Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 27-28 - Năm học 2007-2008 - Trương Thị Thanh Tuyền

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 27-28 - Năm học 2007-2008 - Trương Thị Thanh Tuyền

 GV: Sử dụng bảng phụ (treo bảng): Hai bài thơ “Đêm nay Bác không ngũ” và “Tiếng thu”

 HS: Đọc 2 bài thơ.

 GV: Em hãy nhận xét: - Về số chữ trong 2 bài thơ.

 - Về hình thức trình bày của 2 bài thơ.

 GV: Em rút ra kết luận gì về khổ thơ.

 Nhận xét về cách gieo vần ở khổ 1 & 2.

 GV: Để diễn đạt bài thơ cho diễn cảm, em cần lưu ý thêm điều gì?

 GV: Đọc bài thơ 1.

 GV: Hãy trình bày sự hiểu biết của em về thể thơ 5 chữ.

 HS: Đã sưu tầm ở nhà, vào lớp đọc lại thuộc lòng và diễn cảm.

 HS: Hoạ theo thơ.

 

doc 13 trang Người đăng vanady Lượt xem 1355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 27-28 - Năm học 2007-2008 - Trương Thị Thanh Tuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
- Tiết 105, 106: Viết bài TLV tả người.
- Tiết 107: Các thành phần chính của câu.
- Tiết 108: Thi làm thơ 5 chữ.
Ngày soạn: 19/03/2006
Tiết 105, 106
BÀI VIẾT TLV TẢ NGƯỜI
Đề: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, )
Ngày soạn: 20/03/2006
Tiết 107
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
I. Mục tiêu bài học:
Qua tiết dạy, HS tiếp thu được: Củng cố và nâng cao kiến thức về các thành phần chính của câu đã học ở tiểu học.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 	Kiểm tra việc chuẩn bị bài soạn của HS.
2. Giới thiệu: (Trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy + Trò
Ghi bảng
I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ:
 Ở tiểu học các em đa học những thành phần nào của câu?
1. Các thành phần câu đã học:
 - Thành phần chính: Chủ ngữ, Vị ngữ.
 - Thành phần phụ: Trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ.
 Hãy xác định câu sau có những thành phần nào? “ Chẳng bao lâu, tôi trở thành chàng  tráng”
 GV: Ta thử bỏ đi thành phần TN câu có ý nghĩa không? Bỏ CN? Bỏ VN câu như thế nào?
 HS: Đọc lại ghi nhớ.
2. Xác định thành phần câu:
 - Chẳng bao lâu: Trạng ngữ.
 - Tôi: Chủ ngữ.
 - Trở thành  cường tráng: Vị ngữ.
 * Ghi nhớ: SGK Tr92
II. Vị ngữ:
 GV: Em thấy VN có đặc điểm gì?
1. Đặc điểm:
 - Can kết hợp với “dã” - phó từ chỉ quan hệ thời gian.
 - Trả lời cho những câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì?
 GV: Em hãy phân tích các ví dụ để tìm hiểu các VN có cấu tạo như thế nào?
2. Phân tích:
 a. ra đứng  Cụm động từ – có 2 VN
 b. Có 1 VN “Năm  “ – cụm Đ từ.
 c. Có VN là cụm danh từ: là người  VN.
 * Ghi nhớ: SGK Tr93
III. Chủ ngữ:
 Mối quan hệ:
 * HS đọc ghi nhớ 2, SGK Tr93
 a. Tôi: Đại từ.
 b. Chợ năm căn: Cụm DT
 c. Cây tre: Danh từ.
 (4 danh từ làm chủ ngữ)
IV. Luyện tập:
 1. Xác định CN, VN, Cấu tạo:
 Câu 1:
 Câu 2: 	Đôi càng tôi:	CN – cụm DT.
 	 Mẫm bóng:	VN – cụm TT.
 Câu 3:	Những cái vuốt:	CN – cụm DT.
 	 Cứ  hoắt:	 2 VN – cụm TT và T từ.
 Câu 4:	Tôi: 	CN.
 	 Co cẳng lên: 	VN là cụm T từ.
	 Phanh phách:	VN là cụm ĐT.
 Câu 5:	Những ngọn cỏ:	cụm DT
	 Gãy sạp:	VN là ĐT
 2. Đặt câu:
4. Củng cố: 
HS đọc lại các ghi nhớ.
	Vị ngữ có những đặc điểm gì?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc lòng các ghi nhớ.
