Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 20, Tiết 78: So sánh

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 20, Tiết 78: So sánh

+ Hoạt động 1 : Khởi động : (5phút)

 - Ổn định lớp - Ổn định nề nếp – sỉ số.

 - Kiểm tra bài cũ.

 Hỏi: Phó từ là gì ? Có mấy loại phó từ. ?

 Hỏi: Đặt câu có chứa phó từ ?

 - Giới thiệu bài mới- GV giới thiệu bài mới.

+ Hoạt động 2: Hình thành tri thức. (15 phút)

- Cho HS xem ngữ liệu và tìm tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh.

Hỏi: Tìm sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? Vì sao có sự so sánh như vậy?

 Hỏi: Việc sự dụng phép so sánh đó có tác dụng gì?

- GV : Khái quát lại vấn đề ->đó là phép so sánh tu từ và rút ra ghi nhớ ?

Hỏi: Vậy so sánh là gì?

-Gọi HS đọc ghi nhớ.

-GV cho HS nhận xét về cách so sánh ở bảng phụ.

-Cho HS điền BT1 vào mô hình cấu tạo phép so sánh.

-Yêu cầu HS hãy nêu thêm một số từ so sánh mà em biết.

-Cho HS đọc bài tập II.3 bảng phụ.

Hỏi: Hãy nhận xét cấu tạo phép so sánh trên có gì đặc biệt?

GV nhận xét ->rút ra ghi nhớ SGK.

Gọi HS đọc ghi nhớ.

 

doc 3 trang Người đăng vanady Lượt xem 11478Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 20, Tiết 78: So sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20 Ngày soạn : ../../ 200 
 SO SÁNH
Tiếng Việt 
 Tiết : 78 Ngày dạy : ../../ 200 
I. YÊU CẦU : 
 Nắm khái quát và cấu tạo của so sánh.
 Biết quan sát sự giống nhau giữa các sự vất để tạo ra sự so sánh đúng, so sánh hay.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo tài liệu, xem sách hướng dẫn tự học, bảng phụ.
- HS : Trả lời trước các tình huống SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :	
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
+ Hoạt động 1 : Khởi động : (5phút)
 - Ổn định lớp - Ổn định nề nếp – sỉ số.
 - Kiểm tra bài cũ.
 Hỏi: Phó từ là gì ? Có mấy loại phó từ. ?
 Hỏi: Đặt câu có chứa phó từ ?
 - Giới thiệu bài mới- GV giới thiệu bài mới.
- Báo cáo sỉ số.
- Trả lời cá nhân (2 HS). 
- Nghe – ghi tựa.
+ Hoạt động 2: Hình thành tri thức. (15 phút)
- Cho HS xem ngữ liệu và tìm tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh.
Hỏi: Tìm sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? Vì sao có sự so sánh như vậy?
 Hỏi: Việc sự dụng phép so sánh đó có tác dụng gì?
- GV : Khái quát lại vấn đề ->đó là phép so sánh tu từ và rút ra ghi nhớ ?
Hỏi: Vậy so sánh là gì?
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-GV cho HS nhận xét về cách so sánh ở bảng phụ.
-Cho HS điền BT1 vào mô hình cấu tạo phép so sánh.
-Yêu cầu HS hãy nêu thêm một số từ so sánh mà em biết.
-Cho HS đọc bài tập II.3 bảng phụ.
Hỏi: Hãy nhận xét cấu tạo phép so sánh trên có gì đặc biệt?
GV nhận xét ->rút ra ghi nhớ SGK.
Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Cá nhân đọc ngữ liệu và tìm hình ảnh so sánh.
- Cá nhân tìm hình so sánh, lí giải sự tương đồng.
-Thảo luận 2 HS -> rút ra tác dụng: làm nổi bật cảm nhận người viết, tăng tính gợi hình. Gợi cảm.
- Đọc ghi nhớ SGK.
- Cá nhân trả lời: so sánh có tính chất đo lường với mục đích định lượng.
- Cá nhân điền vào mô hình.
- Học sinh phát hiện: tựa, bằng, y như.
- Cá nhân nhận xét:
a.Không có từ chỉ phương diện so sánh và ý so sánh.
b.Đảo vị trí từ so sánh và vế B lên trước vế A.
->tính không đầy đủ.
- Đọc ghi nhớ.
 I. So sánh là gì?
 VD: Trẻ em như búp trên cành.
 Hình ảnh búp trên cành liên tưởng đến sự non nớt, hồn nhiên, tươi trẻ của trẻ em => có nét tương đồng.
Ghi nhớ: SGK/24
II. Cấu tạo của phép so sánh:
Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
Vế B: nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh ở vế A.
Phương diện so sánh.
Từ so sánh.
* Chú ý: Trong so sánh, phương diện so sánh và từ so sánh có thể được lượt bớt. Vế B có thể đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
+ Hoạt động 3 : Củng cố - Luyện tập (20 phút)
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 SGK.
-Gọi HS lên trình bày -> nhận xét.
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 SGK
- Gọi HS tìm vế còn lại của phép so sánh.
- Gọi HS nhận xét.
 - GV đánh giá, sửa sai.
- Cho HS tìm phép so sánh trong văn bản Sông nước Cà Mau.
- GV đánh giá, sửa sai.
- Đọc bài tập.
- Trả lời cá nhân.
(Lên bảng trình bày)
- Nhận xét.
- Đọc BT 2..
Cá nhân trình bày.
- Nhận xét.
- Tìm so sánh từ văn bản : Sông nước Cà Mau.
-Nhận xét.
1. Tìm hình ảnh so sánh theo mẫu SGK :
 a. So sánh đồng loại :
 - So sánh người với người 
 Thầy thuốc như mẹ hiền.
 - So sánh vật với vật :
 Trên trời, mây trắng như bông.
 b. So sánh khác loại :
 - So sánh người với vật :
 Mẹ già như chuối chín cây.
 - So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng :
 Sự nghiệp của chúng ta như rừng cây đang lên đầy nhựa sống và ngày càng lớn nhanh chóng.
2. Tìm vế còn lại của phép so sánh :
 - Khoẻ như voi.
 - Đen như cột nhà cháy.
 - Trắng như bông.
 - Cao như núi.
3. Tìm các câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài “Sông nước Cà Mau” :
 Sông ngòi  như mạng nhện
 Ngôi nhà  như khu phố nổi.
+ Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò(5 phút)
-Củng cố.
Hỏi: So sánh là gì? Cấu tạo của phép so sánh? 
-Dặn dò-Yêu cầu HS: 
 Thuộc 2 ghi nhớ.
Gợi ý làm bài tập 4 SGK.
Chuẩn bị: Quan sát, tưởng tượng..
- Cá nhân nhắc lại ghi nhớ.
- Thực hiện theo yêu cầu gv.

Tài liệu đính kèm:

  • doca5-78-SOSANH.doc