Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 23 - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 23 - Năm học 2008-2009

A. MỤCTIÊU CẦN ĐẠT:

 GIÚP HỌC SINH.

 - Nắm được cốt truyện, nhân vât và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An- dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói dân tộc.

- Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động

- Giáo dục ý thức yêu học tập và lòng yêu nước.

 B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:

a. Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ,

b. Học sinh: Soạn bài.

 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :

 Trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Vượt thác”

3. Bài mới :

 

doc 11 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 23 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Bài 22
Tiết 89: buổi học cuối cùng.
 Ngày soạn : 11/2/2009
 Ngày dạy : 23/2/2009
Mụctiêu cần đạt:
 Giúp học sinh.
 - Nắm được cốt truyện, nhân vât và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An- dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói dân tộc.
- Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động
- Giáo dục ý thức yêu học tập và lòng yêu nước.
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, 
Học sinh: Soạn bài.
 C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
 Trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Vượt thác”
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Mục tiêu cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
gv: Đọc mẫu một đoạn.
Hs đọc tiếp.
 Hướng dẫn giọng đọc: giọng điệu và nhịp điệu của lời văn biến đổi theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng, ở đoạn cuối truyện có nhịp dồn dập, căng thẳng và có giọng xúc động.
* Hoạt động 2: Đoc hiểu văn bản
Gv: Trước khi diễn ra buổi học cuối cùng, Phrăng đã thấy những điều lạ gì xảy ra?
Hs: 
Sau xưởng cưa lính Phổ đang tập
Trường yên tĩnh, trang nghiêm
Báo hiệu một cái gì nghiêm trọng khác thường.
Gv: Điều nghiêm trọng ấy là gì ?
Hs: 
Vùng Andát rơi vào tay bọn Đức.
Đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Gv: Trước khi biết điều này,Phrăng đã từng có thái độ như thế nào đối với việc học và đối với thầy Hamen?
Hs: Sợ bị quả mắng, định trốn học, đi chơi.
Gv: Lúc này thái độ của Phrăng ra sao?
Hs: Ngạc nhiên, hoảng hốt, ân hận, buồn bã( Đọc đoạn trang 51)
Gv: Khi không đọc được bài, Phrăng đã có suy nghĩ gì và tâm trạng ra sao?
Hs: Ước có thể đọc thật to quy tắc ấy:lòng rầu rĩ, buồn bã.
 *Bình: Chính trong tâm trạng ấy, khi nghe thầy Hamen giảng ngữ pháp, Phrăng đã thấy thật rõ ràng và dễ hiểu: “ Tôi kinh ngạc, thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng” Được chứng kiến những hình ảnh cảm động của các cụ già đến dự buổi học cuối cùng, nghe và hiểu được những lời nhắc nhở tha thiết nhất của thầy Hamen, nhận thức và tâm trạng Phrăng đã có những biến đổi sâu sắc. Cậu đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn trau dồi học tập. Đây chính là lúc lòng yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc mình được bộc lộ.
Gv: Các chi tiết miêu tả nhân vật Phrăng đã làm hiện lên hình ảnh một cậu bé như thế nào trong tưởng tượng của em?
Thái độ với tiếng Pháp và đối với thầy Hamen trong buổi học cuối cùng bộc lộ phẩm chất nào trong tâm hồn Phrăng?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
Anphongrơ Đôdê (1840-1897) nhà văn Pháp.
2. Văn bản:
Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871nước Pháp thua trận, hai vùng Andát và Loren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Phổ là tên một nước chuyên chế trong lãnh thổ Đức trước đây.
3. Đọc tìm hiểu chú thích, bố cục
Bố cục: Ba đoạn.
Đoạn 1: Trước buổi học, quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường ( Từ đầumà vắng mặt con)
Đoạn 2: Diễn biến buổi học cuối cùng ( Tôi bướccuối cùng này)
Đoạn 3: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng( Từ “ Bỗng đồng hồhết”)
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Nhân vật Phrăng:
- Trước khi diễn ra buổi học cuối cùng.
à Sợ bị quả mắng, định trốn học đi chơi.
 - Khi diễn ra buổi học cuối cùng.
à Hối hận,buồn bã vì mình đã không cố gắng học: tha thiết, mong muốn tiếp tục được thầy Hamen dạy tiếng Pháp.
*Nhận xét: Nhân vật Phrăng:
Hồn nhiên, chân thật biết lẽ phải.
Tình yêu tiếng Pháp, quý trọng biết ơn người thầy.
Đó là tình yêu tiếng nói dân tộc, một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.
4. Củng cố:
? Nêu những suy nghĩ của em về nhân vật Phrăng?
5. Dặn dò:
Về nhà tìm hiểu nhân vật thầy giáo Ha-men.
D. Rút kinh nghiệm:
 Tuần 23
 Tiết 90 : buổi học cuối cùng.
 Ngày soạn : 11/2/2009
 Ngày dạy : 26/2/2009
Mụctiêu cần đạt:
 Giúp học sinh.
 - Nắm được cốt truyện, nhân vât và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An- dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói dân tộc.
- Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động
- Giáo dục ý thức yêu học tập và lòng yêu nước.
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, 
Học sinh: Soạn bài.
 C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Phân tích nhân vật Phrăng và rút ra nghệ thuật miêu tả nhân vật của tg?
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Mục tiêu cần đạt
* Hoạt động 1: Đoc hiểu văn bản
Gv: Hãy tìm chi tiết miêu tả nhân vật thầy Hamen trên các phương diện: trang phục, thái độ đối với học sinh, hành động lúc buổi học kết thúc( viết thật to: “ Nước”)
Gv: Qua trang phục, thái độ của thầy Hamen trong buổi học cuối cùng em hiểu điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy muốn nói là gì?
 *Bình: Những lời thầy Hamen vừa sâu sắc, vừa tha thiết, biểu lộ tình cảm yêu mến đất nước sâu đậm và lòng tự hào về tiếng nói dân tộc mình. Ngôn ngữ không chỉ là tài sản quý báu của một dân tộc mà còn là “chìa khoá” để mở của ngục tù khi một dân tộc bị rơi vào vòng nô lệ.
Hs: Đọc đoạn cuối để khắc sâu ấn tượng về hình ảnh thầy Hamen.
* Hoạt động 2: Tổng kết củng cố luyện tập :
Gv: Nhận xét về thầy Hamen?
Gv: Trong những lời thầy Hamen truyền lại điều quý báu nhất đối với mỗi người là gì?
Hs: Truyền cho sức mạnh, ý nghĩa của tiếng nói dân tộc, hiểu thêm sự cần thiếtphải học tập, giữ gìn tiếng nói dân tộc mình.
Gv: Em hiểu được từ truyện ý nghĩa sâu sắc nào?
Gv: Nhận xét nghệ thuật kể chuyện?
 *Bổ sung: 
 Câu nói của thầy Hamen: “ khi lao tù” đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm. Đó là thứ tài sản tinh thần quý báu của mỗi dân tộc.
? Hãy tìm các câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của các phép so sánh ấy?
2.Nhân vật thầy giáo Hamen:
Trang phục: trang trọng.
Thái độ: lời lẽ dịu dàng, nhiệt tình, kiên nhẫn.
Điều tâm niêm: Hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước.
*Nhận xét:
àThầy Hamen là người yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói dân tộcPháp, có lòng yêu nước sâu sắc.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớncủa tiếng nói dân tộc.
2. Nghệ thuật:
Cách kể từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học cuối cùng.
