A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm đồng thời qua việc tìm hiểu văn bản giúp HS cảm nhận được ý nghĩa của bài học đường đời đầu tiên: Chớ kiêu căng, cần thân ái với mọi người.
- Giáo dục: Tính khiêm tốn, biết giúp đỡ mọi người.
- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu truyện hiện đại.
* Trọng tâm: - Đọc, tìm hiểu chú thích, cấu trúc văn bản.
* Tích hợp: - Giải nghĩa từ, nhân vật trong văn tự sự.
B. Chuẩn bị
1/ GV: Soạn giáo án - đồ dùng: Tranh vẽ (phóng to tranh trong SGK)
2/ HS: Đọc, trả lời câu hỏi, tập kể.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
NS : 1/1//2013 ND : 3 /1/2013 Tiết 73: Bài học đường đời đầu tiên Trích: Dế Mèn phiêu lưu ký Tô Hoài A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm đồng thời qua việc tìm hiểu văn bản giúp HS cảm nhận được ý nghĩa của bài học đường đời đầu tiên: Chớ kiêu căng, cần thân ái với mọi người. - Giáo dục: Tính khiêm tốn, biết giúp đỡ mọi người. - Rèn kỹ năng: Tìm hiểu truyện hiện đại. * Trọng tâm: - Đọc, tìm hiểu chú thích, cấu trúc văn bản. * Tích hợp: - Giải nghĩa từ, nhân vật trong văn tự sự. B. Chuẩn bị 1/ GV: Soạn giáo án - đồ dùng: Tranh vẽ (phóng to tranh trong SGK) 2/ HS: Đọc, trả lời câu hỏi, tập kể. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1/ ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Phương pháp GV hướng dẫn đọc diễn cảm, chú ý ngôn ngữ nhân vật: Dế Mèn: kiêu căng, dế Choắt: khúm núm - GV đọc mẫu một đoạn. - Qua phần tìm hiểu chú thích trong SGK, cho biết những nét chính về tác giả Tô Hoài? - Trong văn bản có những từ nào nói về tính cách của Dế Mèn, em hãy giải nghĩa? - Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? bằng lời kể của ai? - Văn bản này có những nội dung chính nào? -Vậy văn bản được viết theo phương thức nào? - Hãy tìm phần văn bản tương ứng với 2 nội dung trên? - Theo em nội dung nào là chính? - ở nội dung thứ 2 có mấy sự việc chính? đó là những sự việc nào? (3 sự việc chính): + Dế mèn coi thường dế Choắt. + Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. + Sự ân hận của Dế Mèn. - Em hãy kể lại một trong ba sự việc trên mà em thích nhất? - Một hs kể tóm tắt một sự việc . Nội dung I. Đọc-hiểu chú thích 1/ Đọc: 2/ Chú thích * Tác giả: Sinh 1920: Nguyễn Sen. Viết văn từ trước CMT8, có một khối lượng tác phẩm rất phong phú, đa dạng. * Tác phẩm: 3/ Cấu trúc văn bản - Chia 2 phần + Đầu à đứng đầu thiên hạ rồi: Miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn. + Tiếp à hết: Bài học, đường đời đầu tiên của Dế Mèn. * Ngôi kể: ngôi 1 bằng lời kể của Dế Mèn. * Phương thức: Miêu tả kết hợp với tự sự. * Kể: 4/ Củng cố: Phần văn bản nào được viết bằng phương thức tự sự. Phần văn bản nào được viết bằng phương thức miêu tả? 5/ Dặn dò: Tiếp tục tìm hiểu văn bản. ====================================================== NS : 1/1/2013 ND :4 /1/2013 Tiết 74: Bài học đường đời đầu tiên Trích Dế Mèn phiêu lưu ký Tô Hoài A. Mục tiêu cần đạt: - Như tiết 73. * Trọng tâm: - Tìm hiểu văn bản. * Tích hợp: Phương thức tự sự + miêu tả; nhân vật trong văn tự sự. B. Chuẩn bị: 1/ GV: Giáo án, tranh vẽ. 2/ HS: Học bài, tập kể. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1/ ổn định tổ chức : 2/ Kiểm tra bài cũ: Hãy nhắc lại cấu trúc của đoạn trích? Đáp án: Cấu trúc: chia 2 phần: - Phần đầu: tả hình dáng, tính cách của Dế Mèn. - Phần sau: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. 3/ Bài mới: Phương pháp -Em hãy cho biết, hình ảnh Dế Mèn được hiện lên qua những nét vẽ cụ thể nào? - Đoạn văn dùng phương thức biểu đạt nào? (Miêu tả) - Trình tự tả đó có tác dụng gì? - Em tưởng tượng như thế nào về hình ảnh Dế Mèn? - Dế Mèn đã tự nhận mình như thế nào? - Từ đó em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn? - Em hãy tìm những chi tiết miêu tả về Dế Choắt? - Lời xưng hô của Dế Mèn với Dế Choắt có gì đặc biệt? - Như thế dưới mắt Dế Mèn với Dế Choắt hiện ra như thế nào? - Thái độ đó tô đậm thêm tính cách gì của Dế Mèn? (kiêu căng) - Theo em, thực ra Dế Choắt có đáng khinh như vậy không? Tình cảm, suy nghĩ của em về Dế Choắt? - Tại sao Dế Mèn lại muốn gây sự với chị Cốc? - Dế Mèn đã gây sự với chị Cốc như thế nào? - Qua cách xưng hô "cái Cốc - Tao" có nhận xét gì về thái độ của Dế Mèn? - Vậy hành động của Dế Mèn ở đây có phải là dũng cảm không? Vì sao? - Và hậu quả của hành động ngông cuồng này là gì? - Dế Mèn đã có thái độ như thế nào khi Dế Choắt chết? - Em có suy nghĩ gì trước những cử chỉ của Dế Mèn? - Cử chỉ này còn cho em thấy được thêm điều gì trong tính cách của Dế Mèn? - Em thử hình dung tâm trạng Dế Mèn khi Dế Mèn đứng hồi lâu bên mộ bạn? - Theo em, có đặc điểm nào của con người được gán cho các con vật ở truyện này? - Sau những chuyện đã xảy ra, Dế Mèn đã tự rút ra bài học cho mình, theo em đó là bài học gì? - Em học tập được cái gì từ NT miêu tả và KC của Tô Hoài? Nội dung II.Đọc, hiểu chú thích 1/ Hình dáng, tính cách của Dế Mèn: - Một chàng dế thanh niên cường tráng: Đôi càng mẫm bóng,.. - Hành động: đạp phanh phách,... => Hình ảnh Dế Mèn hiện lên hùng dũng, đẹp đẽ, hấp dẫn. - Dế Mèn: đi đứng oai vệ ,như con nhà võ, sắp đứng đầu thiên hạ rồi. => Dế Mèn rất kiêu căng, tự phụ đó là tính xấu. 2/ Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn: * Dế Choắt: - Như gã nghiện thuốc phiện. - Cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ. - Hôi như cú mèo. - Có lớn mà không có khôn. - Dế Mèn gọi Dế Choắt là "chú mày" => Rất yếu ớt, lười nhác. => Dế Choắt rất tội nghiệp, đáng thương. * Dế Mèn gây sự với chị Cốc: "Vặt lông cái Cốc cho tao Tao nấu tao nướng.." - Dế Mèn rất xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả. - Đây là hành động ngông cuồng vì nó gây hậu quả nghiêm trọng. * Hậu quả: Dế Choắt bị chết. - Đây là một hậu quả đáng tiếc của một trò đùa thái quá. * Thái độ của Dế Mèn: - Quỳ xuống, nâng Dế Choắt lên mà than, đắp mộ cho Dế Choắt, đứng lặng hồi lâu. => Dế Mèn rất hối hận và xót thương Dế Choắt. III. Tổng kết * Ghi nhớ: SGK - Nghệ thuật: cách miêu tả loài vật: sốngđộng, trí tưởng tượng độc đáo. 4/ Củng cố : Hệ thống lại bài học 5/Dặn dò : về nhà học bài chuẩn bị bài mới ở nhà ========================================================= NS : 1/1/ 2013 ND : 6 /1 /2013 Tiết 75: Phó từ A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS nắm được ý nghĩa, công dụng của phó từ. Biết nhận diện phó từ trong văn cảnh và vận dụng phó từ khi nói , viết. - Rèn kỹ năng: xác định từ loại của từ. * Trọng tâm: - ý nghĩa, công dụng và phân loại phó từ. * Tích hợp: động từ, tính từ, cấu tạo cụm động từ, tính từ. B. Chuẩn bị: 1/ GV : Soạn bài. 2/ HS: Học bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1/ ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Phương pháp - Quan sát VD những từ được gạch chân bổ sung ý nghĩa cho những từ ? - Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào các em đã học? Trong cđtừ, ttừ và phát hiện những từ in đậm ở những vị trí nào? (trước hoặc sau động từ, tính từ). - Cho biết những từ in đậm này có thể đi kèm với danh từ không? vì sao? (không có nghĩa) - Em rút ra Kết luận gì về từ loại phó từ? (khi có phó từ đi kèm động từ, tính từ ta có cụm động từ, cụm tính từ, các phó từ làm phần trước hoặc phần sau của cụm từ) - Lấy VD phó từ em biết? - GV hướng dẫn HS kẻ bảng phân loại (SGK- 13) - Em hãy tìm các phó từ trong các VD, tự tìm điền vào bảng phân loại. GV lưu ý: ra, vào. chỉ là phó từ khi nó đứng sau những động từ không chỉ sự chuyển động (xem, nhìn, trêu) - GV: cũng có thể 2 phó từ đi liền nhau: vẫn chưa, cũng sẽ phải dựa vào văn cảnh để xác định ý nghĩa. - HS đọc ghi nhớ: SGK - 14. - Nêu yêu cầu của bài tập 1? xác định phó từ, nêu ý nghĩa Nội dung I. Bài học 1/ Thế nào là phó từ: a.VD: b.Nhận xét. - Những từ in đậm: đã, cũng, vẫn chưa, thật, được, rất, ra Bổ sung ý nghĩa: đi, ra, thấy, ưa nhìn, to, bướng, soi gương. - Thuộc từ loại động từ và tính từ. c.Kết luận: - Phó từ là những từ thường đi kèm với đtừ hoặc tính từ để bổ sung ý nghĩa cho đtừ, tính từ. VD: đã, sẽ, vẫn, chưa, chẳng. 2/ Các loại phó từ : - Chỉ qhệ: đã, sẽ, rồi. - Chỉ mức độ: rất lắm, quá Chỉ sự tiếp diễn tương tự: cũng, vẫn. - Chỉ sự pđịnh: không , chưa, chẳng. - Chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, nào. - Chỉ kết quả và chỉ hướng: được, phải, ra, vào, tới lui, qua lại. - Chỉ khả năng: có thể, có lẽ. * Ghi nhớ: SGK - 14 II. Luyện tập: 1/ BT1: Phó từ ý nghĩa đã quan hệ t Không còn ý phủ định. 2/ BT2: 4/ Củng cố : Nhận xét giờ học 5/Dặn dò: Học bài, hoàn thành BT. ===================================================== NS : 4/1/ 2013 ND : 8 /1 /2013 Tiết 76: Tìm hiểu chung về văn miêu tả A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS hiểu được khái niệm về văn miêu tả và yêu cầu của bài văn tả cảnh, tả người. - Giáo dục: Bồi dưỡng tình yêu văn học, tình yêu đối với quê hương, con người xung quanh. - Rèn kỹ năng: Tìm hiểu một thể loại văn học ở dạng khái quát. * Trọng tâm: - Khái niệm, yêu cầu của bài văn miêu tả. * Tích hợp: Các văn bản đã học. B. Chuẩn bị: 1/ GV : Soạn bài. 2/ HS: Học bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1/ ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: - GV Kiểm tra việc làm BT trong vở BT ngữ văn của HS. 3/ Bài mới: Phương pháp - HS đọc đoạn văn: "lá rụng" - Cho biết tác giả Khái viết về sự vật gì? - Qua đoạn văn, tác giả đã giúp em hình dung được cảnh tượng gì? - Theo em, vỡ sao nhà văn có thể viết về những chiếc lá một cách sinh động, cụ thể như thế? - HS đọc đoạn văn. - ở đoạn văn này phương thức biểu đạt mà tác giả thường sử dụng có giống ở đoạn văn "lá rụng" ? (Giống: miêu tả). - Qua đoạn văn này, em hình dung như thế nào về DM? Vì sao em có thể hình dung được như vậy? - Có nhận xét gì về sự quan sát của Tô Hoài? - Đoạn văn này có gì giống và khác đoạn văn "lá rụng"? + Giống: cùng sử dụng, phương thức biểu đạt: miêu tả. + Khác: Giúp người đọc hình dung về phong cảnh (1) - về loài vật (2) - Cho biết ở 2 đoạn văn, các tác giả đã làm nổi bật điều gì? (nổi bật đặc điểm của những chiếc lá rụng, tính cách của Dế Mèn, đặc điểm của Dế Mèn) - Em hiểu như thế nào là miêu tả? - GV gọi HS đọc yêu cầu của BT1. (Mỗi đoạn văn tái hiện lại điều gì? chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự việc, con người, quang cảnh) - Qua 3 đoạn văn miêu tả trên, em có nhận xét gì về sự quan sát của các tác giả? - GV nêu yêu cầu: +Tả về mùa đông. + Tả về mẹ. - Hai yêu cầu này có gì khác nhau? (Tả phong cảnh, tả người). Nội dung I. Bài học: 1. Thế nào là miêu tả? a. VD: b. Nhận xét VD1: Đoạn văn: lá rụng (SGK - 17) - Viết về những chiếc lá rụng. - Giúp cho người đọc hình dung được hình ảnh những chiếc lá rơi xuống như đang diễn ra trước mắt. à Tác giả quan sát, tưởng tượng từ thực tế: cây cuối đông. VD2: Đoạn văn tả Dế Mèn: - Dế Mèn: Khoẻ mạnh, đẹp, nghịch ngợm, ngông nghênh. à Các chi tiết: thân hình, đôi càng, đôi cánh. à Sự quan sát: tỉ mỉ, tinh tế. c) Kết luận: *Ghi nhớ (SGK- 16) II. Luyện tập: 1/ BT1: a) Tái hiện hình ảnh Dế Mèn: -Đặc điểm nổi bật; đôi càng to khoẻ, lợi hại. b) Tái hiện hình ảnh Lượm: - Đặc điểm nổi bật: nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên c) Tái hiện cảnh sau cơn mưa: -Đặc diểm nổi bật: Sự đông đúc, nhộn nhịp của họ nhà chim. 2/ BT2: - Mùa đông: bầu trời, cây cối, ruộng - Mẹ: Mái tóc, ánh mắt, nước da 4. Củng cố : gv củng cố nội dung bài học 5. Dặn dò :- Hoàn thành BT (SGK- 17). NS : 4 /1 / 2013 ND : 10 /1 / 2013 Tiết 77: Sông nước Cà Mau A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tg, tp,cảm nhận được vẻ đẹp trù phú thơ mộng, của thiên nhiên, sông nước Cà Mau, cảm nhận được nghệ thuật tả cảnh đặc sắc của tác giả. - Giáo dục: Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương xứ sở. - Rèn kỹ năng: Tìm hiểu, phân tích văn học hiện đại. * Trọng tâm: Tìm hiểu văn bản. * Tích hợp: Giải nghĩa từ, phương thức miêu tả (tả cảnh thiên nhiên, sinh hoạt). B. Chuẩn bị: 1/ GV : Soạn bài. 2/ HS : Học bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1/ ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Phương pháp - GV hướng dẫn đọc: diễn cảm, tha thiết. - em hãy chỉ ra những từ đó và giải nghĩa. - Bài văn tả cảnh gì? Tả theo trình tự nào? (từ khái quát à cụ thể) - Em hãy hình dung vị trí quan sát của tác giả? - Vị trí này có gì thuận lợi trong việc quan sát và miêu tả? - Khi tả thiên nhiên, sông nước