Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 6, Tiết 23: Chữa lỗi dùng từ

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 6, Tiết 23: Chữa lỗi dùng từ

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Nhận ra lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.

 -Có ý thức tránh mắc lỗi khi sử dụng từ.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu, soạn tốt giáo án, bảng phụ.

 Học sinh : Chuẩn bị bài mới, nắm bài cũ, giấy rời.

 III. Các họat động trên lớp :

 1.Kiểm tra bài cũ : (5)

 ? Truyện Thạch Sanh có những chi tiết kì lạ nào ?

 a. Thạch Sanh giết được chằn tinh, đại bàng tinh.

 b. Tiếng đàn của Thạch Sanh.

 c.Niêu cơm của Thạch Sanh.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 6, Tiết 23: Chữa lỗi dùng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tên bài dạy : 	CHỮA LỖI DÙNG TỪ	
	Tiết chương trình : Tiết : 23. Tuần : 06.
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Nhận ra lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.
	-Có ý thức tránh mắc lỗi khi sử dụng từ.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu, soạn tốt giáo án, bảng phụ.
	Học sinh : Chuẩn bị bài mới, nắm bài cũ, giấy rời.
	III. Các họat động trên lớp :
	1.Kiểm tra bài cũ : (5’)
	? Truyện Thạch Sanh có những chi tiết kì lạ nào ? 
	a. Thạch Sanh giết được chằn tinh, đại bàng tinh.
	b. Tiếng đàn của Thạch Sanh.
	c.Niêu cơm của Thạch Sanh.
	d.Cả b và c.
	?.Nếu chọn đóng vai một trong hai nhân vật trong truyện “Thạch Sanh” thì em chọn nhân vật nào ? Vì sao ?
	2. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Trong khi nói hay viết, có nhiều trường hợp dùng từ sai, dùng câu sai, cách diễn đạt lũng củng, trùng lậpcũng có khi trong văn viết, người viết có dụng ý sử dụng cách viết theo biện pháp nghệ thuật văn chương nào đó để nhằm diễn đạt một mục đích nhất định. Nói như thế để giúp các nhận ra lỗi dùng từ với biện pháp tu từ nghệ thuật trong văn viết, bài học hôm nay giúp các em nắm được điều đó.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
15’
10’
I. Lỗi lặp từ :
* VD 1a :
-Từ “tre” lặp lại 7 lần.
-Từ “giữ” lặp lại 4 lần.
-Từ “anh hùng” lặp lại 2 lần.
itác dụng của việc lặp lại này : tô đậm ý cần diễn đạt, tạo sự liên kết, tính mạch điện.
iĐây không phải là lỗi lặp từ mà là biện pháp tu từ.
* VD 1b :
-Nhóm từ được lặp lại : “Truyện dân gian”.
-Hậu quả : dài dòng, nặng nề.
-Nguyên nhân : thích viết dài mà nghèo vốn từ.
-Cách chữa : Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kỉ ảo.
II. Lẫn lộn các từ gần âm :
* VD 1a : Từ dùng sai là từ “thăm quan”.
* VD 1b : Từ dùng sai là từ “nhấp nháy”.
-Cách chữa lại cho đúng :
+ 1a : Tham quan.
+ 1b : mấp máy.
-Nguyên nhân dùng từ sai : do lẫn lộn các từ gần âm.
-Cách chữa lỗi lẫn lộn từ : thay từ sai bằng từ đúng.
-Cách khắc phục : phải hiểu từ cho tới nơi tới chốn, không dùng các từ mà ta chưa hiểu tường tận.
* HĐ 1 : dùng bảng phụ có 2 VD ở phần I cho hs đọc và quan sát để trả lời các câu hỏi :
?. Đoạn văn ở VDa có những từ nào giống nhau, các từ đó được lặp lại mấy lần ? (HS trả lời, GV kết kuận).
?. Việc lặp lại như thế có tác dụng gì ? (HS trả lời, GV kết kuận).
?. Đây có phải là lỗi lặp từ không? Vì sao ? (HS trả lời, GV kết kuận).
-Gv treo bảng phụ có VD 1b. Cho hs đọc và quan sát, nêu câu hỏi :
?. Nhóm từ nào trong VD trên được lặp lại ? Việc lặp lại ở các VD trên dẫn đến hậu quả gì cho lời văn ? Nguyên nhân dẫn đến lỗi trên là do đâu ? (HS trả lời, GV kết kuận).
?. Cách chữa ở đây như thế nào ? (HS trả lời, GV kết kuận).
-GV chuyển ý sang phần 2 của bài học.
* HĐ 2 : Dùng bảng phụ có 2 VD ab, cho hs quan sát và nêu câu hỏi.
?. Trong hai câu VD trên những từ nào dùng không đúng ? chữa lại cho đúng ? Nguyên nhân của việc dùng từ sai ở trên là do đâu ? (HS trả lời, GV kết kuận).
?. Cách chữa và cách khắc phục lỗi dùng từ sai ở trên như thế nào ? (HS trả lời, GV kết kuận).
-Sau đó GV khái quát lại bài và lưu ý cho hs chuyển sang phần bài tập.
-HS đọc nhanh 2 VD và quan sát theo dõi để trả lời tốt các câu hỏi.
-Những từ giống nhau : tre, giữ, anh hùng; Tre lặp lại (7 lần), giữ (4 lần), anh hùng (2 lần).
-Tô đậm ý cần diễn đạt, tạo sự liên kết, tính mạch lạc
-Không, vì cách lặp từ này có tác dung riêng. Nó là phép tu từ.
-HS đọc các VD và quan sát để trả lời tốt các câu hỏi.
-Từ ngữ được lặp lại là “truyện dân gian” làm cho lời văn dài dòng, nặng nề iNguyên nhân là do thích viết dài mà nghèo vốn từ.
-Bỏ bớt từ thừa “truyện dân gian”.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS chú ý quan sát để trả lời tốt các câu hỏi.
-VD a từ “thăm”, VD b từ “nhấp nháy”. Chữa lại “tham quan” “mấp máy” iSai là lẫn lộn các từ gần âm.
-Thay từ sai bằng từ đúng; cách khắc phục là phải hiểu cho tới nơi.
-HS chú ý bước sang phần bài tập.
(10’)	III. Luyện tập : Bài tập, SGK trang 68.
	-GV : Cho hs đọc bài tập, xác định yêu cầu bài tập, hướng dẫn cách làm bài tập, chia hai bài tập cho 2 dãy bàn thảo luận, trùnh bày, nhận xét, GVKL cho điểm.
	-HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, định hướng cách làm, thảo luận trình bày theo gợi ý sau :
	BT 1 : 
	a). Lan là một lớp trưởng rất gương mẫu nên cả lớp đều rất qúi mến.
 (bỏ các từ : bạn, ai, cũng, rất, lấy làm, bạn, Lan).
	b). Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là người có phẩm chất đạo đức tốt.	
	(bỏ : câu chuyện ấy, thay bằng câu chuyện này hay chuyện ấy, thay những vật ấy bằng đại từ thay thế “họ”, thay những nhân vật bằng những người.
	c). Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành (bỏ từ : “lớn lê”	vì nghĩa của từ này trùng với từ “trưởng thành”.
	BT 2 :
	a). Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
	(nguyên nhân : là nhớ không chính xác hình thức ngữ âm).
	b). Có một số bạn còn bàng quan với lớp (nguyên nhân : nhớ không chính xác hình thức ngữ âm).
	c). Vùng này còn khá nhiều hủ tục, ma chay, cưới xinh đều cổ bàn linh đình, ốm không ai đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,.. (nhớ không chính xác hình thức ngữ âm).
	3. Củng cố kiến thức : (3’)
	? Lỗi lặp từ là do đâu ? 
Do dùng những từ không xác hợp.
Do dùng từ không đúng nghĩa.
Do dùng từ thừa, không cần thiết.
? Những cách nào sau đây cho biết cách chữa và khắc phục lỗi lẫn lộn từ gần âm ?
Thay bằng từ đúng.
Sửa lại cách diễn đạt.
Hiểu từ đó tới nơi, tới chốn.
4. Dặn dò : (1’)
-Về nhà xem lại bài và các BT.
-Chuẩn bị bài : Xem lại thể loại bài văn tự sự, tiết sau trả bài viết số 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 23.doc