Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 6 - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 6 - Năm học 2009-2010

Chuyện kể rằng ở quận Cao Bình có 2 vợ chồng làm nghề đốn củi tốt bụng , nhưng già rồi mà vẫn chưa có con. Thấy vậy Ngọc hoàng sai thái tử xuống đầu thai nhưng hơn mấy năm mới sinh được một cậu con trai . Khi vừa lớn lên thì mẹ chết sống thui thủi một mình, người ta đặt tên cho cậu là Thạch sanh, khi anh biết cầm búa Ngọc Hoàng lại sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

 Thấy Thạch Sanh mạnh khoẻ Lý Thông lừa về nhà hắn ở để lợi dụng. Lúc bấy giờ trong vùng có con chằn tinh thường quấy rối dân làng, mỗi năm dân làng phảI nộp một mạng người cho hắn . Năm ấy đến lượt Lý Thông đi nộp mình thì hắn lại lừa Thạch Sanh đi thế mạng thay.

 Thạnh Sanh đi canh miếu và giết được chằn tinh, nhưng khi về nhà thì Lý Thông lại lừa để cướp công dâng vua và hắn được làm quận công.

 Khi vua mở hội kén rể cho con , công chúa bắt đầu ném quả cầu may thì bị một con đại bàng không lồ quắp đi , nó bay qua túp lều Thạch Sanh và bị anh bắn bị thương.

 Vua sai Lý Thông đi tìm , được Thạch Sanh giúp đỡ cứu được công chúa hắn đã cướp công Thạch Sanh và lấp anh lại dưới hang. Đang tìm lối thoát thân ra khỏi hang thì Thạch Sanh lại phát hiện và cứu được con trai vua thuỷ tề , anh được mời về thuỷ phủ chơi và đối đãi rất hậu và tặng nhiều của cải nhưng anh chỉ lấy một cái đàn và lại trở về sống dưới gốc đa. Anh bị hồn chằn tình và đại bàng hại nên bị bắt hạ ngục .

 Về phần công chúa thì từ khi được cứu về thì bị câm , suốt ngày buồn bã không nói được, và vô phương cứu chữa. Ở trong ngục tối tiếng đàn của anh đã làm cho công chúa cười nói vui vẽ. Được nhà vua mời gặp anh có cơ hội giải thoát bản thân mình và vạch mặt kẻ gian ác ( Lý Thông) .

 Nhà vua gã công chúa cho anh và làm đám cưới tưng bừng nhất kinh kì, thấy vậy hoàng tử của 18 nước chư hầu bị công chúa từ hôn sang đánh. Bằng tài năng của mình Thạch Sanh đã thắng họ một cách thán phục .

 

doc 12 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 885Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 6 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6; Tiết 21 + 22: NS: 20/9/2009; ND: 22/9/2009. 
Văn bản: Thạch sanh
 (Truyện cổ tích)
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
a. Kiến thức:
 - Hiểu kháI niệm truyển cổ tích.
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật dũng sĩ.
 - Kể lại được truyện.
b. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng kể chuyện và tìm kiểu văn bản.
c. TháI độ: - Giáo dục HS đức tính thật thà, thương người, giúp đỡ người khác.
B Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu bài, đọc kĩ những lưu ý ở SGV. 
 - HS: Đọc, kể và tìm hiểu truyện.
C - Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1) ổn định:
 2) Kiểm tra bài :
 3) Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới : Do không học bài Sọ Dừa nên giáo viên giới thiệu sơ lược về khái niệm truyện cổ tích trang 53 để học sinh nắm chắc bài học .
 - Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh; nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật.
 - Truyện cổ tích có yếu tố hoang đường, thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích ô
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản --> Gọi HS đọc từng đoạn. ( 4 HS)
- GV nhận xét, góp ý về cách đọc.
- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu các chú thích.
- GV lưu ý một số chú thích cho HS cần nắm kĩ.
- Yêu cầu HS kể lại truyện. 
- Đọc văn bản theo yêu cầu: 
+Đ1:đầu..thần thông .
+Đ2: Một hôm..Quận công. 
+ Đ3: Vua cóbọ hung. 
+ Đ4: còn lại. 
