Tuần 25
Tiết 89,90
văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(An- phông-xơ Đô- đê)
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện. qua câu chuyện buổi học cuối cùng ở vùng An dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu tượng cụ thể là tình yêu tiếng nói dân tộc.
- Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động và ngoại hình.
- Rèn kĩ năng phân tích truyện nước ngoài.
- GDHS tình yêu quê hương, đất nước, yêu tiếng mẹ đẻ của chính mình(tiếng Việt)
B/ Các bước lên lớp
Tiết 89 - Ổn định lớp học
- Kiểm tra bài cũ:
? Bài văn tả cảnh gồm mấy phần? Nội dung chính của các phần đó như thế nào?
(Đáp án tiết 88)
Ngày soạn: .././2010 Ngày giảng:./../2010 Tuần 25 Tiết 89,90 văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (An- phông-xơ Đô- đê) A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện. qua câu chuyện buổi học cuối cùng ở vùng An dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu tượng cụ thể là tình yêu tiếng nói dân tộc. - Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động và ngoại hình. - Rèn kĩ năng phân tích truyện nước ngoài. - GDHS tình yêu quê hương, đất nước, yêu tiếng mẹ đẻ của chính mình(tiếng Việt) B/ Các bước lên lớp Tiết 89 - Ổn định lớp học - Kiểm tra bài cũ: ? Bài văn tả cảnh gồm mấy phần? Nội dung chính của các phần đó như thế nào? (Đáp án tiết 88) - Tiến trình dạy- học bài mới. Hoạt động của thầy và trò Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu sơ lược về tác giả và tác phẩm - Gv gọi hs đọc chú thích* trong sgk/54. ? Em hiểu gì về tác giả và tác phẩm? - Hs dựa vào chú thích* sgk để trả lời. - Gvkl và hướng dẫn hs học chú thích* sgk/54. Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung của văn bản. - Gv hướng dẫn hs cách đọc. - Gv đọc mẫu đoạn đầu- gọi 2 hs đọc tiếp đến hết. ? Theo em truyện có thể được chia làm mấy đoạn? Nội dung của các đoạn ntn? - Hstl-Gvkl: Truyện được chia làm 3 phần Phần1( Từ đầu" Vắng mặt con):Quang cảnh trước buổi học qua sự quan sát của Phrăng. Phần2 (Tiếp" Cuối cùng này): Diễn biến của buổi học. Phần 3 (Còn lại): Cảnh kết thúc. ? Theo em truyện được kể theo lời nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy? - Hstl-Gvkl: Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng(nhân vật chính của truyện). Đó là cách kể theo ngôi thứ nhất. - Gv nhắc lại để hs nhớ lại tác dụng của ngôi kể này. ? Truyện diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào? - Hstl-Gvkl: Truyện diễn ra tại làng An dát, sau chiến tranh Pháp- Phổ (1870-1871) ? Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào gây cho em nhiều ấn tượng nhất? - Hstl-gvkl: truyện có nhân vật Phrăng và thầy giáo Ha- men. Thầy Ha- men là người gây nhiều ấn tượng nhất. ? Vào buổi sáng diễn ra buổi học cuối cùng chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường? - Hstl-Gvkl: Buổi sáng hôm đó chú đã thấy có nhiều người đứng xem bảng dán cáo thị tại uỷ ban xã. ? Không khí buổi học có gì khác so với những buổi học trước. Điều đó khiến cho Phrăng có những cảm nhận ntn? - Hstl-Gvkl: Lớp học yên tĩnh, trang nghiêm Phrăng dù đến muộn cũng không bị thầy quở mắng mà lại rất dịu dàng. Tất cả như muốn báo hiệu một điều nghiêm trọng khác thường của buổi học. Tiết 90 ? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng này? - Hstl-Gvkl: Phrăng định trốn học vì đã trễ giờ và sợ thầy hỏi bài. Thế nhưng cuối cùng em đã cưỡng lại ý định ấy và đến lớp học. ? Khi vào lớp tâm trạng của Phrăng diễn ra ntn? - Hstl-Gvkl: Khi biết đây là buổi học cuối cùng của tiếng Pháp, cậu cảm thấy choáng váng, sững sờ và cậu hiểu ra nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng nay. ? Em thấy ý thức của Phrăng trong buổi học cuối cùng này có gì khác? - Hstl: Cậu nuối tiếc và ân hận vì thời gian qua đã bỏ phí. Hôm nay cậu chăm chú nghe giảng và cảm thấy rất dễ hiểu. ? Theo em tại sao Phrăng lại có tâm trạng như thế trong buổi học cuối cùng này? Để làm nổi bật tâm trạng của Phrăng tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? -Hstl-Gvkl: Tác giả đã miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật. Tâm trạng của Phrăng lúc này là hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp (Thứ ngôn ngữ của dân tộc mình)và tha thiết muốn học nhưng không còn điều kiện nữa. ? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng? (về ngoại hình, hành động và cử chỉ) - Hstl-Gvkl: Thầy Ha men trong buổi học cuối cùng hiện lên với những nét khác thường như thầy mặc áo rơ đanh gốt, mũ lụa đen có thêu. Thứ trang phục mà thầy chỉ dành để mặc cho ngày phát thưởng hay những ngày lễ lớn. Thái độ của thầy hôm nay cũng dịu dàng, hành động khác thường, nói bằng tiếng pháp, kiên nhẫn giảng giải cho hs và viết bằng chữ Rông. ? Vì sao thầy lại nói bằng tiếng Pháp trong buổi học cuối cùng này và lại giảng kĩ như vậy? Điều đó thể hiện vấn đề gì? - Hstl-Gvkl: Tiếng Pháp là ngôn ngữ của nước Pháp, là thứ tiếng của một dân tộc, một đất nước. Cho nên chỉ trong chốc lát nữa thứ tiếng này được thay thế bằng một thứ tiếng khác. Vì vậy thầy cảm thấy buồn, trong buổi học này thầy nói bằng tiếng Pháp chứng tỏ thái độ yêu quý và giữ gìn trau dồi tiếng mẹ đẻ là cần thiết, là thiêng liêng. - Gv liên hệ thực tế và tiếng việt, gdhs thái độ yêu quý ngôn ngữ của dân tộc mình. ? Em có suy nghĩ gì về lời nói của thầy Ha- men trong đoạn cuối của truyện? - Gv cho hs thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày và nhân xét. - Gvkl: Thầy Ha- men nhắc nhở mọi người hãy biết yêu quý và giữ gìn tiếng nói dân tộc. Nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ. ? Trong buổi học này các nhân vật khác được tác giả miêu tả ntn? - Hstl-Gvkl: Họ đều tham gia học một cách đầy đủ, sớm hơn mọi khi và đọc bài một cách chăm chú. Cụ Hô- de đeo kính lên và nâng cuốn sách vở lòng bằng hai tay, đánh vần từng chữ theo bọn trẻ, giọng cụ run run và xúc động. ? Qua đó ta hiểu được gì ở các nhân vật này? - Hstl-gvkl: Họ là những người yêu tiếng Pháp, yêu nước Pháp. Hđ3: Gv cho hs thực hiện phần tổng kết - Gv cho hs đọc phần ghi nhớ trong sgk/55. Hđ4: Thực hiện phần luyện tập - Gv yêu cầu hs kể tóm tắt truyện. néi dung cÇn ®¹t I/ Sơ lược về tác giả, tác phẩm: (Xem chú thích*sgk) II/ Đọc và hiểu văn bản: 1/ Quang cảnh buổi học cuối cùng: - Nhiều người xem bảng cáo thị. - Lớp học yên tĩnh. - Thầy không quở mắng như mọi khi. ⇒ Buổi học khác lạ. 2/ Tâm trạng của Phrăng. - Phrăng có ý định trốn học vì trể giờ và sợ thầy hỏi bài. - Khi biết đây là buổi học cuối cùng, Phrăng choáng váng, giận mình vì thời gian qua đã bỏ phí việc học. - Nuối tiếc, ân hận. - Chăm chú nghe giảng và dễ hiểu. " Diễn biến tâm lý. ⇒ Hiểu ý nghĩa thiêng liêngcủa việc học tiếng Pháp (tiếng mẹ đẻ) và tha thiết muốn học nhưng không còn cơ hội nữa. 2/ Nhân vật thầy Ha- men. - Trang phục: mặc áo rơ đanh gốt, đội mũ len có thêu ren. - Thái độ: dịu dàng, nhiệt tình, kiên nhẫn và nói bằng tiếng Pháp. ⇒ Thể hiện thái độ yêu quý tiếng của dân tộc mình, đất nước mình. Đó là đều cần thiết và thiêng liêng nhất. Thầy Ha- men muốn nhắc nhở mọi người hãy biết yêu quý và giữ gìn tiếng nói của dân tộc nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ. 