Chân thật, tự nhiên.
Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng, ngoại hình, lời nói, hành động.
Nghĩa tự nhiên, sử dụng nhiều kiểu câu, biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh( Sử dụng linh hoạt các kiểu câu)
 D. Rút kinh nghiệm : 
Tuần 23
Tiết 91: nhân hoá.
Ngày soạn : 11/2/2009
Ngày dạy : 27/2/2009
A. Mụctiêu cần đạt:
 Giúp học sinh.
Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá.
Nắm được tác dụng chính của nhân hóa.
Biết dùng các kiểu nhân hóa trong bài viết của mình.
B. Chuẩn bị của GV- HS:
- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ 
- Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Có mấy kiểu so sánh. Cho ví dụ.
? Chỉ rõ tác dụng của phép so sánh trong ví dụ sau:
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Mục tiêu cần đạt
* Hoạt động 1: Hình thành khái niệm :
gv: Tìm phép nhân hóa trong khổ thơ sau:
 “ Ông trời
 Đầy đường”
gv: Vậy nhân hoá là gì?
gv: So sánh với cách diễn đạt sau:
Bầu trời đầy mây đen.
Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.
Kiến bò đầy đường.
Hs:Câu văn giàu hình ảnh hơn.
Sự vât, sự việc sinh động, gần gũi với con người.
Thể hiên suy nghĩ, cảmnhận hồn nhiên của trẻ thơ và tình cảm yêu mến thế giới loài vật.
Gv: Tìm những sự vật được nhân hoá trong các câu thơ, câu văn đã cho(SGK/ 37)
Hs:
Miệng, tai, mắt, chân, tay.
Tre
Trâu.
Gv: Mỗi sự vật trên được nhân cách hoá bằng cách nào?
Hs:
Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật.
Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tình cảm của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Trò chuyện xưng hô với vật như với người.
Gv:Như vậy, có mấy kiểu nhân hóa?
Tìm thêm ví dụ?
Hs: Tìm ví dụ?
* Hoạt động 2: Luyện tập :
Đọc ghi nhớ SGK/58.
Chỉ ra các nhân hoá: đông vui, mẹ,con, anh, em tíu tít, bận rộn.
Tác dụng: Làm cho quang cảnh bến cảng được miêu tả sống độnghơn, người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện trên cảng.
Đoạn 1:
Đông vui.
Tàu mẹ, tàu con.
Xe anh, xe em.
Tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra bận rộn.
Đoạn 2: 
Rất nhiều tàu xe.
Tàu lớn, tàu bé.
Xe to, xe nhỏ.
Nhận hàng và chở hàng ra hoạt động liên tục.
So sánh:
 Đoạn1: Dùng nhiều phép nhân hóa, ngay cả tên sự vật cũng được viết hoa như tên người làm cho việc miêu tả chổi gần với cách miêu tả người. Đoạn văn do đó sinh động, có tính biểu cảm cao.
 Đoạn 2: Miêu tả bình thường.
Đoạn 1: Văn bản biểu cảm. Đoạn 2: Văn bản thuyết minh.
HS tìm các phép nhân hoá và chỉ rõ kiểu nhân hoá.
I. Nhân hoá là gì?
Vd:
Ông trời mặc áo giáp đen.
Mía múa gươm.
Kiến hành quân.
à Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
à Tác dụng làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vậtTrở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
II. Các kiểu nhân hoá:
1. Dùng từ gọi người để gọi vật:
 vd: Việt Nam, ôi tổ quốc thương yêu!_ trong khổ đau Người đẹp hơn nhiều.
2. Dùng từ chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hành động tính chất của vật.
 Vd: Người đi rừng núi trông theo bóng người.
3. Trò chuyện với vật như với người.
 Vd: Khăn thương nhớ ai
 Khăn rơi xuống đất.
Đọc ghi nhớ SGK/58.
III. Luyện tập:
Bài 1/ 58.
Bài 2/58.
Hs kẻ bảng hai cột để so sánh.
*Cách diễn đạt:
Đoạn 1:Dùng nhiều phép nhân hoá nên câu văn sinh động, giàu hình ảnh và gợi cảm hơn.
Đoạn2: Diễn đạt đơn điệu không gợi được ở người đọc sự tưởng tượng so sánh
Bài 3/ 58.
Bài 4/58.
Trò chuyện xưng hô với vật như với người.
Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tình cảm của người để chỉ hoạt động, tình cảm của sự vật.
Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
Dùng từ ngữ chỉ hành động, tình cảm của người chỉ hành động, tình cảm của vật.
 4. Củng cố:
? Thế nào là nhân hoá, các cách nhân hoá?
5. Dặn dò:
Về nhà làm bài tập trong vở bài tập ngữ văn.
D. Rút kinh nghiệm:
Tuần 23
Tiết92: phương pháp tả người.
Ngày soạn : 11/2/2009
Ngày dạy : 27/2/2009
Mụctiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh.
Nắm được cách tả người và bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả người.
Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày, những điều quan sát, lựa chọn được theo thứ tự hợp lý.
B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ 
Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Muốn tả cảnh cần chú ý gì?
? Nói rõ bố cục bài văn tả cảnh.
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Mục tiêu cần đạt
* Hoạt động 1: Hình thành khái niệm :
gv: Đoạn văn tả ai? Người đó có những đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?
gv: Đoạn văn khắc hoạ chân dung? Đoạn nào tả gắn với công việc? Yêu cầu chọn lựa chi tiết có khác nhau không? Từ ngữ?
gv: Như vậy, muốn tả người cần chú ý những gì?
Đọc đoạn3: Chia bố cục và xác định nội dung từng phần?
Gv: Trình bày nội dung cơ bản của bố cục bài văn tả người.
Hs đọc ghi nhớ SGK/61.
* Hoạt động 2: Luyện tập :
Chi tíêt tiêu biểu:
Tả em bé: Khuôn mặt tròn, bầu bĩnh, mắt đen láy, môi đỏ, tóc hoe vàng
Tả cụ già cao tuổi: Da nhăn nheo, mái tóc bạc, râu dài bạc trắng như cước, bàn tay gầy xương, lưng còng
Tả cô giáo đang say sưa giảng bài: Tiếng nói trong trẻo, say sưa, đôi mắt lấp lánh, bước chân nhẹ nhàng...
HS dựa vào bố cục chung của bài văn miêu tả để xây dựng dàn ý.
Viết những hình ảnh miêu tả, so sánh, liên tưởng ra nháp rồi sắp xếp theo thứ tự hợp lý trong phần thân bài.
Hs có thể thay từ khác miễn là hay và hợp lý:
Vd: Tôm luộc, đồng thau
Thiên tướng, thần
I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người:
1. Đoạn1: Tả dượng Hương Thư- người chèo thuyền vượt thác:
Như một pho tượng.
Bắp thịt nổi cuồn cuộn. 
Ăn nói nhỏ nhẹ, nhu mì lúc ở nhà.
Đoạn 2: Tả chân dung một nhân vật gian giảo:
Mặt vuông, hai má hóp lại.
Lông mày lổm chổm.
Đôi mắt gian hùng.
Mũi gồ sống mương
Đoạn 3: Tả hình của hai người trong keo vật:
Quắm đen: lăn xả, thoắt biến, thoắt hoá.
Can ngũ: lờ đờ, chậm chạp.
2. Đoạn 2: Tả chân dung.
àDùng cái hình ảnh tĩnh, dùng nhiều danh từ, tính từ.
 Đoạn 1,3: Tả chân dung gắn với công việc Lựa chọn chi tiết, hình ảnh động với các động từ, tính từ.
 KL1: Muốn tả người trước hết cần xác định đối tượng miêu tả, tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc, hoạt động: sau đó lựa chọn chi tíêt, hình ảnh và sử dụng từ ngữ hợp lý, sinh động và trình bày những chi tiết, hình ảnh đó theo thứ tự nhất định.
3. Đoạn 3: 3 phần
Mở đoạn: Từ đầuầm ầm. Giới thiệu chung không khí buổi ( học) đấu vật.
Thân đoạn: Ngay nhịp trốngngang bụng vậy Miêu tả chi tiết keo vật. 
Kết đoạn: Phần còn lại Cảm nghĩ, nhận xét về keo vật.
Kết luận2: Bố cục bài văn tả người có ba phần:
Mở bài: Giới thiệu người được tả.
Thân bài: Miêu tả chi tiết( Ngoại hinh, cử chỉ, lời nói)
Kết bài: Nhận xét, cảm nghĩ.
II. Luyện tập:
Bài 1/62.
Lựa chọn chi tiết tiêu biểu.
Bài 2: Lập dàn ý.
Bài 3/62.
 Các chữ bị xoá “ đồng tụ” và “ tượng hai ông tướng Đá Ro”
4. Củng cố:
? Nhắc lại phương pháp làm văn tả người?
5. Dặn dò:
Về nhà làm bài tập 3 trong vở bài tập ngữ văn.
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan T 24.doc