Cà Mau, tác giả dã lựa chọn những hình ảnh nào? - Tác giả đã cảm nhận vẻ đẹp của những hình ảnh này qua những giác quan nào? (nhìn nghe.) - Qua sự miêu tả, cảm nhận của tác giả, em hình dung như thế nào về sông nước Cà Mau? - Cảm xúc của em? - Trong đoạn văn tả cảnh sông ngòi kênh rạch Cà Mau, tác giả đã làm nổi bật những nét độc đáo nào của toàn cảnh? - ở cách đặt tên sông, tên đất có sự độc đáo nào? - Có nhận xét gì về cách đặt tên? - Những địa danh đó gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên, cuộc sống Cà Mau? - Dòng sông và rừng đước được miêu tả bằng những chi tiết nổi bật nào? - Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào? - Có nhận xét gì về sự quan sát, cách dùng từ, nghệ thuật miêu tả của tác giả? - Quang cảnh chợ NC hiện lên qua những chi tiết nào? - Có nhận xét gì về những chi tiết mà tác giả lựa chọn? - Tại sao có thể nói chợ NC vừa quen thuộc vừa lạ lùng? - Qua sự miêu tả của tác giả em hình dung như thế nào về cảnh chợ NC? - Em cảm nhận như thế nào về vùng đất NC? - Em học tập được điều gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả? Nội dung I. Đọc,hiểu chú thích: 1/ Đọc: 2/ Tìm hiểu chú thích: 3/ Cấu trúc văn bản: - ấn tượng về toàn cảnh. - Cảnh kênh rạch, sông ngòi. - Chợ Năm Căn. II. Tìm hiểu văn bản: 1/ ấn tượng ban đầu về toàn cảnh sông nước Cà Mau: - Sông ngòi, kênh rạch: chi chít như mạng nhện. - Trời nước cây. toàn một sắc xanh. - Tiếng sóng biển: rì rào, bất tận ru ngủ thính giác con người. => Sông nước Cà Mau phủ kín mầu xanh, còn nguyên sơ, bí ẩn. 2. Cảnh sông ngòi, kênh rạch Cà Mau. - Tên sông tên đất: cứ theo đặc điểm riêng của nó mà gọi thành tên: Mái Giầm, Bọ mắt, Ba khía, Năm căn => Cách đặt tên: dân dã, mộc mạc, theo lối dân gian. => Thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, trù phú. 3/ Cảnh chợ Năm Căn - Giống như chợ kề biển vùng Nam Bộ. - Nhiều bến, nhiều lò than, khu phố nổi => Các chi tiết tiêu biểu, điển hình cho một phiên chợ Nam Bộ. => Chợ Năm Căn đông vui, tấp nập, độc đáo, hấp dẫn. III. Tổng kết: - Ghi nhớ: SGK. IV. Luyện tập: - Bài đọc thêm: cảnh sống nước Cà Mau. 4/ Củng cố: Cảnh sông nước Cà Mau có giống sông nước quê em? 5/ Dặn dò: Làm BT 1, 2 (SGK). =========================================================== NS : 4 /1 / 2013 ND : 10 /1 /2013 Tiết 78: So sánh A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS nắm được mô hình, cấu tạo, khái niệm của phép tu từ so sánh đồng thời cảm nhận được giá trị của phép tu từ này. - Giáo dục: ý thức giữ gìn, phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt. - Rèn kỹ năng: cảm nhận, sử dụng các biện pháp tu từ. * Trọng tâm:- Khái niệm, cấu tạo, tác dụng phép tu từ so sánh. * Tích hợp: - Một số văn bản đã học. - Sự tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả. B. Chuẩn bị: 1/ GV : Giáo án. 2/ HS : Học bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1/ ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phó từ? 3/ Bài mới: Phương pháp - Chỉ ra sự so sánh trong VD trên? - Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? - Tại sao tác