3/ Các nhân vật khác - Tham gia lớp học một cách đầy đủ, sớm hơn mọi khi. - Cụ Hô- de nâng cuốn sách vở lòng và đánh vần theo bọn trẻ, giọng run run. ⇒ Họ là những người yêu nước Pháp, yêu tiếng Pháp. III/ Tổng kết: *Ghi nhớ: sgk/55. IV/ Luyện tập: Kể tóm tắt câu chuyện C/ Củng cố: Nội dung bài học. D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài nhân hoá. * Rót kinh nghiÖm giê d¹y: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ************************************* Ngµy so¹n : / /2010 Ngµy d¹y: / /2010 Tiết 91: NHÂN HOÁ A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Nắm được khái niệm nhân hoá và các kiểu nhânhoá. - Nắm được tác dụng chính của nhânhoá. - Biết dùng các kiểu nhân hoá trong bài viết của mình. - GDHS biết cách dùng phép nhân hoá đúng nơi, đúng chỗ và có tính thẩm mĩ. B/ Các bước lên lớp - Ổn định lớp học -Kiểm tra bài cũ:? Truyện buổi học cuối cùng của An- phông - xơ Đô đê thể hiịen vấn đề gì? Hãy phân tích hình ảnh của nhân vật Phrăng trong buổi học cuối cùng? (Đáp án tiết 89,90) - Tiến trình dạy- học bài mới Hoạt động của thầy và trò Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học Bước1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm về phép nhân hoá - Gv cho hs đọc đoạn trích trong sgk ? Em hãy cho biết bầu trời được tác giả gọi ntn? Cách gọi đó có tác dụng gì? - Hstl-Gvkl: Bầu trời được gọi là ông. có tác dụng làm cho bầu trời gần gũi với con người hơn. ? Em hãy chỉ ra các hoạt động của ác sự vật nêu trong đoạn trích? - Hstl-Gvkl: Trời- mặc áo giáp đen/ Mía- múa gươm/ Kiến- hành quân. ? Cách miêu tả như vậy có ý nghĩa gì? Hành động đó thường là của ai? - Hstl-Gvkl: Tất cả hành động đó là của con người, cách nói như vậy sẽ tạo nên tính biểu cảm trong câu thơ. ? Vậy em hiểu thế nào là nhân hoá? - Hstl-Gvkl và ghi bảng: Bước2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu về các kiểu nhân hoá. - Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk ? Em hãy cho biết các từ in đậm trong ví dụ được dùng với mục đích gì? - Hstl-Gvkl và ghi bảng: Hđ3: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập. Bài tâp1: Gv cho hs xác định phép nhân hoá, kiểu nhân hoá và nêu tác dụng. - Hs thực hiện và gvkl ghi bảng: Bài tập 2: Gv cho hs so sánh cách diễn đạt với bài tập1. - Gv hướng dẫn để hs tự nhận biết ra cáh nhân hoá sẽ làm cho đoạn văn sinh động và hấp dẫn hơn Bài tâp4: Tìm phép nhân hoá và kiểu nhân hoá. Bài tập 5: Gv cho hs tự viết đoạn văn trong đó có sử dụng phép nhân hoá - Gv cho hs đọc bài viết và nhận xét. néi dung cÇn ®¹t I/ Nhân hoá là gì? Ví dụ: SGK Trời= ông" Gọi Trời-mặc áo, ra trận. Mía- múa gươm. " Miêu tả Kiến- hành quân. hành động. ⇒ Tả, gọi con vât, cây cối, đồ vật...bằng từ để tả, gọi người. giúp cho các sự vật đó gần gũi với con người. II/ Các kiểu nhân hoá. Ví dụ: SGK a, Dùng từ gọi người để gọi vật b, Dùng từ chỉ hành động, tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của vật c, Nói chuyện, xưng hô với vật như với người. ⇒ Có ba kiểu nhân hoá. III/ Luyện tập: Bài tập1: Xác diịnh phép, kiểu và tác dụng của nhân hoá. - Tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em " Dùng từ gọi người để gọi vật. - Bến cảng đông vui, tíu tít, bận rộn" Chỉ hành động, tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của vật ⇒ Có tác dụng làm cho quang cảnh bến cảng sống động hơn, người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện có trên cảng. Bài tập 2: So sánh cách diễn đạt với bài tập 1. Bài tập 4: Tìm phép nhân hoá và kiểu nhân hoá: a, - Núi ơi" Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. - Núi che, thấy" Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ vật. b, Cua cá tấp nập, cò, sếu, vạc... cãi cọ om sòm" Dùng từ chỉ tính chất của người để ch ... so¹n : / /2010 Ngµy d¹y: / /2010 Tiết 101: HOÁN DỤ A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Nắm được khái niệm hoán dụ và các kiểu hoán dụ. - Bước đầu phân tích tác dụng của hoán dụ. - Rèn luyệnkĩ năng sử dụng phép hoán dụ trong khi hành văn. - GDHS sử dụng phép hoán dụ đúng nơi, đúng chỗ. B/ Các bước lên lớp - Ổn định lớp học: - Kiểm tra bài cũ: - Tiến trình dạy-học bài mới Hoạt động của thầy và trò Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học Bước1: Tìm hiểu khái niệm hoán dụ - Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk ? Em hãy cho biết các từ in đậm trong ví dụ chỉ về ai? - Hstl-Gvkl và ghi bảng: ? Theo em giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn , thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ ntn? - Hstl-Gvkl: Áo nâu, áo xanh dựa vào quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với sự vật có đặc điểm, tính chất đó. Nông thôn, thị thành dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng. ? Vậy theo em thế nào là hoán dụ? cho ví dụ? - Gv gợi ý cho hs trả lời theo ghi nhớ sgk/82. Bước 2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các kiểu hoán dụ. - Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk. ? Em hiểu các từ in đậm trong ví dụ ntn? - Hstl-Gvkl và ghi bảng: ? Em hãy cho biết có mấy kiểu hoán dụ? - Hstl-Gvkl: Hđ3: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk. Bài tập1: Gv hướng dẫn hs tìm và chỉ ra các kiểu hoán dụ trong bài tập - Hs thực hiện- Gvkl và ghi bảng: Bài tập 2: Gv hướng dẫn hs so sánh giữa ẩn dụ và hoán dụ để chỉ ra các nét giống và khác nhau. - Hstl-Gvkl và ghi bảng: Bài tập 3: Chính tả nhớ- viết - Gv cho hs nhớ lại đoạn thơ đêm nay bác không ngủ để viết lại néi dung cÇn ®¹t I/ Hoán dụ là gì: Ví dụ: SGK Áo nâu- người nông dân Áo xanh- người công nhân Nông thôn- người sống ở nông thôn Thị thành- người sống ở thành phố " Có nét gần gũi với nhau ⇒ Hoán dụ. * Ghi nhớ: sgk/82. 2/ Các kiểu hoán dụ Ví dụ: Sgk a, Bàn tay- người lao động: Lấy bộ phận để chỉ cái toàn thể b, Một, ba- số lượng chỉ số ít, số nhiều: Lấy cái cụ thể để chỉ cái trìu tượng c, Đổ máu: Lấy dấu hiệu để chỉ sự vật d, Trái đất- nhân loại: Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng ⇒ Có bốn kiểu hoán dụ * Ghi nhớ: sgk/83. III/ Luyện tập: Bài tập1: Tìm và chỉ ra các kiểu hoán dụ. - Làng xóm- người nông dân: " Vật chứa đựng và vật bị chứa đựng - Mười năm- thời gian trước mắt Trăm năm- thời gian lâu dài " Cái cụ thể và cái trừu tượng - Áo chàm- người việt bắc " Dấu hiệu sự vật và sự vật Bài tập 2: So sánh ẩn dụ và hoán dụ Giống nhau: đều gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. Khác nhau: +Ẩn dụ: - Dựa vào quan hệ tương đồng - Hình thức - Cách thức - Phẩm chất - Chuyển đổi cảm giác + Hoán dụ: - Dựa vào nét tương cận - lấY bộ phận chỉ toàn thể - Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng - Lấy dấu hiệu của sự vật chỉ sự vật. - Lấy cái cụ thể chỉ cái trìu tượng. Bài tập 3: Chính tả nhớ- viết C/ Củng cố: Nội dung bài học D/ Dặn dò: Dặn hs học bài và chuẩn bị bài tập làm thơ bốn chữ. * Rót kinh nghiÖm giê d¹y: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ************************************* Ngµy so¹n : / /2010 Ngµy d¹y: / /2010 Tiết 102: TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Nắm được đặc điểm của thể thơ bốn chữ - Nhận diện được thể thơ bốn chữ trong thơ ca. - Bước đầu có kĩ năng biết làm thơ bốn chữ. B/ Các bước lên lớp - Ổn định lớp học - Kiểm tra bài cũ:? Thế nào là hoán dụ? Hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ? (Đáp án tiết 101) - Tiến trình dạy- học bài mới Hoạt động của thầy và trò Hđ1: Gv kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs ở nhà Hđ2: Gv hướng dẫn cho hs tìm hiểu thơ bốn chữ - Gv gọi hs đọc đoạn thơ trong sgk và bài thơ lượm của tố hữu. ? Em có nhận xét gì về đoạn thơ và bài thơ đó? - Hstl-Gvkl và ghi bảng: Hđ3: Thi làm thơ bốn chữ néi dung cÇn ®¹t I/ Đặc điểm của thơ bốn chữ - Số chữ: Bốn chữ/ câu - Khổ: Thường chia thành khổ hoặc không - Số câu: Không hạn chế - Vần: Vần lưng, vần chân, vần cách, vần liền hoặc vần hỗn hợp. - Ngắt nhịp: 2/2 II/ Thi làm thơ bốn chữ 1. Thi tìm thơ bốn chữ 2. Hoạ theo thơ bốn chữ. 3. Làm thơ với vần nối tiếp. 4. Đọc và bình thơ C/ Củng cố: Nội dung bài học D/ Dặn dò: Hs họcbài và chuẩn bị bài Cô Tô * Rót kinh nghiÖm giê d¹y: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ************************************* Ngµy so¹n : / /2010 Ngµy d¹y: / /2010 Tiết 103,104 Văn bản: CÔ TÔ (Nguyễn Tuân) A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô. - Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của Nguyễn Tuân. - Rèn kĩ năng cảm thụ bài văn được viết ở thể loại ký. - GDHS lòng yêu mến tự hào về những thắng cảnh thiên nhiên của tổ quốc và những con người lao động bình dị. B/ Các bước lên lớp Tiết 103 - Ổn định lớp học - Kiểm tra bài cũ: - Tiến trình dạy- học bài mới Hoạt động của thầy và trò Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe. Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu sơ lược về tác giả, tác phẩm - Gv gọi hs đọc phần chú thích * sgk và cho các em khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm đó - Gv giới thiệu thêm về tác giả Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân sinh 10/7/1910 mất 28/7/1987 tại Hà Nội . Ông đã từng làm tổng thư ký hội Văn nghệ Việt Nam., và ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá I và II. Ông cũng đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, đợt 1, năm 1996. Hđ3: Gv hướng dẫn hs đọc và hiểu văn bản. - Gv hướng dẫn hs cách đọc- gv đọc mẫu đoạn đầu. - Gv gọi hs đọc tiếp đến hết ? Em hãy cho biết bài văn được chia làm mấy phần? Nội dung của các phần ntn? - Hstl-Gvkl: Bài văn được chia làm ba phần P1, Từ đầu" Ở đây: Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng khi trận bão đi qua. P2, Tiếp" Nhịp cánh: Cảnh mặt trời mọc trên biển P3, Còn lại: Hình ảnh người lao động ? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp Cô Tô sau trận bão? - Hstl- Gvkl: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo sáng sủa, bầu trời trong sáng, cây xanh mướt, nước biển lam biếc đậm đà, cát vàng giòn. ? Theo em để miêu tả vẻ đẹp của Cô Tô tác giả đã sử dụng những loại từ ngữ nào? Em có suy nghĩ gì về những từ ngữ hình ảnh được sử dụng để miêu tả trong đoạn đầu của bài? - Gv cho hs thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Gv nhận xét và kết luận. ? Qua đó em nhận thấy đảo Cô Tô sau trận bão hiện lên ntn? - Hstl-Gvkl và ghi bảng: Tiết 104 - Gv gọi hs đọc đoạn 2 ? Cảnh mặt trời mọc trên biển là một cảnh rất đẹp và đầy chất thơ. Em hãy chỉ ra các chi tiết đó? - Hstl-Gvkl: Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. mặt trời tròn trĩnh phúc hậu (lòng đỏ, thăm thẳm, đường bệ, mâm bạc) chân trời màu ngọc trai, nước biển hửng hồng. ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật tác giả dùng để miêu tả ở trong đoạn trích này? - Hstl-Gvkl: Nghệ thuật so sánh đặc sắc, vừa thực, vừa ảo chính xác, tinh tế, độc đáo. Chứng tỏ năng lực cảm thụ và sáng tạo của nghệ thuật. ? Em có nhân xét gì về cảnh mặt trời mọc trên biển? - Hstl-Gvkl và ghi bảng: - Gv gọi hs đọc phần còn lại. ? Em hãy cho biết cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo được miêu tả ntn trong đoạn cuối của bài văn? Em có nhận xét gì về cảnh lao động đó? - Hstl-Gvkl: Cảnh được miêu tả tập trung tại một địa điểm là cái giếng ở ria đảo, rồi mở rộng ra đến cảnh biển ra khơi và những người dân gánh nước xuống thuyền. Cảnh lao động, sinh hoạt vừa khẩn trương, tấp nập lại vừa thanh bình. ? Vì sao nói cảnh ấy rất bình dị mà thể hiện được không khí thanh bình và lao động khẩn trương ở đảo? - Hstl-Gvkl: Cơn bão vừa đi qua nhưng cuộc sống ở đây hầu như không bị xáo trộn. Những con người lao động vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường với tư thế người chủ của hòn đảo thân yêu. Họ vui vẻ khẩn trương chuẩn bị cho những chuyến ra khơi. ? Để miêu tả cảnh đó tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? - Hstl-Gvkl: Sử dụng hình ảnh so sánh, tạo nên cảm nhận tinh tế. ? Cuộc sống và cảnh lao động ở đây ntn? Hãy nêu nhận xét của em? - Hstl-Gvkl và ghi bảng: Hđ4: Thực hiện phần tổng kết - Gv gọi hs đọc ghi nhớ sgk/91. Hđ5: Gv cho hs thực hiện phần luyện tập trong sgk - Gv yêu cầu hs viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về cảnh mặt trời mọc trên biển néi dung cÇn ®¹t I/ Sơ lược về tác giả, tác phẩm: (Chú thích* sgk) II/ Đọc - hiểu văn bản 1/ Vẻ đẹp Cô Tô sau trận bão: - Một ngày trong trẻo sáng sủa - Bầu trời trong sáng. - Cây xanh mướt. - Nước biển lam biếc, đậm đà - Cát vàng giòn . " Từ chỉ màu sắc và ánh sáng ⇒ Cô Tô sau trận bão có vẻ đẹp tráng lệ, hùng vĩ và tinh khôi 2/ Cảnh mặt trời mọc trên biển: - Chân trời góc bể sạch. - Mặt trời tròn trĩnh như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn... " So sánh ⇒ Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, tráng lệ, rực rỡ. 3/ Hình ảnh người lao động - Giếng nước ngọt ngào vui như một cái bến - Có nhiều người đến và gánh nước - Khẩn trương chuẩn bị cho chuyến ra khơi đánh bắt cá. " Sử dụng hình ảnh so sánh. ⇒ Cảnh lao động rộn ràng, khẩn trương nhưng cuộc sống thật giản dị, thanh bình và hạnh phúc III/ Tổng kết: Ghi nhớ: sgk/ 91. IV/ Luyện tập: Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ. C/ Củng cố: Gv củng cố lại nội dung bài học D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài viết số 6 * Rót kinh nghiÖm giê d¹y: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ *************************************
Tài liệu đính kèm: