Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 30, Tiết 123: Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử - Năm học 2005-2006

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 30, Tiết 123: Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử - Năm học 2005-2006

I. YÊU CẦU : Giúp HS:

 - Bước đầu nắm được văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học lọi văn bản đó.

 - Hiểu được ý nghĩa làm “Chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên. Từ đó, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước.

- Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi kí.

II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Soạn giáo án, tham khảo tài liệu SGK, SGV, sách tự học.

- HS : Soạn bài ở nhà theo gợi ý SGK.

 

doc 3 trang Người đăng vanady Lượt xem 1219Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 30, Tiết 123: Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 31
Tiết: 123
 Ngày soạn : 12/04/2006 
 Ngày dạy : 18/04/2006 
 CẦU LONG BIÊN – CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ 
I. YÊU CẦU : Giúp HS:
 - Bước đầu nắm được văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học lọi văn bản đó.
 - Hiểu được ý nghĩa làm “Chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên. Từ đó, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước.
- Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi kí.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn giáo án, tham khảo tài liệu SGK, SGV, sách tự học.
- HS : Soạn bài ở nhà theo gợi ý SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
+ Hoạt động 1 : Khởi động ( 5 phút)
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
 - Giới thiệu bài mới.
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
Hỏi : Ngọn nguồn của lòng yêu nước được tác giả lí giải như thế nào?
- GV giới thiệu bài mới.
- Báo cáo sỉ số.
- HS trả lời cá nhân. 
- Nghe, ghi tựa bài.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu chung – Phân tích văn bản.(30 phút)
I. Tìm hiểu chung về văn bản nhật dụng:
 SGK.
II. Phân tích :
1. Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên:
 - Bắc qua sông Hồng Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 do kiến trúc sư người Pháp Ep-phen thiết kế.
- Lúc đầu có tên là cầu Đu-me (sau 1945 đổi tên là cầu Long Biên). Chiều dài của cầu là 2290m, nặng 17 nghìn tấn.
- Là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt.
2. Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử :
 + Nhân chứng cho sự thắng lợi của cuộc CM tháng 8, của cuộc sống lao động hoà bình.
-> Giàu hình ảnh, cảm xúc, gọi cảm giác êm đềm, thư thái.
 + Nhân chứng cho cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp gian khổ mà hào hùng.
 + Cầu Long Biên là mục tiêu ném bom của Đế quốc Mỹ.
-> Phép nhân hoá, miêu tả, bày tỏ cảm xúc => diễn tả tính chất đau thương và anh dũng của cuộc chiến tranh chống Đế quốc Mỹ và bộc lộ tình yêu thương của tác giả đối với cây cầu.
 3. Ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện tại:
 - Nhân chứng cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước.
- Cầu Long Biên là nhân chứng cho tình yêu của mọi người đối với Việt Nam, là nhịp cầu của hoà bình và thân thiện, là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả.
 . 
- Gọi HS đọc văn bản và chú thích dấu sao. 
Hỏi : Em hiểu gì văn bản nhật dụng ? 
- GV : Cụ thể ở văn bản này là đề cặp đến vấn đề: lịch sử, xã hội, chính trị. Em hãy tìm bố cục cho bài văn.
- Cho HS xem lại đoạn 1.
Hỏi: Em biết được điều gì về cầu Long Biên qua đoạn văn trên?
- GV nhận xét.
- Cho HS xem lại đoạn 2.
 Hỏi: Năm 1945 cầu Đu-me đổi tên thành cầu Long Biên. Điều đó có ý nghĩa gì?
 Những dòng thơ tả cảnh đông vui, nhộn nhịp trên cầu ở SGK, những ấn tượng về màu xanh nơi bờ bãi sông Hồng gợi yên tĩnh trong tâm hồn. Thời kì này cầu Long Biên làm nhiệm vụ chứng nhân gì?
Hỏi : Em có nhận xét gì về lời văn của đoạn này?
Hỏi Những cuộc chiến tranh nào đã đi qua trên cầu Long Biên?
Hỏi : Vai trò nhân chứng của cầu Long Biên trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ được kể lại qua những sự việc nào?
Hỏi : Em có nhận xét gì về lời văn của đoạn này?
- Cho HS xem lại đoạn cuối.
Hỏi : Trong sự nghiệp đổi mới, chúng ta có thêm những cây cầu nào bắc qua sông Hồng ?
Hỏi : Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa chứng nhân gì?
Hỏi : Câu văn cuối “Tôi còn .Việt Nam”gợi cho em những suy nghĩ gì về cầu Long Biên và tác giả của bài viết này?
 - GV nhận xét. Chốt lại ý.
- Đọc .
- HS dựa vào phần chú thích -> trả lời.
- Tìm bố cục: 3 phần.
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân: Đó là cây cầu thắng lợi của cuộc CM tháng 8 giành độc lập tự do.
- HS trả lời : Giàu hình ảnh và cảm xúc.
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân. 
- Cầu Thăng Long và cầu Chương Dương.
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân.
- Nghe.
+ Hoạt động 3: Thực hiện ghi nhớ. (5 phút)
III.Tổng kết: Ghi nhớ SGK.
- GV yêu cầu HS khái quát nội dung, nghệ thuật của bài -> Ghi nhớ.
- Trả lời theo ghi nhớ.
- Đọc.
+ Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò. (5 phút) 
 - Củng cố:
- Dặn dò:
Hỏi : Vì sao tác giả lại đặt tên cho văn bản là :Cầu Long Biên .. ?
- Hướng dẫn HS:
 + Học bài.
 + Chuẩn bị : Viết đơn..
- HS trả lời cá nhân. .
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

Tài liệu đính kèm:

  • doce5-123-CAULONGBIEN...........doc