- Làm các bài tập 2, 3, 4.
- Chuẩn bị tiết 108 “Thi làm thơ 5 chữ”.
Ngày soạn: 21/03/2006
Tiết 108
THI LÀM THƠ 5 CHỮ
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS ôn lại và nắm chắc hơn đặc điểm và yêu cầu của thể thơ 5 chữ.
- Cho HS làm quen với các hoạt động và hình thức tổ chức học tập đa dạng, vui bổ ích, lý thú.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Hãy nêu các thành phần câu đã học?
	- Phân tích các thành phần trong câu sau: “ Tôi dậy từ canh tư, ngồi đó rình mặt trời lên.”
2. Giới thiệu: (Trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy + Trò
Ghi bảng
 GV: Sử dụng bảng phụ (treo bảng): Hai bài thơ “Đêm nay Bác không ngũ” và “Tiếng thu”
Tìm hiểu bài:
 HS: Đọc 2 bài thơ.
 GV: Em hãy nhận xét: - Về số chữ trong 2 bài thơ.
 - Về hình thức trình bày của 2 bài thơ.
 GV: Em rút ra kết luận gì về khổ thơ.
 Nhận xét về cách gieo vần ở khổ 1 & 2.
 GV: Để diễn đạt bài thơ cho diễn cảm, em cần lưu ý thêm điều gì?
 GV: Đọc bài thơ 1.
 GV: Hãy trình bày sự hiểu biết của em về thể thơ 5 chữ.
1. Đặc điểm của thể thơ 5 chữ (ngụ ngôn):
 - Số chữ: Mỗi dòng 5 chữ.
 - Khổ thơ: 4 câu hoặc 2 câu hoặc không chia khổ.
 - Vần: Thay đổi, không nhất thiết là vần liên tiếp. 
 HS: Đã sưu tầm ở nhà, vào lớp đọc lại thuộc lòng và diễn cảm.
 HS: Hoạ theo thơ.
2. Thi làm thơ 5 chữ:
 a. Thi làm thơ 5 chữ đã học (từ cấp 1 ® lớp 6).
 b. Hoạ theo thơ.
 c. Làm thơ với vần nối tiếp.
 d. Đọc và bình thơ.
4. Củng cố:
- Nêu lên các đặc điểm của thể thơ 5 chữ
- Một vài HS đọc bài thơ đã làm
5. Hướng dẫn học bài:
- Nắm kỉ các đặc điểm của thể thơ 5 chữ
- Đọc và soạn bài “Cây tre Việt Nam”.
Tuần 28
- Tiết 109: Cây tre Viêït Nam.
- Tiết 110: Câu trần thuật đơn.
- Tiết 111: Lòng yêu nước.
- Tiết 112: Câu trần thuật đơn có từ là.
Ngày soạn: 26/03/2005
Tiết 109
CÂY TRE VIỆT NAM
 	 (Trích bút ký – thuyết minh Cây tre Viêït Nam – Thép Mới)
I. Mục tiêu bài học:
Qua việc đọc diễm cảm, phân tích, giúp HS cảm nhận giá trị nhiều mặt của cây tre trong sự gắn bó với cuộc sống của nông dân Việt Nam, biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Qua bài “Cô Tô” em có nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Tuân.
Cảnh thiên nhiên trong “Cô Tô” thật trong sáng, tươi đẹp, em thích cảnh nào nhất? Hãy miêu tả lại cảnh ấy.
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy + Trò
Ghi bảng
? Em hãy nêu 1 vài chi tiết về tác giả và tác phẩm.
I. Vài nét về tác giả – tác phẩm: SGK Tr98
GV: HD HS đọc diễm cảm, GV đọc “từ đầu  như người”
HS: đọc “tiếp  thuỷ chung”
GV: HS tìm hiểu các từ chú thích Tr98, 99
GV: Bài văn có mấy phần? HS: 4 phần.
GV: Nêu ND chính của mỗi phần?
P1: Từ đầu  bạn, HS: Tre là người bạn của nh/dân.
P2. Vẽ đẹp của tre.
P3. Tre gắn liền với đời sống của nhân dân VN.
P4. Tre là hình ảnh tượng trưng cho đức tính người VN.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Bố cục: 4 phần.
2. Phân tích:
GV: Vì sao có thể nói “cây tre là người bạn của nông dân VN, bạn của nhân dân VN”
HS: Tre có mặt ở mọi miền đất nước ta.
? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và trong cuộc sống.
? Để thể hiện những phẩm chất của cây tre, tác giả dùng thủ pháp nghệ thuật gì?
a. Những phẩm chất của cây tre:
 - Ở đâu tre cũng xanh tốt.
 - Dáng mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhản.
 - Cứng cáp, dẽo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí như người.
Þ Nghệ thuật nhân hoá
HS: Đọc diễm cảm đoạn 2
? Ngoài phẩm chất tốt, tre còn có vai trò như thế nào đối với đời sống con người Việt Nam?
? Em hiểu thế nào về cách nói “Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”
GV giảng: Cây tre là hoán dụ để chỉ con người VN thấm thiết tâm tình bạn bè, hoá thân thành trăm nghìn đồ vật, công việc khác như: Tre đã xã thân cùng con người VN, XD đất nước, Tre được tôn vinh “anh hùng”
b. Sự gắn bó của cây tre với con người và dân tộc Việt Nam:
 - Bóng tre trùm lên: âu yếm làng, bản, thôn, xóm. “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
 Tre với người vất vả quanh năm”
 - Tre là người nhà, tre khắng khít với đời sống hàng ngày.
 - Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta “Tre anh  chiến đấu”
Tác giả hình dung như thế nào về vị trí của cây tre?
c. Tre với dân tộc Việt Nam trong hiện đại và tương lai:
 - Trên đường trường ta vấn bước tre xanh vẫn là bóng mát.
 - Cây tre Viêït Nam.
Þ Tre là biểu tượng của đất nước, của dân tộc Việt Nam.
HS đọc ghi nhớ
III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK Tr100
IV. Luyện tập:
 Tìm trong cổ tích, ca dao, tục ngữ Việt Nam nói đến cây tre.
4. Củng cố: 
- Qua tìm hiểu văn bản, em hiểu thế nào về vai trò, ý nghĩa của cây tre đối với nhân dân Việt Nam?
	- Ca dao:
 	Tre già anh để pha nan
Lớn đan nong né, bé đan giần sàng
Gốc thì anh để kê giường
Ngọn ngành anh để cắm giàn trầu dưa.
5. Dặn dò:
	- Học thuộc ghi nhớ
- Soạn bài: “Câu trần thuật đơn”.
	+ Tìm hiểu khái niệm câu trần thuật đơn.
	+ Tác dụng của câu trần thuật đơn là gì?
Ngày soạn: 26/03/2005
Tiết 110
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
I. Mục tiêu bài học:
HS nắm vững:	- Khái niệm câu trần thuật đơn và các kiểu.
- Tích hợp phần văn bản “Cây tre Việt Nam”
- Kỹ năng nhận diện phân tích câu trần thuật đơn và sử dụng chúng trong nói và viết.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
	Câu 1. Bài văn “Cây tre Việt Nam” thuộc phương thức biểu đạt nào?
	. Tự sự	b. Nghị luận	c. Biểu cảm	d. Miêu tả
	Câu 2. Vì sao em biết đoạn văn “Cây tre Việt Nam” thuộc phương thức biểu đạt mà em đã khoanh tròn ở câu ( 1)?
a. Vì truyện nêu ý kiến đánh giá, bàn luận	b. Vì truyện tái hiện trạng thái sự vật, con người
c. Vì truyện bày tỏ tình cảm, cảm xúc	d. Vì truyện trình bày diễn biến sự việc
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy + Trò
Ghi bảng
HS: đọc kỹ đoạn văn mục I.1
GV: Đoạn văn gồm mấy câu?
Mục đích của các câu?
Phân loại câu theo mục đích nói
I. Câu trần thuật đơn là gì?
 1. Đoạn văn gồm 9 câu.
 2. a. Kể, tả, nêu ý kiến: 1, 2, 6, 9.
 b. Hỏi: câu 4.
 c. Bộc lộ cảm xúc: 3, 5, 8.
 d. Cầu khiến: 7.
Hãy xác định CN, VN trong 4 câu trần thuật
Em hãy phân, xếp loại?
Þ Nhóm câu có 1 cặp C – V : 1, 2, 9 gọi là câu gì? 
 (Câu trần thuật đơn)
Câu có 2 cặp C – V : 6 gọi là câu gì? 
 (Câu trần thuật ghép)
Căn cứ vào mục đích nói thì câu trần thuật đơn dùng để làm gì?
