Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 16

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 16

HOẠT ĐỘNG 1: GV hướng dẫn HS

Tóm tắt nội dung 5 sự việc dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử theo cách lập biểu đồ ( 5 sự việc, thái độ của con, việc làm của mẹ).

Trong quá trình tóm tắt, cho H. đọc lời của bà mẹ qua mỗi sự việc.

HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh phân tích, thảo luận

 Tìm ý nghĩa của những sự việc đã tóm tắt.

- Tại sao ở 2 chỗ đầu tiên (gần nghĩa địa và gần chợ ) bà mẹ đều nói “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được”, chỉ khi đến gần trường học bà mới vui lòng nói “Chỗ này là chỗ con ta ở được đấy” ?

Vì 2 chỗ đầu, Mạnh Tử đều bắt chước làm điều không hay, gần trường Mạnh Tử mới làm việc tốt.

- Theo em, việc hình thành nhân cách cho trẻ thơ phải có môi trường như thế nào?

 Môi trường sống có lợi nhất, tránh môi trường bất lợi.

- Vậy là mẹ thầy Mạnh Tử đã giáo dục con theo cách nào ?

 Chọn môi trường sống tốt đẹp nhất, đây cũng chính là ý nghĩa giáo dục rút ra trong 3 sự việc đầu GV ghi phần ý nghĩa.

- Tìm một số câu tục ngữ có nội dung tương ứng ?

Gần mực thì đen Ở bầu thì tròn .

- Ở lần thứ tư, bà mẹ đã làm gì đối với con ?

Nói đùa khi Mạnh Tử hỏi “người ta giết lợn làm gì ” “ cho con ăn đấy”

 

