Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 22, Tiết 88: Phương pháp tả cảnh

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 22, Tiết 88: Phương pháp tả cảnh

+ Hoạt động 1 : Khởi động – (5 phút)

 - Ổn định lớp- Ổn định nề nếp – sỉ số.

 - Kiểm tra bài cũ.

Hỏi : Muốn miêu tả, ta cần những thao tác nào ?

 + Hãy miêu tả vài nét về hình ảnh người lực sĩ ?

- Giới thiệu bài mới- Dựa vào đặc điểm của phương pháp tả cảnh -> dẫn vào bài -> ghi tựa.

doc 3 trang Người đăng vanady Lượt xem 1911Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 22, Tiết 88: Phương pháp tả cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 22 Ngày soạn : ././ 200 
 Tiết : 88 Ngày dạy : ../ . / 200..
 PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
Tập làm văn 
I. YÊU CẦU : 
 - Nắm được cách tả cảnh và bố cục, hình thức của một đoạn, một bài văn tả cảnh.
 - Luyện tập kĩ năng quan sát, lựa chọn, lập dàn ý.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, thiết kế giáo án.
 - HS : Đọc – trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :	
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
+ Hoạt động 1 : Khởi động – (5 phút)
 - Ổn định lớp- Ổn định nề nếp – sỉ số.
 - Kiểm tra bài cũ.
Hỏi : Muốn miêu tả, ta cần những thao tác nào ?
 + Hãy miêu tả vài nét về hình ảnh người lực sĩ ?
- Giới thiệu bài mới- Dựa vào đặc điểm của phương pháp tả cảnh -> dẫn vào bài -> ghi tựa.
- Báo cáo sỉ số.
- Cá nhân trả lời theo yêu cầu GV.
- Nghe, ghi tựa.
+ Hoạt động 2 : Tìm hiểu phương pháp viết văn tả cảnh. (15 phút)
 - Gọi HS đọc văn bản SGK.
Hỏi : Ở văn bản (a) miêu tả hình ảnh Dượng Hương Thư lúc vượt thác. Tại sao có thể nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ ? (Cho thảo luận)
- Ghi chi tiết HS tìm lên bảng phụ.
Hỏi : Nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của tác giả ?
- Nêu tiếp câu b :
Hỏi : Quang cảnh thứ hai tả cảnh gì ? Người viết tả cảnh ấy theo thứ tự nào ?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS chỉ ra bố cục 3 phần của văn bản (c), tóm tắt ý chính mỗi phần và nhận xét về thứ tự miêu tả.
- GV nhận xét, bổ sung, tổng kết ý kiến HS.
Hỏi : Vậy muốn miêu tả cảnh cần phải làm gì ?
 + Bố cục bài văn tả cảnh gồm mấy phần ? Nêu nhiệm vụ từng phần ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS lần lượt đọc văn bản SGK.
- Thảo luận nhóm, tổ.-> đại diện trình bày.
Kết quả thảo luận: 
(a). Thả sào, rút sào, bắp thịt cuồn cuộn, hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra -> cảnh thác dữ.
- Tả cảnh gián tiếp.
- Thảo luận tổ -> đại diện trình bày.
- Tả cảnh sông Năm Căn và rừng đước.
- Thứ tự: dưới sông lên bờ.
- Thảo luận.
-> đại diện trình bày: bố cục và thứ tự tả từ ngoài vào trong.
- Cá nhân nêu thao tác cần thiết khi tả cảnh. 
- Đọc ghi nhớ SGK.
I. Phương pháp viết văn tả cảnh :
 Bài tập :
 * Văn bản (a) 
 - Tả hình ảnh Dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác
-> Nổi bật hình ảnh thác nước dữ.
 - Phương pháp tả cảnh : tả gián tiếp qua hình ảnh con người. 
* Văn bản (b)
 - Tả cảnh dòng sông Năm Căn và rừng đước.
 - Thứ tự tả : dưới sông lên bờ (Từ gần đến xa – người tả trên thuyền)
 * Văn bản (c) – 3 phần :
 - Giới thiệu khái quát về luỹ tre làng.
 - Lần lượt miêu tả ba vòng tre của luỹ làng.
 - Nêu cảm nghĩ, nhận xét về loài tre.
 - Thứ tự tả : từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể
Ghi nhớ SGK/ 47
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. .(20 phút)
 - GV cho HS đọc bài tập:
 +Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm làm 1 bài tâp -> cho nhóm thảo luận.
 +Bước 2: gọi đại diện nhóm trình bày ý kiến.
 +Bước 3: GV nhận xét, tổng kết ý kiến.
- GV lưu ý hs:
 * ở bt 1.
 + Liệt kê hình ảnh.
 + Sắp xếp theo trình tự.
 * Ở bt 2:
 + Cần chọn thứ tự tả.
 + Chọn hình ảnh tiêu biểu cho từng nét cảnh.
* Ở BT 3:
 + Đọc và lập dàn ý của bài văn.
- Đọc bài tập SGK.
- Thảo luận 2 SH.
-> Cá nhân trình bày
-> lớp nhận xét.
- Nhóm 1 thực hiện.
- Nhóm 2 nghe, thực hiện.
- Nhóm 3 nghe, thực hiện.
Bài tập 1: Tả quang cảnh lớp học trong giờ tập làm văn
 VD: Thứ tự thời gian:
 + Cảnh thầy vào lớp chép đề.
 + Cảnh làm bài:
Hình ảnh thầy giáo.
Gương mặt HS.
Không khí lớp, âm thanh.
 +Cảnh thu bài.
Bài tập 2: Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
VD: Thứ tự thời gian:
 +Cảnh sân trường trước giờ chơi:
Không gian im lặng.
Aâm thanh tiếng giảng bài, tiếng chim..
 - Hình ảnh: Một số lớp đứng thành nhóm trong sân trường với bộ đồ thể dục.
 +Cảnh ra chơi:
HS trong các lớp ùa ra như đàn chim vỡ tổ.
Không gian ồn ào, tràn ngập tiếng cười.
Hoạt động: một số ăn quà bánh, đá cầu, nhảy dây.
 +Giờ chơi kết thúc: 
HS chạy về lớp.
Gương mặt vui tươi, ướt đẫm mồ hôi.
Không gian trở nên im lặng.
Bài tập 3: Dàn ý:
 1.Mở bài: Giới thiệu cảnh biển đẹp.
 2. Thân bài: Lần lượt tả vẻ đẹp và màu sắc của biển ở nhiều thời điểm, góc độ khác nhau.
 - Buổi sáng.
 - Buổi chiều.
 - Buổi trưa.
 -Ngày mưa rào.
 -Ngày nắng.
3.Kết bài: Nêu nhận xét, cảm nghĩ về sự thay đổi cảnh sắc của biển.
+ Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. (5 phút)
-Củng cố:
Từ 3 bt trên GV chốt lại những điểm cần nhớ về cách làm bài văn miêu tả, bố cục bài miêu tả.
- Dặn dò: Yêu cầu HS:
 + Nắm ghi nhớ.
 + Dựa vào bố cục, hãy viết phần mở bài và kết bài của 3 bài tập trên.
 + Chuẩn bị: Buổi học cuối cùng..
 + Trả : Vượt thác..
- Nghe, nắm vững nội dung bài.
- Thực hiện theo yêu cầu GV.
DUYỆT
Ngày tháng ..năm 200

Tài liệu đính kèm:

  • docb3-88-PHUONGPHAPTACANH.doc