Giáo án Ngữ văn 6 tuần 6 tiết 23: Tiếng việt Chữa lỗi dùng từ

Giáo án Ngữ văn 6 tuần 6 tiết 23: Tiếng việt Chữa lỗi dùng từ

TIẾNG VIỆT

 CHỮA LỖI DÙNG TỪ

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Nhạn ra được các lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm

- Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên:

+ Ghi bảng phụ câu 1a; b trang 68 (phần I) ; 1a, b (Phần II); ½ mặt sau ghi bài luyện tập 1a, b, c

- Học sinh: Xem trước bài mới

C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới

 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số.

 II. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển? Tìm vài ví dụ về từ nhiều nghĩa?

- Hãy xác định nghĩa chính và nghĩa chuyển của các từ nhiều nghĩa trong ví dụ sau và giải thích nghĩa?

a- Vườn cam chín đỏ. (quả, hạt ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường đỏ (vàng) thơm ngon)

b- Cơm đã chín rồi. ( thức ăn) được nấu nướng kỹ đến mức ăn được.

c- Cần suy nghĩ cho chín rồi mới trả lời (sự suy nghĩ) ở mức đầy đủ để có được hiệu quả.

d- Em ngượng chín cả mặt. (màu da mặt) đỏ ửng lên.

 

doc 4 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tuần 6 tiết 23: Tiếng việt Chữa lỗi dùng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/10/2009
Tiết 23
TIẾNG VIỆT
 CHỮA LỖI DÙNG TỪ
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nhạn ra được các lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm
- Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: 
+ Ghi bảng phụ câu 1a; b trang 68 (phần I) ; 1a, b (Phần II); ½ mặt sau ghi bài luyện tập 1a, b, c
- Học sinh: Xem trước bài mới
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số.
 II. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển? Tìm vài ví dụ về từ nhiều nghĩa?
- Hãy xác định nghĩa chính và nghĩa chuyển của các từ nhiều nghĩa trong ví dụ sau và giải thích nghĩa?
a- Vườn cam chín đỏ. (quả, hạt ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường đỏ (vàng) thơm ngon)
b- Cơm đã chín rồi. ( thức ăn) được nấu nướng kỹ đến mức ăn được.
c- Cần suy nghĩ cho chín rồi mới trả lời (sự suy nghĩ) ở mức đầy đủ để có được hiệu quả.
d- Em ngượng chín cả mặt. (màu da mặt) đỏ ửng lên.
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài mới.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOATJ CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
* Hoạt động 1: Sửa lỗi lặp từ
I- Bài học: 
- Giáo viên treo bảng phụ, cho học sinh đọc đoạn trích.
1- Lặp từ.
- Hãy chỉ ra những từ ngữ giống nhau?
- Trong đoạn a, từ nào lặp lại và lặp lại mấy lần?
- TH (7 lần); giữ (4 lần); anh hùng (2 lần)
- Trong đoạn b có những từ ngữ nào lặp lại và lặp lại mấy lần?
- Cả 2 đoạn đều có hiện tượng lặp lại từ nhưng tác dụng của việc lặp lại từ có giống nhau không? Tại sao?
- Em có cách nào sửa lại câu b cho hay.
- Truyện dân gian (02 lần)
- Câu a lặp từ nhằm nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hoà như 1 bài thơ. Còn câu b là lỗi lặp lại từ do diễn đạt kém.
- Cần bỏ từ ngữ “Truyện dân gian” rồi đảo cụm “ em rất thích đọc truyện dân gian lên trước”
-Nguyên nhân: Diễn đạt kém
- Cách sửa: Cần chú ý
* Hoạt động 2: Sửa đổi lẫn lộn các từ gần âm.
- Giáo viên treo bảng phụ, gọi học sinh đọc
- Chỉ ra các từ dùng sai trong câu a, b
- Cho biết nguyên nhân vì sao dùng sai âm như vậy?
- Em hãy sửa lại lỗi các từ dùng sai?
- Em nào giải thích được nghĩa của từ “tham quan” và mấp máy? (Giáo viên gợi ý)
" Giáo viên giải thích thêm: từ “Thăm quan” không có trong vốn từ Tiếng Việt còn “Nhấp nháy” là mở ra nhắm lại liên tiếp, có ánh sáng khi loé ra khi tắc liên tiếp.
- Vậy muốn tránh mắc lỗi dùng sai của từ em phải làm gì?
- Sai: “Thăm quan”, “Nhấp nháy”
- Do chưa hiểu đúng nghĩa của từ và do nhớ không chính xác hình thức ngữ âm của từ.
a- Thay “thăm quan” bằng “tham quan”
b- Thay “nhấp nháy” bằng “mấp máy”
- Tham quan: xem tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập rút kinh nghiệm.
- Mấp máy: Cử động khẽ khàng và liên tiếp.
- Phải hiểu đúng nghĩa của từ
2- Lẫn lộn các từ gần âm
- Nguyên nhân
- Cách sửa
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Cho học sinh đọc bài tập 1 và trả lời
Giáo viên treo bảng phụ ghi câu đã sửa và gọi học sinh đọc.
- Cho học sinh đọc bài tập 2 và trả lời
- Giải thích các từ đó.
" Giáo viên treo bảng phụ giải thích nghĩa và cho học sinh đọc
- Nêu nguyên nhân dẫn đến sai đó?
a- Bạn, ai, cũng, rất, lấy, làm, bạn Lan.
b- Bỏ “Câu chuyện ấy”, thay “câu chuyện này” bằng “câu chuyện ấy”
c- Bỏ lớn lên
a- Thay “linh động” bằng “sinh động”
- Sinh động: Gợi ra hình ảnh, cảm xúc, liên tưởng
- Linh động: Không rập khuôn, không máy móc các nguyên tắc.
b- Thay “bàng quang” bằng “bàn quan”
- Bàng quang: Bọng chứa nước tiểu
- Bàng quan: Dửng dưng, thờ ơ như người ngoài cuộc.
c- Thay “thủ tục” bằng “hủ tục”
- Thủ tục: Những quy định hành chính cần phải tuân theo.
- Hủ tục: Những thói quen lạc hậu cần bài trừ.
" Lẫn lộn từ gần âm, nhớ không chính xác hình thức ngữ âm
III- Luyện tập:
1- Lược bỏ từ ngữ trùng lặp
2- Thay các từ sai
IV. Củng cố:
	- Cho học sinh làm 1 bài tập bổ sung: Giải thích nghĩa của từng từ trong mỗi cặp từ dễ bị lẫn lộn.
	- Nghênh ngang (hành vi kém văn hoá) + Tha thiết (sự quan tâm hoặc gắn bó sâu sắc với 1 vật gì đó)
	- Hiên ngang (tư thế của người anh hùng) + Tha thướt (vẻ đẹp duyên dáng)
 V. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập 3 trang 28 sách bài tập, xem trước bài tiếp theo.
–&—

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 23.doc