD:một thúng gạo rất đầy .)
-Danh từ đơn vị qui ước được phân thành hai cách :
+Danh từ đơn vị chính xác .
+Danh từ đơn vị ước chừng .
DANH TỪ
DT CHỈ SỰ VẬT
DT CHỈ ĐƠN VỊ
X
DT ĐƠN VỊ TỰ NHIÊN
DT ĐƠN VỊ QUY ƯỚC
X
DT CHỈ ĐƠN VỊ CHÍNH XÁC
DT CHỈ ĐƠN VỊ ƯỚC CHỪNG
-HS :đọc yêu cầu BT2
a.Chuyên đứng trước DT chỉ đơn vị VD:ông ,vị ,cô ,
b.Chuyên đứng trước DT chỉ đồ vật .VD:Cái tấm ,bức ,
+Liệt kê các danh từ :
a.Chỉ đơn vị qui ước chính xác : VD:mét ,lít ,kí lô gam ,
b.Chỉ đơn vị qui ước ước chừng .VD:Nắm ,mớ ,đàn,
I.ĐẶC ĐIỂM CỦA DANH TỪ :
 1.Danh từ là gì ?
-Danh từ là những từ chỉ người ,vật ,hiện tượng ,khái nịệm ,
VD:nước ,gà ,
2.Khả năng kết hợp của danh từ 
-Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng đứng trước .
-Các tư :này,nọ ấy ,đó ,và một số từ ngữ khác đứng sau.
3. Chức vụ của danh từ trong câu :
-Chức vụ điển hình trong câu cùa danh từ chủ ngữ .
-Khi làm vị ngữ danh từ có từ là đứng trước .
I I.DANH TỪ CHỈ ĐƠN VỊ VÀ DANH TỪ CHỈ SỰ VẬT:
-Danh từ tiếng việt được chia thành hai loại lớn:
+DT chỉ đơn vị 
+DT chỉ sự vật 
-DT chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính ,đếm đo lường sự vật .
-DTchỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể , người ,vật ,hiện tượng ,khái niệm,
IV.LUYỆN TẬP :
1.BT2:
a.Chuyên đứng trước DT chỉ người :Ngài ,viên người ,em ,chị ,..
b.Chuyên đứng trước DT chỉ đồ vật :quyển ,quả ,pho, tờ ,chiếc,. ..
2. BT3:
a.chỉ đơn vị qui ước chính xác :tạ ,tấn ,kí lô gam ,
b.Chỉ đơn vị qui ươv1 ước chừng :hũ ,bó ,vốc ,đoạn ,
4.Củng Cố:
+Trình bày đặc điểm của DT ?(danh từ là gì )-khả năng kết hợp – chức vụ của DT?
=>DT là từ chỉ người ,vật ,hiện tượng, khái niệm ,
=>DT có thể kết hợp với từ chỉ số lượng đứng trước ,chỉ từ và một số từ ngữ khác đứng sau ,
=>Chức vụ của DT là làm chủ ngữ ,khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước .
+Danh từ tiếng việt được chia làm mấy loại ?-Danh từ đơn vị được phân ra như thế nào ?
 DT sự vật.
 DT DT đơn vị tự nhiên .
 DT đơn vị DT chỉ đơn vị chính xác .
 DT đơn vị quy ước .
5.Dặn Dò: DT chỉ đơn vị ước chừng 
+Học thuộc lòng phần ghi nhớ (1,2) xem lại các VD.
+Làm BT5 (dựa vào phần ghi nhớ ,VD đã phân tích)
+Soạn bài “Ngôi Kể Và Lời Kể Trong Văn Tự Sự”
 -Nắm được có mấy ngôi kể .
 -Lời kể như thế nào .
 *Nhận xét tiết học:
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
DUYỆT:
NGÀY.THÁNGNĂM 200.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN6_TUAN.08.doc