Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 22 - Trần Văn Hùng

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 22 - Trần Văn Hùng

 I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể truyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.

- Thấy được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với lòng ghen ghét, đố kị.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ

1. Kiến thức

- Tình cảm của người em đối với người anh.

- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuậy kể chuyện.

- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.

2. Kỹ năng:

a. Kỹ năng chuyên môn

- Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.

- Đọc - hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.

- Kể tóm tắt câu chuyện trong đoạn văn ngắn.

b. Kỹ năng sống:

- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử , sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác.

- giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện

3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác .

 III. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

 - Động não: suy nghĩ về cách ứng xử của các nhân vật trong truyện.

 - Thảo luận nhóm kỹ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

 - Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về lối sống khiêm tốn, tôn trong người khác.

IV. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp.

V.CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .Sưu tầm tranh ảnh của tác giả.

 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 648Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 22 - Trần Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 TIẾT : 81,82 Văn bản: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI Ngày soạn :13/01/2013
 	 Ngày dạy :14/01/2013 
 I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể truyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.
- Thấy được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với lòng ghen ghét, đố kị.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Tình cảm của người em đối với người anh.
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuậy kể chuyện.
- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.
2. Kỹ năng:
a. Kỹ năng chuyên môn
- Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.
- Đọc - hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.
- Kể tóm tắt câu chuyện trong đoạn văn ngắn.
b. Kỹ năng sống:
- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử , sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác.
- giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác .
 III. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
 - Động não: suy nghĩ về cách ứng xử của các nhân vật trong truyện.
 - Thảo luận nhóm kỹ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
 - Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về lối sống khiêm tốn, tôn trong người khác.
IV. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp.....
V.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .Sưu tầm tranh ảnh của tác giả. 
 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK
VI.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Hãy tóm tắt văn bản “Sông nước Cà Mau” .Nêu nghê thuật và nội dung của văn bản ấy ?
 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Tiết ngữ văn trước ta đã học chương 18 của tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Hôm nay cô giới thiệu với các em truyện ngắn rất hay của Tạ Duy Anh với tác phẩm "Bức tranh của em gái tôi". 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: Giới thiệu chung
HS đọc phân chú thích * SGK .
Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Tạ Duy Anh và truyện ngắn " Bức tranh của em gái tôi ".
GV giới thiệu và chốt lại nội dung chính .
Hoạt động II: Đọc – Hiểu văn bản
HS đọc diễn cảm văn bản.
GV uốn nắn ,nhận xét . 
GV giải thích một số từ khó.
Truyện kể theo ngôi kể nào ? 
Truyện kể về ai? Về vấn đề gì? 
Ai là nhân vật chính? 
HS đọc từ đầu đến "có vẻ vui lắm"
 Qua đoạn truyện vừa đọc. Khi thấy mặt em gái hãy bị bôi bẩn, người anh đã làm gì? ?Thái độ người anh được thể hiện qua chi tiết nào khi thấy em hay lục lọi đồ vật? 
? Khi biết em tự chế thuốc vẽ, người anh đã làm gì? Tâm trạng người anh thế nào?
?Nhận xét gì về thái độ của người anh đối với em gái mình? 
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả :Tạ Duy Anh sinh 1959, quê ở Hà Tây ( nay thuộc Hà Nội )
2.Tác phẩm: “Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh đạt giải Nhì của báo thiếu niên tiền phong tổ chức với chủ đề "Tương lai vẫy gọi".
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc 
2.Giải thích từ khó.
3. Phân tích: 
a. Diễn biến tâm trạng nhận vật người anh :
 à Từ trước cho đến khi thấy em gái tự chế màu vẽ :
Gọi em là Mèo khi thấy mặt em bị bôi bẩn .
Khó chịu khi thấy em lục lọi đồ vật.
Bí mật theo dõi em gái khi thấy em tự pha chế thuốc vẽ .
=>Nhìn em bằng con mắt kể cả, không chú ý, quan tâm .
?Tìm chi tiết trong truyện thể hiện tâm trạng người anh khi em gái có tài năng hội hoạ? Theo em đó là tâm trạng gì?
=>Từ tâm trang đó, người anh đối xử với người em như thế nào? Nhận xét của em về tâm trang ấy?
?Vì sao người anh không thân với em nữa?
Trước tài năng của em gái, người anh đã hành động như thế nào? Tâm trạng của người anh khi đó ra sao?
?Dưới con mắt của người anh, những bức tranh ấy như thế nào?Thái độ của người anh khi xem tranh? Em có nhận xét gì về thái độ của người anh lúc này? 
Vẻ mặt ngộ nghĩnh của em gái trước kia nay người anh thấy thế nào? 
Đó là tâm trạng gì? (Ghen tị)
Thái độ của người anh như thế nào khi nghe tin em gái sẽ tham dự trại thi vẽ quốc tế? 
Trong niềm vui đạt giải nhất khi em gái lao vào ôm anh, người anh có hành động gì? 
Quan sát đoạn truyện từ “trong gian phòng ” đến hết và cho biết :
Bức tranh ấy vẽ về ai? Vẽ như thế nào? Đứng trước bức tranh ấy, người anh có thái độ, cử chỉ như thế nào?
? Vì sao người anh lại sững người, ngỡ ngàng? Vì sao lại hãnh diện? 
? Tại sao người anh lại xấu hổ?
Khi nghe mẹ hỏi “Con có nhận ra con không?” Người anh có tâm trạng gì? 
? Người anh nếu nói với mẹ về bức tranh sẽ nói câu gì? Em hiểu gì về câu nói ấy? 
? Người anh đã nhận ra cách xử sự của mình với em gái có đúng đắn không? 
Quan sát phần đầu truyện, người em gái được giới thiệu qua những chi tiết nào? (từ lời của người anh)
? Kiều Phương là em bé có nét gì đáng chú ý ở phần 1 của câu chuyện? Sau khi được phát hiện là có tài hội hoạ Kiều Phương có thay đổi gì không trong quan hệ với anh trai và mọi người? Tranh em gái được đánh giá như thế nào? 
? Khi hay tin em mình đạt giải nhất, cô em gái đã có hành động gì với anh 
? Nhận xét gì về nhân vật Kiều Phương ?
Hoạt động III. Hướng dẫn tổng kết
Nêu vài nét về nghệ thuật của truyện ?
Em hãy nêu ý nghĩa văn bản ?
Hoạt động IV: Luyện tập
à Khi tài năng hội hoạ của em được phát hiện 
-Thấy em có tài năng hội hoạ, cảm thấy thất vọng, mình bất tài, muốn khóc. 
à Tự tị, mặc cảm .
-Không thân với em như trước nữa, chỉ một lỗi nhỏ cũng gắt um lên à Tự ái, xa lánh em .
Xem trộm tranh của em gái .
Thấy tranh đẹp thì thở dài .
à Thầm cảm phục em nhưng không công khai, biểu lộ .
Cảm thấy vẻ mặt em ngộ nghĩnh trước kia nay như chọc tức mình .
-> Ghen tị .
-Không vui khi được tin em tham dự trại thi vẽ quốc tế .
Đẩy nhẹ em khi em ôm cổ mình trong niềm vui đạt giải .
* Khi đứng trước bức tranh giải nhất của em gái 
+ Giật đứng người, ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ ,muốn khóc .
+ Muốn nói với mẹ rằng không phải con đâu, đấy là tâm hồn, là lòng nhân hậu của em con đấy .
àÍch kỷ được thức tỉnh và tự nhận ra lỗi lầm của mình .
b. Nhân vật cô gái Kiều Phương 
Mặt luôn bị bôi bẩn, thích thú lục lọi các đồ vật .
Tự chế thuốc vẽ .
Tranh vẽ rất độc đáo .
Nghe tin đạt giải nhất, lao vào ôm cổ anh muốn cùng anh đi nhận giải .
=> Hồn nhiên, trong sáng, say mê hội họa, nhân hậu .
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật: 
-Kể chuyện bắng ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện .
-Miêu tả chân thực diến biến tâm lí của nhân vật.
2. Ý nghĩa văn bản : Tình cảm trong sáng , nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp lòng ghen ghét, đố kị. 
( Ghi nhớ - SGK_
IV. LUYỆN TẬP
Bài 1/ 35 Viết 1 đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái .
 VII. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Suy nghĩ của em về nhân vật người anh trong truyện . Hãy nhắc lại nội dung và nghệ thuật của bài học ?
 - Đọc kí truyện, nhớ những sự việc chính, kể tóm tắt được truyện.
- Hiểu ý nghĩa truyện .
- Hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh khi có một ai đó đạt thành tích xuất sắc.
- Soạn bài “Luyện nói ... "
 ************************************************* 
 Ngày soạn :13/01/2013
 Ngày dạy :16/01/2013
TIẾT 83 + 84: 
Tập Làm Văn: LUYỆN NÓI QUAN SÁT,TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm chắc các kiến thức về văn miêu tả được sử dụng trong bài luyện nói.
- Thực hành kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Rèn kĩ năng lập dàn ý và luyện nói trước tập thể lớp.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói.
- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả,
- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Sắp xếp các ý theo một trinh tự hợp lí.
- Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói.
- Nói trước tập thể lớp thật rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự học, tự rèn của HS .
 III.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn bài,dự kiến ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức đã học về văn miêu tả ở cấp I 
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
 IV. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, vấn đáp...
V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ Vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh và miêu tả nhận xét trong văn miêu tả ?
 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Các em vừa học xong tiết “Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” . Để giúp các em củng cố chắc hơn những kiến thức về quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả và đặc biệt là kĩ năng nói trước tập thể, chúng ta học tiết tập nói
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I:Củng cố kiến thức.
GV nói rõ vai trò quan trọng của việc luyện nói : để thực hiện thành công tiết học yêu cầu HS phải chuẩn bị dàn bài ở nhà đến lớp nói thành văn trôi chảy, rõ ràng.
GV có thể chia các bài tập cho các nhóm khác nhau. Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận nhóm trước lớp 
HS các tổ theo dõi, nhận xét và bổ sung à GV nhận xét và bổ sung cho hoàn hảo .
Hoạt động II : Thực hành luyện nói
*Gọi HS đọc y/c bài tập 1/SGK/35
-Cử đại diện trình bày nhận xét của em về nhân vật Kiều Phương trong đó miêu tả người em Kiều Phương theo tưởng tượng của em (không gò bó) 
Nhận xét về nhân vật Kiều Phương:
Ngoại hình?
Hành động?
Tình cảm? 
-Anh của Kiều Phương là người như thế nào ?
Hình ảnh người anh trong bức tranh và người anh thực của Kiều Phương có khác nhau không ?
*Yêu cầu HS nói về những người thân của mình (nói về anh, chị hoặc em của mình) 
Lưu ý: Cần làm nổi bật đặc điểm bẳng các hình ảnh, so sánh và nhận xét.
Chú ý: Phải trung thực, không tô vẽ làm dàn ý, không viết thành văn, nói chứ không đọc.
Các nhóm cử đại diện nói trước lớp .
HS nhận xét, bổ sung? GV chốt ý .
*HS đọc y/c của bài tập 3.
Gợi ý: HS làm dàn ý theo các câu hỏi ở BT và nói theo dàn ý đó về một đêm trăng.
-Đó là một đêm trăng như thế nào?
- Đêm trăng có gì đặc sắc,tiêu biểu ?
-Em so sánh đêm tăng sáng với hình ảnh nào?
*Lập dàn ý và nói trước lớp về cảnh bình minh trên biển, cần tập trung vào so sánh, liên tưởng
HS nói về hình ảnh người dũng sĩ trong thế giới những câu chuyện cổ tích bẳng tư tưởng của mình.
Nói theo dàn ý, không viết thành văn.
Ở mỗi bài tập, khi HS nói xong ,HS các nhóm có thể nhận xét, GV bổ sung và ghi điểm.
Hoạt động III. Tổng kết bài học :
GV nhận xét toàn tiết học .
àƯu: HS vận dụng lý thuyết đã học của quan sát , tưởng tượng , so sánh, nhận xét khi miêu tả .
-Khi quan sát HS đã biết kết hợp nhận xét nhận xét ,so sánh liên tưởng để làm cho bài nói hấp dẫn .
- Diễn đạt rõ ràng,mạch lạc thể hiện rõ nội dung miêu tả .
- Do chưa chuẩn bị bài tốt cho nên tiết luyện nói thành công .
àTồn tại :còn một vài em còn nói sơ sài do chuẩn bị dàn ý chưa tốt ,năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh còn hạn chế .
- Một vài em còn nhút nhát ,thiếu tự tin ,lúng túng , diễn đạt yếu.
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC :
II.THỰC HÀNH LUYỆN NÓI
Bài tập 1/35 (SGK)
Từ truyện “Bức tranh của em gái tôi” hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của em trước lớp .
a) Kiều Phương : là một cô bé nhanh nhẹn, giàu tình cảm, có óc quan sát và trí tưởng tượng phong phú , một cô bé đáng yêu 
+Ngoại hình : gương mặt bầu bĩnh thường lem luốc , đôi mắt đen ,rèm mi uốn cong ,răng khểnh.
+Hành động : nhanh nhẹn ,kĩ lưỡng pha chế các màu để vào từng lọ, gặp bạn thì thường mừng quýnh lên .
+Tình cảm : hồn nhiên trong sáng xem mọi vật trong nhà đều thân thiết , nhất là anh trai .
b) Nhân vật người anh : 
-Hình dáng : không tả rõ nhưng có thể suy ra từ cô em gái, chẳng hạn : cao , đẹp trai, sáng sủa.
-Tính cách : ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm, ân hận, ăn năn , hối lỗi.
Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh , xem kĩ thì không khác nhau. Hình ảnh người anh trong bức tranh thể hiện bản chất tính cách của người anh qua caias nhìn trong sáng , nhân hậu của cô em gái.
Bài 2/ SGK/ 36 
Trình bày về anh, chị, em của mình:
Hình dáng ; - Tính cách ; -Tình cảm .
Bài 3/ 36 SGK
GV gợi ý :đó là đêm trăng đẹp vô cùng .
-một đêm trăng mà cả đất trời, con người và vạn vật như được tắm gội bởi ánh trăng 
- trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời.
Bài 4/ 36 SGK 
Lập dàn ý và nói trước lớp về quang cảnh một buổi sáng trên biển
-Mặt trời :quả cầu lửa.
-Bầu trời: trong veo,rực sáng .
- Mặt biển phẳng lì như tấm lụa mênh mông.
-Bãi cát: mịn màng, mát rượi .
- Những con thuyền : mệt mỏi , nằm ghếnh đầu lên bãi cát .
Bài 5/36/SGK 
Hãy miêu tả người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của em .
Gợi ý : Họ đều là những nhân vật đẹp, nhân hậu và đặc biệt khỏe mạnh, dũng cảm
 VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Nhận xét giờ luyện nói .
 - Xác định đối tượng miêu tả cụ thể , nhận xét về đối tượng và làm rõ nhận xét đó qua các chi tiết , hình ảnh tiêu biểu .( Ví dụ ; tả một em bé khoảng ba tuổi ) và lập dàn ý cho đề văn đó.
 - Chuẩn bị bài “Vượt thác “.
 ************************************************* 

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYGIA V6 TUAN 22 CHUAN.doc