Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 6, Tiết 21+22: Thạch Sanh

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 6, Tiết 21+22: Thạch Sanh

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm của nhân vật người dũng sĩ.

 -Kể lại được truyện.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu, soạn tốt giáo án, tranh, bảng phụ.

 Học sinh : Chuẩn bị bài mới, nắm bài cũ, vẽ tranh.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 6, Tiết 21+22: Thạch Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tên bài dạy : 	THẠCH SANH	
	Tiết chương trình : Tiết : 21; 22. Tuần : 06.
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm của nhân vật người dũng sĩ.
	-Kể lại được truyện.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu, soạn tốt giáo án, tranh, bảng phụ.
	Học sinh : Chuẩn bị bài mới, nắm bài cũ, vẽ tranh.
	III. Các họat động trên lớp :
	1.Kiểm tra bài cũ : (5’)
	? Trong lời văn giới thiệu nhân vật thường dùng kiểu câu nào ?
	a. Câu đơn bình thường.
	b. Câu có từ “có” và từ “là”.
	c. Câu đặc biệt.
	? Khi kể sự việc trong văn bản tự sự thì người kể chú ý đến gì ?
	a. Kể các hành động.
	b. Kể lại các việc làm, kết quả.
	c. Cả a và b.
	2. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (2’)
	Truyện Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, được nhân dân ta yêu thích. Đây là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng nhưng các dũng sĩ ở truyện cổ tích thực hiện hành động đó nhằm chứng minh không phải cho những khác vọng thắng đoạt tự nhiên mà do ước mơ và chân lí về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
18’
9’
10’
15’
20’
6’
I. Đọc và tìm hiểu văn bản :
1. Đọc kể văn bản :
2. Bố cục : Ba phần
-Phần 1 : Từ ngày xưa đến thần thông : Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh.
-Phần 2 : Từ một hôm đến bọ hung : Việc kết nghĩa anh em với Lí Thông và tài năng của Thạch Sanh trong việc diệt chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, cứu thái tử.
-Phần 3 : Phần còn lại : Thạch Sanh đánh bại 18 nước được cưới công chúa, được lên ngôi vua.
II. Phân tích văn bản :
1. Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh :
-Mang thai mấy năm.
-Sống mồ côi, được thần dạy phép thuật, võ nghệ. 
2. Tài năng của Thạch Sanh :
-Giết chằn tinh, đại bàng tinh.
-Cứu công chúa, cứu thái tử.
-Đánh bại quân 18 nước chư hầu.
3. Chi tiết kì lạ của truyện :
-Tiếng đàn và niêu cơm.
+Tiếng đàn có tác dụng : Chữa được bệnh cho công chúa, giải oan cho Thạch Sanh inói lên điều công lí, lẽ phải, lòng yêu chuộng hòa bình.
+Niêu cơm có ý nghĩa khát khao nền nông nghiệp lúa gạo phát triển đầy bồ ăn mãi không hết, tấm lòng nhân ái hiếu hòa.
III. Tổng kết :
Ghi nhớ SGK trang 67.
* HĐ 1 : GV hướng dẫn hs đọc hoặc kể lại truyện – GV đọc, gọi hs (nhận xét cách đọc, kể của hs).
? Văn bản có 3 phần, hãy xác định và cho biết nội dung của từng phần ? (HS trả lời, GV kết luận).
* HĐ 2 : Cho hs quan sát phần 1 và chú ý để trả lời tốt các câu hỏi :
? Thạch Sanh ra đời có gì khác thường, kì lạ ? (HS trả lời, GV kết luận). 
? Sự lớn lên của Thạch Sanh kì lạ ở chỗ nào ? (HS trả lời, GV kết luận). 
-GV chuyển ý sang phần 2.
-GV cho hs quan sát phần 2 của truuyện. Chú ý trả lời tốt các câu hỏi.
? Tài năng của Thạch Sanh thể hiện qua những việc làm, hành động nào ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV chuyển ý sang phần 3 của bài học.
? Truyện có những chi tiết kì lạ nào ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Tiếng đàn có tác dụng như thế nào trong truyện ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Niêu cơm của Thạch Sanh có ý nghĩa gì ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV khái quát lại nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của truyện cổ tích. Cho hs đọc phần ghi nhớ, rút ra nội dung bài học.
-HS chú ý lắng nghe để đọc hoặc kể lại đúng yêu cầu của giáo viên.
-Phần 1 : Từ ngày xưa đến thần thông : Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh.
-Phần 2 : Từ một hôm đến bọ hung : Việc kết nghĩa anh em với Lí Thông.
-HS quan sát đoạn văn 1 chú ý để trả lời tốt các câu hỏi.
 -Mang thai mấy năm trong bụng mẹ.
-Sống mồ côi, được thần dạy phép thuật, võ nghệ.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS quan sát phần 2 của truyện và chú ý theo dõi.
-Giết chằn tinh, đại bàng cứu công chúa, thái tử, đánh bại quân 18 nước chư hầu.
-HS chú ý lắng nghe.
-Chi tiết kì lạ của truyện là tiếng đàn và niêu cơm.
-Chữa được bệnh cho công chúa, giải oan cho Thạch Sanh, nói lên điều công lí.
-Sự khát khao nền nông nghiệp lúa gạo thể hiện lòng nhân ái hiếu hòa.
-HS nghe và đọc to, rõ ràng phần ghi để nắm được nội dung của truyện.
	3. Củng cố kiến thức : (4’)	
	? Nếu vẽ tranh minh họa cho truyện Thạch Sanh em chọn chi tiết nào trong truyện để vẽ ? Vì sao ? Em 	sẽ đặt cho bức tranh minh họa tên gọi như thế nào ? 
	? Thạch Sanh có những tài năng kì lạ ntn ? 
Giết chằn tinh, đại bàng tinh.
Cứu sống công chúa, cứu thái tử.
Đánh bại quân 18 nước.
Cả a, b, c.
4. Dặn dò : (1’)
-Về nhà đọc và kể lại truyện cho các em nhỏ nghe.
-Chuẩn bị bài : đọc nội dung bài và trả lời câu hỏi bài : “Chữa lỗi dùng từ”, SGK trang 68.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 21,22.doc