giả lại so sánh trẻ em với búp trên cành? - Theo em tác giả so sánh như vậy nhằm mục đích gì? (hãy so sánh với cách nói: trẻ em rất yếu đuối, non nớt, cần được chăm sóc, bảo vệ) - Hãy nhắc lại khái niệm, tác dụng của phép tu từ so sánh. - Trong câu văn sự việc nào được so sánh với sự việc nào? Sự so sánh ở đây có gì khác trong VD ở phần 1? - Vậy em nhận thấy có mấy trường hợp so sánh thường gặp? - Hãy điền vào mô hình những từ ngữ ở các VD đã tìm hiểu? GV: đây chính là mô hình cấu tạo của phép so sánh (các từ so sánh: giống như, hệt như, bao nhiêu - bấy nhiêu; là) - Hãy quan sát ví dụ phần 3 trang 25 nhận xét cấu tạo của phép so sánh? - HS đọc phần ghi nhớ. - Hãy nêu yêu cầu BT1: - yêu cầu BT2? (Hãy điền vế B) - Muốn điền được ta làm như thế nào? Nội dung I. Bài học: 1/ Thế nào là phép tu từ so sánh? a) VD: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. (Hồ Chí Minh) b) Nhận xét: So sánh trẻ em - búp trên cành -Cùng chỉ sự non nớt, cần được bảo vệ. -Làm cho lời thơ: tăng sức gợi hình, gợi cảm. c) Kết luận: ghi nhớ SGK (24) 2/ Các trường hợp so sánh thường gặp a.VD: SGK b. Nhận xét: Con mèo to hơn con hổ. -Hai sự vật có nét tương đồng nhau nhưng không bằng nhau. c) Kết luận: Có 2 kiểu so sánh. - So sánh ngang bằng. - So sánh không ngang bằng. 3/ Cấu tạo của phép so sánh: Vế A Phương diện Từ so sánh Vế B so sánh Trẻ em T/c: non nớt như, giống búp trên cành Con mèo hình dáng to hơn con hổ * Lưu ý: Vế B có thể đảo lên trước vế A kèm theo từ so sánh. * Ghi nhớ 1+2 : SGK. II. Luyện tập 1/ BT 1: Người với người: Cu Tí bước đi như chú bộ đội tí hon. - Vật với vật: Hồ Gươm như chiếc gương - Vật với người: Cây gạo như người lính già. - Cái cụ thể - cái trừu tượng: " Ơn cha... Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang" 2/ BT2: - Khoẻ như voi. - Đen như cột nhà cháy 4/ Củng cố : So sánh vật với người gần với phép tu từ? (Nhân hoá) 5/ Dặn dò: Làm BT 3. ==================================================== NS : 4 /1/ 2013 ND : 12 /1 /2013 Tiết 79: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS ý thức được vai trò quan trọng của việc quan sát, tưởng tượng, so sánh, và nhận xét trong văn miêu tả từ đó hình thành cho các em kỹ năng làm văn miêu tả. - Giáo dục: Bồi dưỡng lòng ham thích VH. - Rèn kỹ năng: làm văn miêu tả. * Trọng tâm:Kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét. * Tích hợp:- Khái niệm văn miêu tả. Một số văn bản đã học. B. Chuẩn bị: 1/ GV: Giáo án, một số đoạn văn mẫu. 2/ HS: Học bài, làm BT. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/ ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn miêu tả? 3/ Bài mới: Phương pháp -Tác giả miêu tả đối tượng nào? Nhà văn đã giúp em hình dung được những điểm nổi bật nào của Dế Choắt? - Những đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ hình ảnh nào? - Hãy trả lời những câu hỏi tương tự với ví dụ 2, 3. - Tại sao người viết lại có thể miêu tả con vật, phong cảnh, sự vật một cách sinh động như vậy? Từ sự quan sát đó các tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để làm sống lại cảnh, sự vật? - Theo