- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
Hỏi: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Đặt một câu có nghĩa chuyển và giải thích nghĩa của từ đó.
- Nêu tác hại của việc dùng sai nghĩa của từ -> dẫn vào bài -> ghi tựa.
- Gọi HS đọc 2 đoạn văn SGK và nêu yêu cầu: HS gạch dưới từ ngữ lặp lại ở 2 ví dụ a, b.
Hỏi : Việc lặp lại từ ở 2 đoạn văn trên có gì khác?
- GV nhấn mạnh:
+Văn bản a: phép lặp.
+ Văn bản b: Lỗi lặp từ.
- Yêu cầu HS chữa lại cho đúng.
- Cho HS xem câu văn sai của HS trong bài viết số 1.
Vd: Trong các truyện em đọc trong sách giáo khoa, em thích nhất là truyện Hồ Gươm.
- Yêu cầu HS gạch dưới lỗi lặp từ và chữa lại cho đúng.
- Gọi HS đọc VD a, b SGK.
Hỏi: Những từ nào dùng không đúng? Nguyên nhân mắc các lỗi trên là gì?
Hãy viết lại các từ dùng sai cho đúng.
- GV chốt lại.
- Cho HS giải thích nghĩa các từ trên (Nhấp nháy, mấp máy, thăm quan, tham quan) – tích hợp với bài nghĩa của từ.
Tuần : 06 Ngày soạn: CHỮA LỖI DÙNG TỪ Tiếng Việt Tiết : 23 Ngày dạy: I. YÊU CẦU : - Phân biệt phép lặp với lỗi lập từ, các từ gần âm khác nghĩa -> Có ý thức tránh mắc lỗi và biết chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm. II. CHUẨN BỊ : - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, sách bài tập, thiết kế giáo án, một số lỗi dùng từ của HS ở bài viết số 1. - HS : Đọc SGK – trả lời câu hỏi. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : Nội dung hoạt động Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh + Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu. ( 5 phút) - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ. - Giới thiệu bài mới. - Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số. Hỏi: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Đặt một câu có nghĩa chuyển và giải thích nghĩa của từ đó. - Nêu tác hại của việc dùng sai nghĩa của từ -> dẫn vào bài -> ghi tựa. - Báo cáo sỉ số. - Trả lời cá nhân. - Nghe, ghi tựa. + Hoạt động 2: Hướng dẫn phát hiện và chữa một số lỗi lặp từ, gần âm. (10 phút) - Tìm hiểu lỗi lặp từ. 1. Lỗi lặp từ: - Chữa VD. b: Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo. VD: Chữa đúng: - Trong các truyện đã học, em thích nhất là truyện Hồ Gươm. - Tìm hiểu lỗi lẫn lộn các từ gần âm. 2. lẫn lộn các từ gần âm: VD : - Thăm quan = Tham quan. - Nhấp nháy = Mấp máy. - Gọi HS đọc 2 đoạn văn SGK và nêu yêu cầu: HS gạch dưới từ ngữ lặp lại ở 2 ví dụ a, b. Hỏi : Việc lặp lại từ ở 2 đoạn văn trên có gì khác? - GV nhấn mạnh: +Văn bản a: phép lặp. + Văn bản b: Lỗi lặp từ. - Yêu cầu HS chữa lại cho đúng. - Cho HS xem câu văn sai của HS trong bài viết số 1. Vd: Trong các truyện em đọc trong sách giáo khoa, em thích nhất là truyện Hồ Gươm. - Yêu cầu HS gạch dưới lỗi lặp từ và chữa lại cho đúng. - Gọi HS đọc VD a, b SGK. Hỏi: Những từ nào dùng không đúng? Nguyên nhân mắc các lỗi trên là gì? Hãy viết lại các từ dùng sai cho đúng. - GV chốt lại. - Cho HS giải thích nghĩa các từ trên (Nhấp nháy, mấp máy, thăm quan, tham quan) – tích hợp với bài nghĩa của từ. - Đọc SGK. - HS tự gạch dưới các từ lặp lại.: - HS trả lời cá nhân. - Nghe. - HS sửa chữa lại cho đúng. - HS gạch dưới những từ sai và sửa chữa. - 1 HS đọc ví dụ. - HS trả lời cá nhân. - HS viết lại các từ đúng.. - Nghe. - HS giải thích từ. + Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập: (25 phút) Bài tập 1: Câu đúng: a. Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quí mến. b. Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành. Bài tập 2: a. Thay linh động = sinh động. Nguyên nhân: Lẫn lộn các từ gần âm, nhớ không rõ hình thức ngữ âm. b. Thay bàng quang = bàng quan. Nguyên nhân: như câu a. c. Thay thủ tục = hủ tục. Nguyên nhân như câu a. Bài tập 3 :sách bài tập tr. 28: a. Thay cao ráo = cao lớn. b. Thay ngang tàn = ngang tàng. c. Thay hắc búa thật = khó thật. - Gọi HS đọc + xác định yêu cầu bài tập. - Gọi 3 HS lên bảng thực hành. -> Nhận xét, sửa chữa. - Yêu cầu HS đọc xác định yêu cầu bài tập 2, cho HS lên bảng trình bày.. -> GV nhận xét, bổ sung. - Gọi HS đọc bài tập 3 -> goi HS lên bảng thay từ. - GV nhận xét, bổ sung. - Đọc + nắm yêu cầu bài tập. -> 3 HS lên bảng thực hành -> lớp nhận xét. - Đọc + xác định yêu cầu bài tập 2. - Thảo luận nhanh (2 HS). - 3 HS lên bảng thực hành -> lớp nhận xét. - Đọc SGK + nắm yêu cầu bài tập. - Thảo luận -> trình bày kết quả thảo luận. + Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. (5 phút) - Củng cố: Đặt câu với các từ: Bàn bạc, bàng quan, dân dã, dân gian. - Dặn dò: Hỏi: - Yêu cầu HS đặt câu. -> GV nhận xét. - Chuẩn bị: trả bài viết.. - Trả : Lời văn, đoạn văn tự sự.. - Cá nhân đặt câu. - Thực hiện theo yêu cầu GV.
Tài liệu đính kèm: