Giáo án Ngữ văn 6 tuần 3 tiết 10: Tiếng việt: Nghĩa của từ

Giáo án Ngữ văn 6 tuần 3 tiết 10: Tiếng việt: Nghĩa của từ

 Tiếng việt: NGHĨA CỦA TỪ

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm:

- Thế nào là nghĩa của từ

- Một số cách giải thích nghĩa của từ

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên:

 + Bảng phụ ghi sẵn 3 chú thích: Tập quán, lẫm liệt, nao núng - Gạch sẵn 3 từ đó.

 + Kẻ sẵn bảng phân loại.

- Học sinh: .tìm hiểu trước bài tập

C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới

 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, tác phong.

 II. Bài cũ:

- Phân biệt từ thuần Việt và từ mượn? Bộ phận quan trọng của từ mượn tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng nước nào?

- Kiểm tra bài tập 5 trang 11 sách bài tập.

III. Tiến trình tổ chức bài mới:

1. Giới thiệu bài mới

2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 

doc 5 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tuần 3 tiết 10: Tiếng việt: Nghĩa của từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/9/2009	
Tiết 10 
 Tiếng việt: NGHĨA CỦA TỪ 	
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm:
- Thế nào là nghĩa của từ
- Một số cách giải thích nghĩa của từ
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: 
 + Bảng phụ ghi sẵn 3 chú thích: Tập quán, lẫm liệt, nao núng - Gạch sẵn 3 từ đó.
 + Kẻ sẵn bảng phân loại.
- Học sinh: .tìm hiểu trước bài tập
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, tác phong.
 II. Bài cũ: 
- Phân biệt từ thuần Việt và từ mượn? Bộ phận quan trọng của từ mượn tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng nước nào?	
- Kiểm tra bài tập 5 trang 11 sách bài tập.
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài mới 
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh phân tích mẫu:
Tìm hiểu nghĩa của từ.
I- Nghĩa của từ
- Đưa bảng phụ đã trích 3 chú thích
+ Con Rồng cháu Tiên: .. “kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau”
+ Thánh Gióng: “ Tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt”
+ Sơn Tinh Thuỷ Tinh  “Sơn Tinh không hề nao núng” 
- Hãy đọc lớn 3 từ gạch chân và đọc phần chú thích đó?
Đọc và trả lời câu hỏi.
- Nếu lấy dấu : làm chuẩn thì mỗi chú thích gồm mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
- Gồm 2 bộ phận:
+ Bên trái là các từ in đậm
+ Bên phải là các từ ngữ in thường.
- Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ?
"Giáo viên giải thích thêm: Khi viết 1 chú thích, 2 bộ phận ngăn cách nhau bằng dấu : , khi nói thì có thể thay dấu : bằng từ “là”
- Bộ phận in thường
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm nghĩa của từ
- Cho học sinh quan sát mô hình trong sách giáo khoa trang 35 rồi giải thích. Từ là đơn vị có 2 mặt nội dung và hình thức. Trong đó hình thức là cái vỏ âm thanh của từ. Vậy theo em nghĩa của từ ứng với nội dung hay hình thức của từ? Cho biết nội dung và hình thức của từ “Phấn”
" nhấn mạnh: Nghĩa của từ chính là nội dung mà từ biểu thị.
- Ứng với nội dung
- Phấn:
+ Nội dung: Viên màu trắng, đỏ, xanh  dùng để viết bảng
+ Hình thức: Là 1 từ đơn
- Hãy nhắc lại nghĩa của từ là gì?
- Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ 1
* Ghi nhớ 1 trang 35
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cách giải thích nghĩa của từ:
Tìm hiểu cách giải nghĩa của từ.
2- Cách giải thích nghĩa của từ
- Bốn văn bản Con Rồng cháu Tiên, “Thánh Gióng”, “Sơn Tinh Thuỷ Tinh” và “Bánh chưng báng giầy” thuộc thể loại gì?
- Truyền thuyết
- Em nào có thể nhắc lại khái niệm về truyền thuyết?
" chốt ý: Khái niệm truyền thuyết mà em vừa giải thích chính là nghĩa mà từ biểu thị " giới thiệu cách 1, học sinh nhắc lại
* Giáo viên đưa bài tập nhanh: hãy giải thích từ “cây”, “đi” theo cách trên?
 " Chọn 5 em chạy trước. 
 " Chấm " nhận xét
* Bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Cây: một loại thực vật có rễ, thân, cành, lá 
- Đi: Di chuyển cơ thể bằng chân với tốc độ bình thường
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- Trong 3 câu sau, từ “lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm” có thể thay thế cho nhau được không? tại sao?
a – Đó là tư thế lẫm liệt của người anh hùng
b – Đó là tư thế hùng dũng của người anh hùng
c – Đó là tư thế oai nghiêm của người anh hùng
- 3 từ đó có thể thay thế cho nhau được vì chúng đều không thay đổi sắc thái ý nghĩa và nội dung thông báo
- Ba từ có thể thay thế cho nhau được gọi là gì?
- Từ đồng nghĩa
- Đưa ra từ đồng nghĩa
- Vậy từ “lẫm liệt” được giải thích nghĩa bằng cách nào?
- Bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa
- Cho 4 em đại diện 4 tổ tìm từ trái nghĩa với các từ sau: Cao thượng, sáng sủa, nhẵn nhụi, chăm chỉ
- Bằng một trong các từ tìm được em hãy giải thích nghĩa của từ “cao thượng”?
- Cao thượng: Nhỏ nhen, ti tiện, đê hèn, hèn hạ
- Sáng sủa: Tối tăm, hắc ám, u ám, nhem nhuốc
- Nhẵn nhụi: sù sì, nham nhở, mấp mô, lởm chởm
- Chăm chỉ: Lười biếng, lười nhác, nhớn nhác
- Cao thượng: Không bao giờ nhỏ nhen, ích kỷ
- Từ cao “thượng” được giải thích nghĩa bằng cách nào?
- Bằng cách đưa ra từ trái nghĩa
- Đưa ra từ trái nghĩa
- Giáo viên giải thích từ “lềnh bềnh”: ở trạng thái nổi hẳn lên trên bề mặt và trôi nhẹ nhàng theo làn sóng, làn gió Từ lềnh bềnh được giải thích bằng cách miêu tả sự vật, hành động mà từ biểu thị (bổ sung)
- Bằng cách miêu tả sự vật, hành động mà từ biểu thị
- Miêu tả sự vật, hành động mà từ biểu thị.
- Giáo viên gọi 1 em trả lời từ “ nao núng” được giải thích nghĩa bằng cách nào?
- Bằng cách đưa ra từ động nghĩa và trái nghĩa
* Hoạt động 4: giúp học sinh khái quát nội dung đã học và cho học sinh đọc ghi nhớ 2
Khái quát nội dung bài học.
* Ghi nhớ 2 trang 35
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Giải bài tập .
- Giáo viên treo bảng phụ kẻ sẵn " hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 theo tổ 
Chú
Cách giải thích nghĩa của từ
thích
TB
KN
Đưa từ ĐN, TN
Miêu tả sự việc, hành động
- Cầu hôn
X
- Tảo hôn
X
- Lạc hầu
X
- Phán
X
II - Luyện tập
1- Nêu cách giải thích nghĩa của từ
- Cho học sinh đọc đề bài tập 2, xác định yêu cầu đề bài
2- Học tập, học lỏm, học hỏi, học hành
2- Điền từ thích hợp
- Cho học sinh đọc bài tập 3, nêu yêu cầu, làm vào vở
" gọi 3 em trả lời
3- Trung bình, trung gian, trung niên
3- Điền từ thích hợp
- Cho học sinh đọc bài tập 4, xác định yêu cầu
" treo bảng phụ kẻ sẵn khung để học sinh điền
Từ
Nghĩa của từ
Cách giải thích
- Giếng
- Hố đào thẳng, sâu xuống lòng đất để lấy nước
- TBKN
- Rung rinh
- Chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp
- Miêu tả sự vật
- Hèn nhác
- Không có can đảm (dũng cảm)
- Dưa từ trái nghĩa
4- Giải thích nghĩa của từ
- Cho học sinh bài tập 5
+ Giải nghĩa từ “Mất”
- Mất: Không còn (trái nghĩa với còn)
5- Giải nghĩa từ
- Cái gì mà mình biết nó ở đâu thì có gọi là mất không?
" Giáo viên dẫn dắt: Nhân vật Nụ đã giải thích rằng cái ống vôi của cô không mất vì đã biết nó nằm dưới đáy sông
"Kết luận: So với cách giải nghĩa ở bước 1 là sai nhưng so với cách giải nghĩa trong văn cảnh của truyện thì đúng và rất thông minh " Đó là điều thú vị của bài tập này.
- Đã biết ở đâu sao gọi là mất
IV. Củng cố: 
+ Hãy cho biết nội dung và hình thức của từ “xe đạp”. (Hình thức: là từ ghép; Nội dung: Chỉ một loại phương tiện giao thông phải đạp bằng chân mới di chuyển)	
	+ Nhắc lại các cách giải thích nghĩa của từ đã học
V. Dặn dò:
+ Làm bài tập 6,7 sách bài tập trang 17
+ Chuẩn bị trước tiết tập làm văn 
–&—

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt10.doc