Giáo án Ngữ văn 6 tuần 16 tiết 61 Văn học: văn bản: Con hổ có nghĩa (truyện trung đại Việt Nam)

Giáo án Ngữ văn 6 tuần 16 tiết 61 Văn học: văn bản: Con hổ có nghĩa (truyện trung đại Việt Nam)

Văn học:

 Văn bản: CON HỔ CÓ NGHĨA

(Truyện trung đại Việt Nam)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Hiểu được giá trị làm người trong truyện “Con hổ có nghĩa”

- Nhớ nội dung và hiểu được ý nghĩa của truyện qua đó phần nào hiểu được cách viết truyện trung đại.

- Kể lại được các truyện này.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: - Bức tranh trong sách giáo khoa

 - Học sinh: - Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới

 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số.

 II. Bài cũ:

 - Kiểm tra 15 phút:

Đề:

1 – Nêu đặc điểm tiêu biểu của truyện cổ tích? Kể tên các truyện cổ tích đã học? (đề 1)

2 – Nêu đặc điểm tiêu biểu của truyện truyền thuyết? Kể tên các truyện truyền thuyết đã học? (đề 2)

 

doc 4 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tuần 16 tiết 61 Văn học: văn bản: Con hổ có nghĩa (truyện trung đại Việt Nam)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/11/2009	
Tiết 61
Văn học: 
 Văn bản: CON HỔ CÓ NGHĨA
(Truyện trung đại Việt Nam)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu được giá trị làm người trong truyện “Con hổ có nghĩa”
- Nhớ nội dung và hiểu được ý nghĩa của truyện qua đó phần nào hiểu được cách viết truyện trung đại.
- Kể lại được các truyện này.
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: - Bức tranh trong sách giáo khoa
 - Học sinh: - Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số.
 II. Bài cũ: 
 - Kiểm tra 15 phút:
Đề: 
1 – Nêu đặc điểm tiêu biểu của truyện cổ tích? Kể tên các truyện cổ tích đã học? (đề 1)
2 – Nêu đặc điểm tiêu biểu của truyện truyền thuyết? Kể tên các truyện truyền thuyết đã học? (đề 2)
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài mới:
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản 
I Tìm hiểu chung:
- Văn bản này là của tác giả nào?
- Vũ Trinh (1759 – 1828) Ở tỉnh Bắc Ninh, đỗ Hương cống (cử nhân), 17 tuổi, làm quan thời Lê & Nguyễn
1.tác giả: Vũ Trinh(1759-1828)
- Giáo viên giới thiệu: Truyện trung đại mang tính chất giáo huấn, cốt truyện có nhân vật nhưng tính cách của nhân vật hiện lên chủ yếu qua lời kể của người dẫn chuyện và qua hành động, ngôn ngữ của nhân vật.
Về nghệ thuật, bên cạnh những chi tiết chân thực từ cuộc sống, truyện trung đại thường hay sử dụng những chi tiết ly kì, hoang đường
- Một học sinh đọc chú thích *
2.tác phẩm:
-Là truyện trung đại(chú thích *Sgk/143
- Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc tiếp
3 - Đọc văn bản
- Truyện này chia làm mấy phần:
- Hai phần:
+ Từ đầu đến qua được
+ Còn lại
4 - Bố cục: 2 phần
* Hoạt động2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
II – Tìm hiểu văn bản
- Chỉ nhân vật chính trong phần 1 
- Phần 1 kể lại sự việc gì ?
- Hổ cái chuyển bụng, hổ đực rước bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái, hổ đực tiễn bà về và tặng bạc.
1- Cái nghĩa của con hổ thứ nhất
- Hổ tặng bạc và tiễn về chứng tỏ nó là một con vật như thế nào?
- Học sinh nêu
- Biết đền ơn đáp nghĩa ân nhân cứu giúp mình.
- Tình cảm của con hổ đã giúp gì cho bà đỡ Trần ?
- Sống qua được năm mất mùa đói kém
- Bà đỡ có nghĩa là gì ?
" Giáo viên giảng: Nữ hộ sinh là một từ Hán - Việt
- Nữ hộ sinh, bà mụ
- Chi tiết nào em cho là thú vị nhất ?
- Hổ đực nhỏ nước mắt, hổ đực đùa với con, quỳ xuống đào bạc tặng bà đỡ, tiễn bà đỡ về
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì qua các chi tiết thú vị đó?
- Nhân hoá
* Hoạt động 3: Giáo viên chuyển ý sang phần 2
2 – Cái nghĩa của con hổ thứ 2
- Bác tiều phu đã gặp con hổ trong hoàn cảnh nào?
- Hổ bị hóc xương, bác tiều phu móc xương cứu sống
- Hổ đực biểu lộ điều gì sau khi được bác tiều phu cứu sống ?
- đền ơn thịt nai, đi quanh quan tài bác, có giỗ mang thịt
- Chuyện con hổ với bác tiều phu so với chuyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa gì ?
- Đền ơn ân nhân ngay cả khi ân nhân đã chết
- Đền ơn ân nhân lúc còn sống và cả khi chết
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh so sánh mức độ thể hiện cái nghĩa giữa hai con hổ.
3 – Cái nghĩa của hai con hổ
- So sánh cách trả ơn của hai con hổ em thấy có gì khác ?
- Học sinh thảo luận
- Con hổ 1: Đền ơn 1 lần
- Con hổ 2: Đền ơn mãi mãi
- Tại sao tác giả không dừng lại ở đoạn truyện thứ nhất mà xây dựng tiếp đoạn truyện thứ 2?
- Mục đích: Nâng chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
- Em có nhận xét gì về kết cấu giữa hai đoạn truyện ?
- Khác nhau, không trùng lặp
- Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật bao trùm được sử dụng là gì ?
- Nhân hoá, mượn loài vật để nói về con người
III - Tổng kết
- Tại sao dựng lên truyện “con hổ có nghĩa” mà không phải là “Con người có nghĩa”
- Tăng thêm ý nghĩa: “con vật còn có nghĩa huống hồ chi là con người”
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
- Một em đọc
* Ghi nhớ: trang 144
- Cúng ta rút ra bài học gì qua chuyện “con hổ có nghĩa” ?
- Con vật còn có nghĩa, huống chi con người, khuyên con người sống phải biết ơn nghĩa.
- Nhắc nhở học sinh luyện tập ở nhà
IV - Luyện tập
IV. Củng cố: 
	- Em hiểu gì về truyện trung đại ?
 V. Dặn dò: 
	- Kể lại câu chuyện.
	- Ôn tập thi học kỳ I.
–&—

Tài liệu đính kèm:

  • doctiêt 61.doc