Þ HS đọc ghi nhớ SGK Tr101
 3. Xác định CN, VN và xếp thành 2 loại:
 Câu 1: Tôi / đã hếch răng lên, xì một  rõ dài
 CN VN
 Câu 2: Tôi / mắng.
 CN VN
 Câu 6: Chú mày / hội  này, to / nào  được.
 CN VN CN VN
 Câu 9: Tôi / về không một chút bận tâm.
 CN VN
II. Ghi nhớ: SGK/ Tr 101.
III. Luyện tập:
 1. Xác định câu đơn trần thuật và cho biết tác dụng:
 a. Câu 1: Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô là 1 ngày trong trẻo, sáng sủa Þ dùng để tả cảnh.
 b. Câu 2: Từ khi có Vịnh Bắc Bộ  như vậy Þ Nêu ý kiến nhận xét.
 2. a. Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật.
 b, c: tương tự.
 3. Nhận xét:
 Cả 3 ví dụ đều: - Giới thiệu nhân vật phục trước.
 - Miêu tả việc làm, quan hệ của các nhân vật phụ.
 - Thông qua việc làm, quan hệ nhân vật phụ rồi mới giới thiệu nhân vật chính.
4. Củng cố:
Câu nào dưới đây là câu trần thuật đơn?
a. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta.
b. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
c. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
d. Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí.
5. Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập 1.
- Soạn bài “Lòng yêu nước”:
	+ Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích, tác giả, tác phẩm.
	+ Tác giả quan niệm như thế nào về lòng yêu nước?
	+ Sức mạnh của lòng yêu nước là gì?
Ngày soạn: 27/03/2005
Tiết 111
LÒNG YÊU NƯỚC
I. Mục tiêu bài học:
- Hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn , lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương và lòng yêu nước được hiểu thành chủ nghĩa anh hùng trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
	- Nắm được nét đặc sắc của bài văn chính luận kết hợp trữ tình.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng diễm cảm đoạn văn mà em thích trong bài “Cây tre VN”.
- Giải thích rõ vì sao em thích?
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy + Trò
Ghi bảng
 HS: đọc chú thích Tr107
I. Vài nét về tác giả – tác phẩm:
 - I-E-ren-bua (1891-1962) là nhà văn, nhà báo Nga (LX cũ) nổi tiếng.
 - Lòng yêu nước trích bài “bút ký ", “chữ lửa” viết vào cuối tháng 6/1942
 Đây là thời kỳ ác liệt nhất.
 GV: HD HS đọc diễm cảm, giọng thiết tha sôi nổi, chú ý đọc đúng các từ phiên âm, địa.
 Giải thích từ khó.
 Bài văn thuộc thể loại nào?
 HS: Văn chính luận.
 Bài văn có thể chia làm mấy đoạn.
 HS: 2 đoạn.
 1. “.. Tổ quốc”: quan niệm của tác giả về lòng yêu nước.
 2. “.” Lòng yêu nước thử thách và thể hiện mạnh mẽ trong cuộc kháng chiến.
 Em hãy chỉ ra câu nhận định chung về lòng yêu nước của tác giả?
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Bố cục: 2 Phần
2. Phân tích:
 Sự vật tầm thường nhất mà tác giả nêu ra là gì?
a. Quan niệm về lòng yêu nước:
 - Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
 - Yêu cây trồng, phố nhỏ, yêu vị thơm chua mát.
Þ Lòng yêu nước hết sức cụ thể gần gũi thân thuộc.
 - Suối ® sông ® bể; ® yêu nhà ® yêu làng xóm ® yêu miền quê ® yêu tổ quốc.
® So sánh đối chiếu: Lòng yêu nước bắt nguồn từ cái nhỏ đến cái lớn (chân lý quy luật).
 Em hiểu như thế nào về câu “Mất nước Nga thì  nữa”
 HS: (trả lời)
b. Sức mạnh của lòng yêu nước:
 - “Mất  nữa” ® càng yêu TQ, con người càng dám chết, dám hi sinh thân mình cho Tổ quốc.
 - Cũng như lòng yêu nước của người VN được biểu hiện hết sức lớn lao, mạnh mẽ, cao cả.
 “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
 HS: đọc ghi nhớ
III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK Tr109
IV: Luyện tập: Đọc diễn cảm
4. Củng cố: 
	Khi nào người ta nhận ra vẽ thanh tú của quê hương mình nhất?
	a. Khi đi du lịch các nước trên thế giới.
	b. Khi đất nước có chiến tranh, có lửa đạn gay go thử thách.
	c. Khi đi tham quan các danh lam thắng cảnh của quê hương.
	d. Tất cả đều đúng.
5. Dặn dò: 	- Về nhà đọc thêm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
	- Chuẩn bị “Câu trần thuật đơn có từ là”.
Ngày soạn: 27/03/2005
Tiết 112
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ
I. Mục tiêu bài học:
	- Nắm đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là.
	- Cách phân loại câu.
	- Rèn luyện kỹ năng xác định CN, VN trong câu có từ là.
	- Phân loại kiểu câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 
1. Bài văn “Lòng yêu nước” thuộc phương thức biểu đạt nào?
a. Tự sự	b. Miêu tả	c. Biểu cảm	d. Nghị luận
2. Vì sao em biết bài văn “Lòng yêu nước” thuộc phương thức biểu đạt mà em đã khoanh tròn ở câu 1?
a. Vì truyện nêu ý kiến đánh giá, bàn luận	b. Vì truyện tái hiện trạng thái sự vật, con người
c. Vì truyện bày tỏ tình cảm, cảm xúc	d. Vì truyện trình bày diễn biến sự việc
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy + Trò
Ghi bảng
 HS: Đọc mục I.1
 1. Xác định CN, VN trong 4 câu
 Những VN ấy do những cụm từ hoặc từ nào tạo thành?
 3 chọn: không, không phải, chưa, chưa phải điền vào từ hoặc cụm từ trước VN.
HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Tìm hiểu bài:
 1. Đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là:
 1, 2. 1a, b, c Þ cụm DT.
 1d Þ từ là + tính từ. 
 3. a.  không phải là 
 b.  không phải là loại  
 c. Chưa phải là 1 ngày 
 d. Không phải là lại.
 4 câu trần thuật đơn có từ “là” đáng lứng .
 Câu giới thiệu bà đỡ trần là người ở đâu?
 ® Tương tự: rút ra ghi nhớ.
 2. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là:
 - Câu định nghĩa: (b) là loại truyện gì.
 - Câu giới thiệu: (a) là người ở đâu.
 - Câu miêu tả: (c) là 1 ngày như thế nào
 - Câu đánh giá: (d) là làm sao
II. Ghi nhớ: SGK Tr115.
III. Luyện tập:
 1. Câu trần thuật đơn có từ là:
 a. Hoán dụ / là gọi lên sự vật, hiện tượng.
 CN VN
Þ Câu trần thuật có từ là. Trong đó: CN: Hoán dụ – DT
Câu giới thiệu sự vật, hiện tượng là cụm DT.
 b. Người ta / gọi chàng là Sơn Tinh.
 CN VN
® Không phải là câu trần thuật đơn có từ là.
 c. Tre / là cánh tay  nông dân.
® Đây là câu trần thuâït đơn có từ là: Trong đó: CNõ: Tre – DT
 Vị ngữ: là cánh aty  : là + cụm DT
 Hai câu c2, c3 là câu trần thuật đơn có từ là.
 2. a. Câu định nghĩa
 b. Câu giới thiệu
 e,g. Câu đánh giá. 
4. Củng cố:
Câu “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất” là câu trần thuật đơn có từ “là” theo kiểu:
a. Câu định nghĩa	b. Câu giới thiệu	c. Câu miêu tả	d. Câu đánh giá.
5. Dặn dò: 
- Học bài, soạn bài “Lao xao”

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27-28.doc