- Đọc chú thích 
I. Tìm hiểu chung: 
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
Lưu ý: 3, 6, 7, 8, 11, 12, 13
3.Kể
Kể tóm tắt truyện Thạch Sanh
 Chuyện kể rằng ở quận Cao Bình có 2 vợ chồng làm nghề đốn củi tốt bụng , nhưng già rồi mà vẫn chưa có con. Thấy vậy Ngọc hoàng sai thái tử xuống đầu thai nhưng hơn mấy năm mới sinh được một cậu con trai . Khi vừa lớn lên thì mẹ chết sống thui thủi một mình, người ta đặt tên cho cậu là Thạch sanh, khi anh biết cầm búa Ngọc Hoàng lại sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
 Thấy Thạch Sanh mạnh khoẻ Lý Thông lừa về nhà hắn ở để lợi dụng. Lúc bấy giờ trong vùng có con chằn tinh thường quấy rối dân làng, mỗi năm dân làng phảI nộp một mạng người cho hắn . Năm ấy đến lượt Lý Thông đi nộp mình thì hắn lại lừa Thạch Sanh đi thế mạng thay.
 Thạnh Sanh đi canh miếu và giết được chằn tinh, nhưng khi về nhà thì Lý Thông lại lừa để cướp công dâng vua và hắn được làm quận công.
 Khi vua mở hội kén rể cho con , công chúa bắt đầu ném quả cầu may thì bị một con đại bàng không lồ quắp đi , nó bay qua túp lều Thạch Sanh và bị anh bắn bị thương.
 Vua sai Lý Thông đi tìm , được Thạch Sanh giúp đỡ cứu được công chúa hắn đã cướp công Thạch Sanh và lấp anh lại dưới hang. Đang tìm lối thoát thân ra khỏi hang thì Thạch Sanh lại phát hiện và cứu được con trai vua thuỷ tề , anh được mời về thuỷ phủ chơi và đối đãi rất hậu và tặng nhiều của cải nhưng anh chỉ lấy một cái đàn và lại trở về sống dưới gốc đa. Anh bị hồn chằn tình và đại bàng hại nên bị bắt hạ ngục .
 Về phần công chúa thì từ khi được cứu về thì bị câm , suốt ngày buồn bã không nói được, và vô phương cứu chữa. ở trong ngục tối tiếng đàn của anh đã làm cho công chúa cười nói vui vẽ. Được nhà vua mời gặp anh có cơ hội giải thoát bản thân mình và vạch mặt kẻ gian ác ( Lý Thông) .
 Nhà vua gã công chúa cho anh và làm đám cưới tưng bừng nhất kinh kì, thấy vậy hoàng tử của 18 nước chư hầu bị công chúa từ hôn sang đánh. Bằng tài năng của mình Thạch Sanh đã thắng họ một cách thán phục .
 Về sau vua không có con trai đã nhường ngôi cho anh .
ÚHoạt động 2: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi tìm hiểu văn bản.
+ Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường và khác thường?
 + Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy nhân dân muốn nói điều gì?
- GV chốt ý .
Hết Tiết 1
+ Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trãi qua những thử thách như thế nào?
+ Qua những thử thách ấy, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì?
+ Nhận xét của em về những lần thử thách mà Thạch Sanh phải trãi qua.
 - GV khái quát ý.
+ Đối lập với tính cách và hành động của Thạch Sanh là tính cách và hành động của Lý Thông. Em hãy chỉ ra sự đối lập này?
- GV dẫn dắt chuyển ý.
+ Yêu càu Hs trình bày các chi tiết thàn kỳ.
+ Nêu ý nghĩa của những chi tiết thần kì (tiếng đàn, niêu cơm)
- GV khái quát
+ Trong phần kết thúc truyện, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không?
- Tìm và nêu những điều bình thường và khác thường ở Thạch Sanh.
- Suy nghĩ và trình bày nhận xét về ý nghĩa của các điều trên.
Hết Tiết 1
- Trình bày những thử thách. 
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Đó là những làn thử tách đầy nguy hiểm, và phảI có lòng dũng cảm và tài nằng thì mới vượt qua được. Vì mức độ nguy hiểm cứ tăng dần.
- HS trình bày ssự dối lập 
- Các chi tiết thần kỳ: 
+ Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
+ Cung tên bằng vàng; 
+ Cây đàn thần ;
+ Niêu cơm thần. 
- Trình bày ý nghĩa của 2 chi tiết : 
+ Cây đàn thần ;
+ Niêu cơm thần
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm trong 2 phút và cử đại diện trình bày.
II/ Tìm hiểu văn bản.
1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
* Sự bình thường:
- là con của một gia đình nông dân tốt bụng.
- Sống nghèo khổ bằng nghề đốn củi.
* Sự khác thường: 
- Thạch Sanh ra dời là do Ngọc Hoàng sai thái tử đầu thai làm con. 
- Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh.
- Thạch Sanh được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
* ý nghĩa : 
- Thạch Sanh là con của người dân thường, có cuộc đời và số phận gần gủi với nhân dân.
- Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật.
- Những con người bình thường vẫn có thể có khả năng, phẩm chất kì lạ, khác thường.
2. Những thử thách Thạch Sanh phải trãi qua:
- bị lừa đi canh miếu -> giết chằn tinh.
- Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa --> Lý Thông lấp cửa hang.
- hồn chằn tinh, đại bàng báo thù --> Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
- Quân 18 nước chư hầu sang đánh.
=> Thạch Sanh thật thà, chất phác, dũng cảm, tài năng, vị tha, yêu hoà bình.
( Thiện ) 
Đối lập 
- Lý Thông: xảo trá, tham lam, ích kỉ, hèn nhát. (ác) 
3. ý nghĩa của chi tiết thần kì:
 giải thoát Thạch Sanh
- Tiếng đàn công chúa khỏi câm
 vạch mặt Lý Thông
 + Quân 18 nước xin hàng
=> Tiếng đàn của công lí, đại diện cho cái thiện.
- Niêu cơm --> kì lạ => tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta.
+ Đây là phần thưởng xứng đáng với nhứng khó khăn và thử thách mà nhân vật đã trãI qua và với phẩm chất, taìo năng của T Sanh .
+ Mẹ con Lý Thông được tha tội chết nhưng đã bị sét đánh chết, đó chính là công lý nhan dân trừng phạt .
+ Mẹ con Lý Thông bị hoá kiếp thành bọ hung đời sống dơ bẩn rất xứng đáng với thủ đoạn xấu xa mà họ đã gây ra.
+ Đây là cách kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của nhân dân về sự dổi đời.
ÚHoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hiện phần ghi nhớ.
a- Em hãy cho biết nội dung chính của truyện hạch Sanh. 
+ Ca ngợi ai, phê phán ai.
+ Thể hiện ước mơ gì?
b- những yếu tố nào có tác dụng làm tắng thê sự hấp dãn cho truyện ? 
- Trình bày 2 nội dung theo yêu cầu.
- Chú ý nhãn xét về các chi tiết thàn kỳ.
III/ Tổng kết:
1. Nội dung: 
 - Truyện ca ngợi người dũng sĩ Thạch Sanh diệt chằn tình cứu người bị hại, vạch mạt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xam lược. 
- Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về đạo đức, công lý XH và tư tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dan ta. 
2. Nghệ thuật: truyện có nhiều chi tiết tưởng tưởng thần kì , độc đáo và giàu ý nghĩa( sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh , cung tên bằng vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần) 
ÚHoạt động 4 cững cố – dặn dò: : 
 4) Củng cố: - Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch sanh. - Truyện Thạch Sanh kể về kiểu nhân vật nào? - Nêu ý nghĩa của các chi tiết thần kì?
 5) Dặn dò:
 - Đọc truyện và kể diễn cảm truyện. - Học ghi nhớ SGK/ 67
 - Chuẩn bị bài: Chữa lỗi dùng từ: + Đọc kĩ bài và trả lời các câu hỏi 
Tuần 6; Tiết 23: NS: 20/9/2009; ND: 23/9/2009. 
chữa lỗi dùng từ
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
a. kiến thức: 
 - Nhận ra các lỗi lặp từ và lẫn lộn giữa từ đồng âm.
 - Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ.
b. Kỹ năng: 
 - Rèn kĩ năng sử dụng từ khi viết văn.
c. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức sử dụng từ đúng, không mắc lỗi.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu bài dạy + Bảng phụ.
 - HS: Tìm hiểu bài và soạn bài.
C. - Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1) ổn định:
 2) Kiểm tra bài:
 a. Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ về từ nhiều nghĩa?
 cái mũi
 => Từ nhiều nghĩa: mũi mũi dao
 mũi thuyền
 b. Vì sao có sự chuyển nghĩa? Cho ví dụ và chỉ ra nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
 => Chuyển nghĩa: hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.
 HS cho ví dụ --> chỉ ra nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
 3) Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới 
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1: Sửa lỗi lặp từ.
- Yêu cầu HS đọc các ví dụ .
+ Gạch dưới những từ ngữ lặp lại trong các câu trên?
+ Hãy so sánh: Việc lặp đi lặp lại từ tre ở ví dụ a có gì khác việc lặp từ ở ví dụ b?
+ Em hãy chữa lại câu mắc lỗi lặp từ?
- Yê cầu lớp nhận xét.
=> GV chuyển ý: Như vậy vừa chúng ta vừa tìm hiểu các hiện tượng từ lặp lại trong câu văn. Nếu người viết cố ý dùng lặp lại từ ngữ thì có tác dụng nhấn mạnh ý , còn do khả năng diến đạt yếu mà người viết dùng lặp lại từ , ta gọi là lỗi lặp.
 Vậy ngoài lỗi lặp từ còn có những lỗi nào mà người viết thwongf gặp thầy mời các em tìm hiểu ở phàn II. 
 ÚHoạt động 2: Sửa lỗi lẫn lộn các từ gần âm.
- GV sử dụng bảng phụ và yêu cầu HS đọc các câu văn.
+ Nhìn vào ví dụ, chỉ ra các từ dùng không đúng và hãy viết lại các từ dùng sai cho đúng?
+ Nguyên nhân mắc các lỗi trên là gì?
--> GV khái quát và nhắc HS dùng từ chính xác.
ÚHoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
- Yêu cầu HS đọc bài tập 1 (SGK/ 68)
+ Hãy lược bỏ các từ ngữ trùng lặp trong các câu sau?
+ Do đau mà người viết mắc lỗi trên. 
- Yêu cầu HS đọc bài tập 2 (SGK/ 69).
+ Hãy thay từ dùng sai bằng từ khác. 
+ Theo em, nguyên nhân của việc dùng từ sai đó là gì?
- GV nhấn mạnh ý chính và củng cố bài học.
- Đọc ví dụ .
- Gạch chan từ lặp lại .
- So sánh và rút ra nhận xét và trình bày.
- HS khác nhận xét lại.
- HS lên bảng chữa lại thành câu đúng .
- Đọc ví dụ 
- HS thảo luận, trả lời trên bảng phụ-> trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Do người viết không hiểu đúng nghĩa của các từ có âm gầm nhau.
- HS đọc bài tập .
- bỏ các từ trùng lặp 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Khả năng diễn đạt yếu .
- Đọc bài bập 2.
- Thay từ sai bằng từ khác . 
- Từ gần âm, người viết không nắm chắc nghĩa của từ.
- Nghe để khắc sâu. 
I/ Lặp từ:
1.a/ - Tre lặp lại 7 lần
 - giữ lặp lại 4 lần
 - anh hùng lặp lại 2 lần
=> Nhấn mạnh ý; tạo nhịp điệu như bài thơ văn xuôi.
b/ Truyện dân gian lặp lại 2 lần
=> rườm rà, luộm thuộm (lỗi lặp)
* Chữa lại:
 - Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
II/ Lẫn lộn các từ gần âm.
1. Xác định lỗi và sữa chữa.
a/ - Thăm quan: không có từ này trong từ diển tiéng Việt 
 - Sửa lại là : Tham quan (xem tận mắt để hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm).
b/- Nhấp nháy: mở ra nhắm lại liên tiếp; ánh sáng khi loé ra, khi tắt liên tiếp.
 - Mấp máy : cử động khẽ và liên tiếp.
III/ Luyện tập:
Bài 1:
a/ Bạn Lan là 1 lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.
b. Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôI ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này( thay bằng chuyện ấy) vì những nhân vật ấy ( thay bằng từ họ) đều là những nhân vật( Thay bằng từ những người) có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. 
c/ Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.
* Nguyên nhân: do kỹ năng viết còn hạn chế nên bị lỗi lặp từ 
Bài 2:
 a/ - Linh động: không làm theo nguyên tắc một cách cứng nhắc.
 - Sinh động: có khả năng gợi ra nhiều dạng vẽ khác nhau phù hợp với hiện thực.
 b/- bàng quang: bọc chứa nước tiểu.
 - bàng quan: thờ ơ, đứng ngoài cuộc coi như không quan hệ đén mình. 
 c/- thủ tục: những việc phảI làm theo quy định. 
 - hủ tục: phong tục đã lỗi thời.
 * Nguyên nhân: vì những từ này có cách phát âm gần giống nhau, người viết nắm không chính xác nghĩa của từ nên đã bị lỗi.
* Hoạt động 4 : 
 4) Củng cố:
 - Nêu nguyên nhân mắc các lỗi lặp từ, lỗi lẫn lộn các từ gần âm?
 - Em có nhận xét gì về lỗi lặp từ?
 5) Dặn dò:
 - Học bài và xem lại các lỗi lặp từ để vận dụng vào việc viết văn.
 - Xem lại các bài tập đã làm.
 - Chuẩn bị cho tiết trả bài viết số 1:
 + Nhớ lại đề văn đã làm.
 + Xác định yêu cầu của đề bài.
 + Nhớ lại bài làm của mình để nhận xét vào tiết trả bài. 
 Tuần 6: Tiết 24: NS: 24/9/2009. ND: 27/9/2009.
trả bài tập làm văn số 1
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Đánh giá được ưu khuyết điểm bài viết của mình theo yêu cầu của đề.
 - Biết sửa những mặt còn hạn chế: hình thức, nội dung, chính tả, biết diễn đạt.
 - Biết trình bày bố cục một bài văn.
 - Giáo dục HS ý thức tự học, tự bồi dưỡng văn chương.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Chấm và sửa lỗi trong các bài viết của HS.
 - HS: Nhớ và ghi lại yêu cầu đề 
C. - Tiến trình tổ chức dạy học :
1) ổn định:
 2) Kiểm tra bài :
 3) Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới 
ÚHoạt động 1: GV cho HS nhắc lại đề và tìm hiểu đề.
I. Đề:
 - Kể lại một truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.
1/ Xác định đề:
 a) Thể loại: Văn tự sự (kể chuyện).
 b) Nội dung: Kể một truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.
 c. Yêu cầu cụ thể: 
 Bước 1: Lâp ý bằng cách liệt kê các ý chính .
 Bước 2: Viết bài .
ÚHoạt động 2: Trả bài và hướng dẫn HS xây dựng đán án: 
 1. Trả bài:
 2. Hướng dẫn học sinh xây dựng đáp án: 
 a. Lập ý: 
- Sự ra đời của Thánh Gióng.
- Thánh Gióng biết nói và đòi đánh giặc.
- Gióng lớn nhanh như thổi.
- Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, mặc áo giáp sắt đi đánh giặc.
- Thánh Gióng đánh tan giặc.
- Gióng lên núi cởi áo giáp sắt bay về trời.
- Vua lập đền thờ phong danh hiệu.cho Gióng ; - Dấu tích của Gióng
 b. Viết bài: 
a. Mở bài: (1,5 điểm) - Sự ra đời của Thánh Gióng.
 C1. Ngày xưa ở làng Gióng có một chú bế rất kỳ lạ. Đã lên ba mà vận không biết nói biết cười, biết đị 
 C2. Người nước ta không ai là không biết Thánh Gióng . Thánh Gióng là một người đặc biệt . Khi đã ba tuổi mà vẫn không biết nói , biết cười , biết đi.
b. Thân bài: (6 điểm) 
 Ngày ấy giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, vua sai sứ giả đI cầu người tài ra đánh giặc cứu nước. Khi tới làng Gióng..
- Thánh Gióng biết nói và đòi đánh giặc.
- Gióng lớn nhanh như thổi.
- Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, mặc áo giáp sắt đi đánh giặc.
- Thánh Gióng đánh tan giặc.
- Gióng lên núi cởi áo giáp sắt bay về trời.
c. Kết bài: (1,5 điểm) Vua nhớ công ơn 
 3. Nhận xét: 
a) Ưu điểm:
- Bám sát yêu cầu đề, làm rõ các phần của bài văn.
- Vận dụng kiến thức của bài văn tự sự vào việc làm bài.
- Trình bày rõ ràng, sạch sẽ, cẩn thận.
Ví dụ :Lớp A1 có; Sim; Nam ; Linh; Duyên; THảo; Thêm; Trang;
 Lớp A3: có Chi; Hương; Linh, Phương; 
 Lớp A5: có Trang, Châu Vi, Diễm.. 
 b) Khuyết điểm:
- Bài làm chưa sát với yêu cầu đề.( HS lập ý còn yếu , vì không năm chắc cốt truỵện) 
- Chưa làm rõ các phần, không biết tách đoạn.
- Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ. 
- Chữ viết cẩu thả, không rõ ràng.
Ví dụ :Lớp A1:Yến ; Tâm; Tài; Hiếu; Đoàn; 
 Lớp A3: Chiến; Hiệp Dự; Ngũ; Nguyên; Phước; Văn; Vinh ; Võ.; 
 Lớp A5: Bắc, Hưng. Khoa, Long, Trinh, Trường, 
ÚHoạt động 3: Chữa lỗi ở bài làm của HS
1/ Lỗi chính tả:
- vẩy -> vẫy; sinh đẹp -> xinh đẹp;
- thánh gióng -> Thánh Gióng.
 2/ Viết tắt:
- Ko -> không; Hùng Vương thứ 16 -> 
Hùng Vương thứ mười sáu.
 3/ Diễn đạt lủng củng, ý sai:
- Cách đây ở thế kỷ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương đẹp tuyệt trần và người cha của nàng là vua Hùng Vương muốn kén rể cho con gái mình 
-> Hùng Vương thứ mười tám có một cô công chúa rất xinh đẹp nên ông muốn kén cho con một người chồng thật tài giỏi để đem lại hạnh phúc cho nàng.
* Hoạt dộng 4: học sinh tự chữa bài và trao dổi bài với bạn đẻ tham khảo: 
 * Hoạt dộng 5: 
 4) Củngcố:
 - GV tổng kết, tuyên dương bài làm tốt, phê bình bài làm sơ sài.
 - GV chọn ra 2 bài làm đạt điểm cao -> yêu cầu HS đọc để các bạn học tập.
 5) Dặn dò:
 - Xem lại bài viết và những ưu khuyết điểm được nhận xét trong bài.
 - Xem lại kiến thức về văn tự sự.
 - Chuẩn bị bài: Em bé thông minh:
 + Đọc kĩ băn bản và soạn bài.
 + Chuẩn bị theo nhóm để trình bày: nhóm 4 -> câu 2; nhóm 5 -> câu 3; nhóm 6 -> câu 4. 
Câu hỏi: 
 Kể về sự ra đời của Thạch Sanh như vậy nhân dân ta muốn nói gì?
NHóM Số: 
Gợi ý:
Trả lời của học sinh
- Thạch sanh là con của nhà quý tộc hay dân thường? Anh có cuộc đời và số phận có gần gủi với nhân dân không.
- Kể về sự ra đời như vậy nhân dân ta muốn tô đậm sự kỳ lạ và tính chất đẹp đẽ cho anh hay hạ thấp hình ảnh của anh. 
- nhân dân ta muốn nói những con người bình thường có thể có khả năng, phẩm chất kỳ lạ khác thường không? 
Chúc các em học giỏi !
 Kể về sự ra đời của Thạch Sanh như vậy nhân dân ta muốn nói gì?
NHóM Số: 
Gợi ý:
Trả lời của học sinh
- Thạch sanh là con của nhà quý tộc hay dân thường? Anh có cuộc đời và số phận có gần gủi với nhân dân không.
- Kể về sự ra đời như vậy nhân dân ta muốn tô đậm sự kỳ lạ và tính chất đẹp đẽ cho anh hay hạ thấp hình ảnh của anh. 
- nhân dân ta muốn nói những con người bình thường có thể có khả năng, phẩm chất kỳ lạ khác thường không? 
Chúc các em học giỏi !

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 6 TUAN 6 3 COT HAY.doc