Giáo án Ngữ văn 6 tuần 2 tiết 5: Văn bản: Thánh Gióng (truyền thuyết)

Giáo án Ngữ văn 6 tuần 2 tiết 5: Văn bản: Thánh Gióng (truyền thuyết)

Văn bản: THÁNH GIÓNG

(Truyền thuyết)

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật của truyện Thánh Gióng.

- Kể lại được truyện này.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sưu tầm bài thơ, đoạn thơ của Tố Hữu về Thánh gióng; 2 tranh Thánh Gióng nhổ tre quật vào giặc và Thánh Gióng bay về trở về Trời

- Học sinh: Soạn trước bài.

C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới

 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số.

 II. Bài cũ: - Nêu ý nghĩa của 2 thứ bánh mà Lang Liêu đem lễ Tiên Vương

 - Qua truyện Bánh chưng bánh giầy nhân dân ta mơ ước điều gì?

III. Tiến trình tổ chức bài mới:

1. Giới thiệu bài mới

2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 

doc 4 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tuần 2 tiết 5: Văn bản: Thánh Gióng (truyền thuyết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/8/2009	TUẦN 2 - BÀI 02
Tiết 5 
 Văn bản: THÁNH GIÓNG
(Truyền thuyết)	
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật của truyện Thánh Gióng. 
- Kể lại được truyện này.
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Sưu tầm bài thơ, đoạn thơ của Tố Hữu về Thánh gióng; 2 tranh Thánh Gióng nhổ tre quật vào giặc và Thánh Gióng bay về trở về Trời
- Học sinh: Soạn trước bài.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số.
 II. Bài cũ: - Nêu ý nghĩa của 2 thứ bánh mà Lang Liêu đem lễ Tiên Vương
	- Qua truyện Bánh chưng bánh giầy nhân dân ta mơ ước điều gì?
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài mới 
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản
- Giới thiệu người kể, hướng dẫn học sinh cách đọc thay đổi giọng điệu theo cốt truyện
I-Đọc -tìm hiểu chú thích:
- Đọc 1 đoạn, gọi học sinh đọc tiếp theo mạch kể
-2 HS đọc văn bản
1- Đọc truyện
- Câu chuyện gồm những nhân vật chính nào?
-Trả lời
- Mạch kể chuyện có thể ngắt thành mấy phần? Ý chính của mỗi phần như thế nào?
- 4 phần:
+ Từ đầu . nằm đây: Sự ra đời kỳ lạ của Gióng
+ Tiếp theo cứu nước: Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi gióng
+ Tiếp theo lên trời: Gióng ra trận và đánh tan giặc
+ Còn lại: Gióng bay về trời
2- Bố cục: 4 phần
- Gọi 1 vài em đọc chú thích, nhấn mạnh những từ Hán việt: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 10, 11, 17, 18
--Đọc chú thích.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh trả lời, thảo luận các câu hỏi
II-Tìm hiểu văn bản:
- Truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính
" Bình: Gióng là nhân vật chủ chốt từ cậu bé làng Gióng trở thành Thánh Gióng. Đây là hình tượng nhân vật được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo, tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn
-Trả lời: Hai vợ chồng ông lão, Thánh Gióng, dân làng, sứ giả, vua, giặc Ân
- Gọi 1 em đọc phần 1
-Đọc phần 1.
1- Hoàn cảnh ra đời của Thánh Gióng 
- Nêu những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng
-Tìm chi tiết:
- Bà mẹ ướm thử vết chân to, lạ ngoài đồng về thụ thai
- 12 tháng sau sinh ra Gióng
- Ba tuổi chưa biết nói cười
- Em có nhận xét gì về sự ra đời của Gióng
-Nhận xét:
" Ra đời kỳ lạ
- Kỳ lạ
" Giảng giải: đó là sự ra đời không bình thường, đượm màu sắc kỳ lạ nhấn mạnh con người Gióng là con người thần.
" Gióng là con người thần
- Giặc đến, sứ giả tìm hiền tài giúp nước, phản ứng của chú bé như thế nào? Dẫn đến phân tích ý 2
-Tìm hiểu phân tích:
- Tiếng nói đầu tiên: đòi đánh giặc
2- Giặc đến, Thánh Gióng ra trận
- Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên 3 là gì? Chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
" Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước của Gióng (cũng là của nhân dân)
- Hãy cho biết ý nghĩa của việc Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc?
- Dân tộc ta chuẩn bị đầy đủ vũ khí, đưa cả những thành tựu văn hóa, kỹ thuật vào cuộc chiến đấu
- Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng gợi cho em suy nghĩ gì?
- Sức mạnh của tình đoàn kết của dân mỗi khi Tổ Quốc bị đe doạ và khẳng định Gióng lớn lên bằng sự đùm bọc, nuôi dưỡng của nhân dân
- Bức tranh trang 20 miêu tả cảnh gì? Có ý nghĩa như thế nào?
-Miêu tả bức tranh:
- Sức mạnh phi thường của Thánh Gióng
- Em nào có thể kể ngắn gọn phần Gióng ra trận đánh giặc?
-Kể.
- Gióng lớn lên như thổi, vươn vai thành tráng sĩ có ý nghĩa như thế nào?
- Sức sống mãnh liệt và kỳ diệu của dân tộc ta trước nạn ngoại xâm
- Chi tiết roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc là 1 chi tiết rất có ý nghĩa. Em nào hiểu được ý nghĩa của chi tiết này?
" Liên hệ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thời chống Pháp của Bác: “ Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc”
- Gióng không chỉ đánh giặc bằng vũ khí của vua ban mà còn bằng cả cỏ cây của đất nước khiến cho:
 “ Quân Ân phải lối ngựa hoa
Tan ra như nước, nát ra như bèo”
- Sự thông minh của Gióng khiến quân giặc: 
“Đứa thì sức mũi sức tai
Đứa thì chết chóc vì gai tre ngà”
- Gióng đã giúp dân đánh tan giặc Ân nhưng lại không ở lại hưởng lộc vua ban mà cởi áo giáp bay về trời. Cách kể chuyện như vậy có dụng ý gì?
" Mở rộng: Phẩm chất yêu nước nồng nàn, chiến đấu dũng cảm, không đòi hỏi công danh của Gióng chính là phẩm chất tốt đẹp của thiếu niên, của cả dân tộc Việt Nam anh hùng được thể hiện trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
- Khẳng định không màng công danh. Gióng là con của Thần của trời thì nhất định Gióng phải về trời trả lại cho người quần áo sắt, nón sắt " Gióng được bất tử hoá.
- Câu chuyện chưa chấm dứt ở chỗ Thánh Gióng bay về trời mà còn có những dấu tích để lại " Ghi bảng và nêu ý nghĩa bức tranh trang 21
- Anh hùng không màng công danh
3- Những dấu tích để lại.
- Những dấu tích lịch sử nào còn để lại khiến ta tin đó là chuyện thật?
- Phong “Phù Đổng Thiên Vương”, đền thờ ở làng Phù Đổng, mở hội vào tháng 4, những bụi tre đằng ngà vàng óng, ao hồ, làng cháy
" Thánh Gióng sống mãi với non sông đất nước.
* Hoạt động 3: Thực hiện ghi nhớ:
- Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
-. Gióng là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu và chiến thắng, không màng danh lợi, đẹp như một giấc mơ hồng.
- Theo em truyền thuyết Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào? Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Gắn với thời đại Vua Hùng
* Ghi nhớ: SGK trang 23
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Học sinh đọc đề bài tập 1
- Học sinh đọc bài tập 2, nêu ý nghĩa của bức tranh trang 23
- Gọi 1 em đọc phần đọc thêm
- Bức tranh trang 23: Tinh thần Gióng ngày nay vẫn được phát huy.
- Hội thi dành cho thiếu niên, học sinh là lứa tuổi của Gióng
- Mục đích hội thi: Khoẻ để học tập tốt, lao động tốt, góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước.
III - Luyện tập
1- Hình ảnh đẹp về Gióng
2- Ý nghĩa của phong trào “Hội khoẻ Phù Đổng”
IV. Củng cố: Nếu cần vẽ tranh minh hoạ về truyện Thánh Gióng , em sẽ vẽ cảnh nào? Vì sao?.	
 V. Dặn dò: Làm bài tập 1, 2, 3 trong Sách bài tập trang 9, 10; chuẩn bị bài mới
–&—

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 5.doc