em, để so sánh, nhân hoá các sự vật cần phải có yếu tố gì? - Hãy quan sát đoạn văn đã được lược bớt một số từ ngữ - cho biết đoạn văn bị lược bớt những gì? - Theo em những chữ bị lược bớt ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả như thế nào? - Vậy sự so sánh, nhận xét, liên tưởng trong văn miêu tả có tác dụng như thế nào? - HS đọc BT1. - yêu cầu cụ thể của BT1 là gì? ( Bài cho sẵn yếu tố gì, cần bổ sung yếu tố gì?) + Trường 1: Cho A điền B 2: Cho B điền A 3,4,5:Cho sự vật,điền lời nhận xét. - Để điền được ta phải dựa trên cơ sở nào? ( dựa vào những sự việc có nét tương đồng, dựa vào tính chất của sự việc) - Hãy điền từ vào chỗ trống. - Trong đoạn văn miêu tả trên, để tả cảnh Hồ Gươm, tác giả đã lựa chọn những chi tiết nào? - Tại sao tác giả lại lựa chọn những chi tiết đó? (Sự lựa chọn của tác giả giúp cho người đọc điều gì?) - Yêu cầu của BT? (Ghi lại đặc điểm của ngôi nhà em ở) - Để ghi được đặc điểm của ngôi nhà cần làm như thế nào? (Quan sát, chọn những chi tiết tiêu biểu, nổi bật). - HS làm ra vở, GV chọn 2 em đọc trước lớp. - Yêu cầu BT4? (Hãy liên tưởng so sánh, các hình ảnh sự vật đã cho) - Theo em để liên tưởng được, phải lựa chọn những yếu tố? (vị trí đứng, vị trí quan sát) - ở đây cho sẵn yếu tố? (Cho sẵn sự vật được so sánh - điền sự việc đem ra so sánh) - GV cho HS làm ra nháp, gọi HS trình bày, nhận xét. Nội dung I. Bài học: a) Ví dụ: SGK. a1) Ví dụ 1: - Dế Choắt yếu đuối, xấu xí. + Gầy gò như gã nghiện + Cánh ngắn củng như người cởi trần mặc áo gi lê. + Đôi càng bè bè, nặng nề + Râu cụt có một mẩu a2) Ví dụ 2: -Kênh rạch Cà Mau chằng chịt, hoang sơ. ... toàn một sắc xanh. + Tiếng sóng rì rào không ngớt.. + Nước ầm ầm đổ ra biển như thác. + Cá hàng đàn đen trũi a3) Ví dụ 3: -Mùa xuân đến tưng bừng náo nức + Bao nhiêu là chim ríu rít. + Cây gạo như một tháp đèn khổng lồ. + Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. + Chúng gọi nhau, trò chuyện. => Các tác giả đã quan sát con dế, dòng sông, cây gạo, bầy chim một cách kỹ lưỡng. => Dùng nghệ thuật so sánh: (như), nhân hoá (trò chuyện, trêu ghẹo) để làm sống lại cảnh. à Người viết đã: liên tưởng, so sánh, nhận xét sự vật. a4) Ví dụ 4: (Phần 3 * SGK) - Lược bớt: ầm ầm - như thác. như người bơi ếch - như dãy tường thành vô tận. => Người đọc không thể hình dung được cảnh sông nước Cà Mau. * Ghi nhớ: SGK (28) II. Luyện tập 1/ Bài tập 1: 1. Gương. 2. Cong. 3. Cổ kính. 4. Xám xịt. 5. Xanh biếc. * Phần (b) Tả cảnh Hồ Gươm: - Mặt hồ, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa => Đây là những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc , làm nổi bật được cảnh Hồ Gươm giúp người đọc hình dung được toàn cảnh. 2/ BT3: - S, chất liệu làm nền ngôi nhà. - Mầu sơn, kiểu cách. - Các phòng, nội thất. - Hướng nhà, sân, vườn, cổng. 3/ BT4: - Mặt trời: như lòng đỏ trứng khổng lồ. - Bầu trời: Được khoác một tấm áo mới . - Những hàng cây : rì rào trò chuyện. - Núi đồi : như bát úp 4/ Củng cố : Có phải khi miêu tả quan sát được chi tiết nào thì viết chi tiết đó? 5/ Dặn dò : Xem các BT phần luyện tập.
Tài liệu đính kèm: