Giáo án Ngữ văn 6 tuần 4 tiết 13: Văn học: văn bản: Sự tích Hồ Gươm (truyền thuyết)

Giáo án Ngữ văn 6 tuần 4 tiết 13: Văn học: văn bản: Sự tích Hồ Gươm (truyền thuyết)

Văn học: Văn bản: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

(Truyền thuyết)

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của một số hình ảnh trong truyện.

- Kể lại được truyện

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên:

 + Chuẩn bị tranh ảnh về vùng Lam Sơn, đền thờ vua Lê ở Thanh Hoá, Cảnh Hồ Gươm.

+ Bảng phụ nửa mặt câu hỏi, nửa mặt sau trả lời

- Học sinh: Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới

 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số

 II. Bài cũ:

- Hãy kể truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh bằng lời văn bản thân.

- Theo dõi cuộc giao tranh của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh em thấy chi tiết nào nổi bật và quan trọng nhất? Vì sao?

- Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh.

III. Tiến trình tổ chức bài mới:

1. Giới thiệu bài mới

2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 

doc 4 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tuần 4 tiết 13: Văn học: văn bản: Sự tích Hồ Gươm (truyền thuyết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/9/2009	TUẦN 4 - BÀI 04
Tiết 13 
Văn học: Văn bản: 	SỰ TÍCH HỒ GƯƠM 
(Truyền thuyết)	
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của một số hình ảnh trong truyện.
- Kể lại được truyện
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên:
 + Chuẩn bị tranh ảnh về vùng Lam Sơn, đền thờ vua Lê ở Thanh Hoá, Cảnh Hồ Gươm.
+ Bảng phụ nửa mặt câu hỏi, nửa mặt sau trả lời
- Học sinh: Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số
 II. Bài cũ: 
- Hãy kể truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh bằng lời văn bản thân.
- Theo dõi cuộc giao tranh của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh em thấy chi tiết nào nổi bật và quan trọng nhất? Vì sao?
- Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh. 
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài mới 
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NÔỊ DUNG HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản
Đọc ,tóm tắc, tìm hiểu chú thích
I- ĐỌC -TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
- Giới thiệu người kể truyện
1- Do Nguyễn Đổng Chi kể lại
- Hướng dẫn học sinh cách đọc: chậm rãi, gợi không khí cổ tích
- Giáo viên đọc 1 đoạn và cho học sinh đọc tiếp đến hết 
- Hãy nêu các sự việc chính trong truyện?
- Giáo viên cho học sinh đọc chú thích 1, 3, 4, 6, còn lại về tham khảo
* Các sự việc chính:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Lê Thận nhặt lưỡi gươm gia nhập nghĩa quân
- Lê Lợi nhặt được chuôi gươm
- Lê Thận dâng gươm
- Lê Lợi dùng gươm thần đánh tan giặc Minh
- Lê lợi trả lại gươm
- Hồ Tả Vọng đổi tên Hồ Gươm 
2- Đọc truyện
- Câu chuyện có thể chia mấy phần chính? Nội dung mỗi phần
- 2 phần:
+ Từ đầu  đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần
+ Còn lại: Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại thanh gươm
3- Bố cục: 2 phần
* Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
Tìm hiểu chi tiết văn bản
II- Phân tích
- Vì sao Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần?
- 2 nguyên nhân: 
+ Giặc Minh đô hộ, làm nhiều điều bạo ngược khiến nhân dân căm giận
+ Ở vùng Lam Sơn nghĩa quân nổi dậy chống lại nhưng thế lực yếu
1- Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần
- Nghĩa quân Lam Sơn do chủ tướng Lê Lợi chỉ huy nhận gươm như thế nào?
" Dẫn dắt: Cách cho mượn gươm của Long Quân không đơn giản tí nào mà lại vòng vèo, quanh co làm cho câu chuyện trở nên li kì, hấp dẫn và hiêng liêng huyền bí. Các sự việc đó có ý nghĩa như thế nào? Các tổ cùng nhau thảo luận các ý
- Lê Thận: sau 3 lần đánh cá nhặt được lưỡi gươm dưới nước " gia nhập nghĩa quân
- Lê Lợi: Thấy ánh sáng lạ trên ngọn đa, trèo lên nhặt được chuôi gươm nạm ngọc
 Lưỡi gươm có hai chữ “Thuận Thiên” có ý nghĩa gì?
 Lưỡi gươm có 2 chữ “Thuận Thiên” làm tăng thêm uy tín của Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa. Chứng tỏ nghĩa quân Lam Sơn hành động theo ý trời, theo lòng người, sáng ngời chính nghĩa.
‚ nêu ý nghĩa của việc Long Quân để luỡi gươm dưới nước, chuôi gươm để trên rừng?
‚ Lưỡi gươm ở dưới nước, chuôi gươm trên rừng chứng tỏ khả năng cứu nước của nhân dân ta có khắp nơi, từ miền sông nước đến miền sông núi.
ƒ Tuy ở 2 nơi, hai thời điểm khác nhau nhưng lưỡi gươm tra vào chuôi gươm vừa như in đã chứng tỏ điều gì?
ƒ Lưỡi gươm tra vào chuôi gươm vừa như in chứng tỏ nghĩa quân trên dưới một lòng, thống nhất ý chí, thống nhất lực lượng
„ Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm lên Lê Lợi có ý nghĩa gì?
" Giáo viên gợi ý học sinh từ các chi tiết cụ thể tìm nghĩa bóng, nghĩa tượng trưng của chúng
" Dẫn dắt: Để thấy rõ những chi tiết trao gươm thần trong các truyền thuyết Việt Nam các em hãy đọc thêm câu chuyện “Ấn, kiếm Tây Sơn”
" Kết luận: Sự nghiệp của Lê Lợi và nghĩa quân là chính nghĩa nên được cả thần linh ủng hộ, giúp đỡ
„ Câu nói của Lê Thận chứng tỏ vai trò của chủ tướng Lê Lợi và khẳng định quyết tâm tự nguyện chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp cứu nước, cứu dân của nghĩa quân.
- Chứng tỏ sự nghiệp của Lê Lợi và nghĩa quân là chính nghĩa nên được cả thần linh ủng hộ, giúp đỡ
- Trong tay Lê Lợi, gươm thần đã phát huy tác dụng như thế nào ?
" Giáo viên giải thích thêm: “Gươm thần tung hoành, gươm thần mở đường” là cách nói hình tượng thể hiện tác dụng màu nhiệm của vũ khí lợi hại trong tay nghĩa quân
- Gươm thần tung hoành các trận địa làm cho quân Minh bạt vía.
- Nghĩa quân không trốn tránh, chủ động tìm giặc đánh
- gươm thần mở đường cho nghĩa quân đuổi không còn 1 bóng giặc.
- Khi nào Long Quân cho đòi gươm ? Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra như thế nào?
" Cho học sinh xem tranh
" Dẫn dắt: Việc Long Quân sai Rồng Vàng đòi lại gươm và vua Lê trả gươm đã trở thành nguyên nhân hồ Tả Vọng đổi tên
- Long Quân đòi gươm khi đất nước đã thái bình, Lê Lợi lên làm vua được 1 năm, cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.
- Cảnh đòi gươm
2- Long Quân sai Rồng Vàng đòi lại thanh gươm
- “Hoàn kiếm” là 1 từ Hán - Việt" em nào giải thích nghĩa
- Hoàn: Trả; Kiếm: Gươm " Trả lại gươm
- Hồ Tả Vọng đổi thành Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm)
- Qua việc tìm hiểu văn bản em nào nêu được ý nghĩa của truyện ?
- Dựa vào ghi nhớ
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện ghi nhớ:
Khái quát nội dung bài học.
* Ghi nhớ: SGK trang 43
- Cho học sinh đọc ghi nhớ để khắc sâu ý nghĩa
Mở rộng: Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rồng Vàng ? Theo em hình tượng Rồng Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?
- An Dương Vương
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh thực hiện luyện tập
Giải bài tập.
III- Luyện tập
- Bài tập 2: Giáo viên cho em đọc đề bài.
1 - Vì không thể hiện được tính chất toàn dân của cuộc kháng chiến.
1- Nếu vậy tác phẩm không thể hiện được tính chất toàn dân của cuộc kháng chiến.
- Bài tập 3: học sinh đọc đề, Giáo viên yêu cầu thảo luận
3- Ý nghĩa sẽ bị giới hạn vì lúc này Lê Lợi về thành Thăng Long. Trả gươm ở Thăng Long thể hiện tư tưởng yêu hoà bình và tinh thần cảnh giác.
3- 
- Bài tập 4: Cho học sinh nhắc lại khái niệm truyền thuyết và các truyện đã học.
4- Định nghĩa truyền thuyết (SGK trang 7)
- Kể 5 truyện đã học
IV. Củng cố: Nêu ý nghĩa của truyện? Em thấy các yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo của truyện đã học có gì khác ? (ít hơn vì thuộc truyền thuyết sau thời vua Hùng)
 V. Dặn dò: Học bài, làm bài tập 3 Sách bài tập trang 20. Chuẩn bị tiết Tập làm văn.
–&—

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 13.doc