doc 9 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN 6
Tuần 16 BÀI 14, 15
Tiết 61:	CỤM ĐỘNG TỪ
Ngày soạn: 06/12/2009
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Hiểu được cụm động từ và nắm được cấu tạo của no.ù
II. Các bước lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút) 	- Động từ là gì? Nêu những đặc điểm của động từ? 
 - Nêu sự khác biệt giữa động từ và danh từ?
3. Bài mới:
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm các cụm động từ
- Những từ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. 
 ® bổ sung ý nghĩa cho động từ: đi, ra.
- Nếu lược bỏ các từ, ngữ in đậm nói trên thì ý nghĩa của câu sẽ ntn? 
Viên quan ấy đi, đến đâu quan ra Þ ý nghĩa sẽ không trọn vẹn, đầy đủ.
- Nhận xét gì về vai trò của chúng?
Bổ sung ý nghĩa cho động từ, nhiều khi chúng không thể thiếu được Þ gọi là phụ ngữ.
- Tìm những cụm động từ có trong câu trên? 
 Đã đi nhiều nơi / cũng ra những 
- Thế nào là cụm động từ? Cho vd? 
- HS đọc phần ghi nhớ / mục 1/sgk.
- Cụm động từ đảm nhận vai trò ngữ pháp gì trong câu? 
 Làm vị ngữ trong câu
- Nhận xét hoạt động ngữ pháp trong câu của cụm động từ so với động từ?
 Viên quan ấy đi ( động từ).
Viên quan ấy đã đi nhiều nơi (cụm động từ) Þ cấu tạo phức tạp, ý nghĩa đầy đủ.
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK/148.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cấu tạo của cụm động từ.
- Cụm động từ gồm mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
Có 3 bộ phận: + Phần đứng trước ĐT
 + Phần trung tâm
 + Phần đứng sau động từ.)
- Dựa vào vị trí các bộ phận em hãy vẽ mô hình của cụm động từ: 
 Phần trước 
Phần trung tâm
Phần sau
đã
đi
nhiều nơi
 Cũng 
ra
những câu đố oái ăm
giảng
bài Ngữ văn
vội vã
đi
- Từ mô hình cấu tạo của 4 cụm động từ trên em có nhận xét gì về vai trò của các bộ phận trong cụm động từ?
CĐT: có thể khuyết 1 bộ phận ( phần trước hoăïc phần sau) nhưng phần trung tâm buộc phải có.
- Em hãy tìm những phụ trước bổ sung ý nghĩa cho động từ?
 đã, sẽ, đang / vẫn, hãy, còn  / chớ, đừng 
- Những phụ ngữ ở phần trước được bổ sung ý nghĩa gì cho động từ?
Quan hệ thời gian / sự tiếp diễn tương tự / sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động / sự khẳng định hoặc phủ định hành động.
- Những phụ ngữ ở phần sau bổ sung ý nghĩa gì cho động từ?
Đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động 
- HS đọc ghi nhớ sgk /148. 
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
I. Cụm động từ:
Ví dụ: đang tìm câu trả lời
Học phần ghi nhớ /SGK /148.
II. Cấu tạo của cụm động từ
*Học ghi nhớ SGK/148.
III. Luyện tập: 
1. Ở lớp: 
Bài 1, 2,3 trang 148, 149 
2. Về nhà: 
Bài 4 trang 149 
GIẢI BÀI TẬP: 
Bài 1/148: Tìm cụm động từ
a.còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
b.yêu thương Mị Nương hết mực  muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
c.đành tìm cách giữ sứ thần  có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh  đi hỏi ý kiến em bé thông..
Bài 2/148: Chép vào mô hình.
Phần đứng trước
Phần trung tâm
Phần sau
a
b
c
còn / đang
đành tìm cách
đùa nghịch
yêu thương
giữ
ở sau nhà
Mị Nương hết mực
sứ thần
Bài 3/149: Nêu ý nghĩa các phụ ngữ.
- Chưa: là sự phủ định tương đối, hàm nghĩa “ không có đặc điểm X ở thời điểm nói, nhưng có thể có đặc điểm X trong tương lai”.
- Không: phủ định tuyệt đối, hàm nghĩa “không có đặc điểm X”
Þ cách dùng hai từ này đều cho thấy sự thông minh, nhanh trí của em bé: Cha chưa kịp nghĩ ra câu trả lời thì con đã đáp lại bằng một câu mà viên quan không trả lời được.
5. Dặn dò: 
Bài cũ: 	- Học ghi nhớ, tập vẽ mô hình cấu tạo CĐT.
 	 - Làm bài tập 4/SGK.
Bài mới:	- Bài “Mẹ hiền dạy con”
	 - Đọc kỹ và tóm tắt tác phẩm. 
 - Trả lời câu hỏi SGK.
Tiết 62: 	VĂN BẢN: MẸ HIỀN DẠY CON
Ngày soạn: 06/12/2009
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Hiểu thái độ, tính cách và ph /pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh Tử 
- Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử ở thời trung đại.
II. Các bước lên lớp:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: Cụm động từ là gì ? Trình bày cấu tạo của cụm động từ. Cho ví dụ.
3. Bài mới:
 	Giới thiệu bài: Truyện “Mẹ hiền dạy con” được tuyển dịch từ sách “Liệt nữ truyện” của Trung Quốc xưa, rất nổi tiếng, được nhiều người đón đọc. Truyện cho ta hiểu được công lao dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử. Mạnh Tử là Mạnh Kha, một bậc hiền triết nổi tiếng của Trung Hoa thời chiến quốc, được các nhà Nho xưa suy tôn là Á Thánh (vị thánh thứ hai) sau Khổng Tử.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
GHI BẢNG
 HOẠT ĐỘNG 1: GV hướng dẫn HS
Tóm tắt nội dung 5 sự việc dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử theo cách lập biểu đồ ( 5 sự việc, thái độ của con, việc làm của mẹ).
Trong quá trình tóm tắt, cho H. đọc lời của bà mẹ qua mỗi sự việc.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh phân tích, thảo luận 
 Tìm ý nghĩa của những sự việc đã tóm tắt.
- Tại sao ở 2 chỗ đầu tiên (gần nghĩa địa và gần chợ ) bà mẹ đều nói “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được”, chỉ khi đến gần trường học bà mới vui lòng nói “Chỗ này là chỗ con ta ở được đấy” ?
Vì 2 chỗ đầu, Mạnh Tử đều bắt chước làm điều không hay, gần trường Mạnh Tử mới làm việc tốt.
- Theo em, việc hình thành nhân cách cho trẻ thơ phải có môi trường như thế nào? 
 Môi trường sống có lợi nhất, tránh môi trường bất lợi.
- Vậy là mẹ thầy Mạnh Tử đã giáo dục con theo cách nào ?
 Chọn môi trường sống tốt đẹp nhất, đây cũng chính là ý nghĩa giáo dục rút ra trong 3 sự việc đầu à GV ghi phần ý nghĩa.
- Tìm một số câu tục ngữ có nội dung tương ứng ?
Gần mực thì đen  Ở bầu thì tròn .
- Ở lần thứ tư, bà mẹ đã làm gì đối với con ? 
Nói đùa khi Mạnh Tử hỏi “người ta giết lợn làm gì ” à “ cho con ăn đấy”
- Nói xong bà nghĩ việc làm của mình như thế nào ? (Hối hận)
- Bà đã sửa chữa việc làm của mình bằng cách nào? 
Mua thịt cho con ăn.
- Ýù nghĩa giáo dục con ở sự việc thứ tư là gì ? à Ghi bảng.
- Kể cho HS nghe chuyện về mẹ Tăng Sâm ( SGV/ 211 ) 
- Từ đó, em hãy phát biểu suy nghĩ về chữ tín và đức tính thành thật? 
 Nói là làm, kiên quyết đạt đến mục đích đã chọn.
- Nhắc lại sự việc đã xảy ra ở lần cuối cùng ? Đọc lại lời nói của bà mẹ "Con đang đi học cắt đứt đi vậy” 
 Hành động: cắt đứt tấm vải đang dệt.
- Hành động và lời nói của bà mẹ đã thể hiện động cơ, thái độ, tính cách gì của bà khi dạy con ?
 + Động cơ: vì thương con, muốn con nên người.
 + Thái độ: kiên quyết, dứt khoát không một chút nương nhẹ.
 + Tính cách: quyết liệt.
- Tác dụng của hành động và lời nói đó là gì ?
- Hướng con vào việc học tập chuyên cần để về sau trở nên bậc “đại hiền”. Nói cách khác, bà dạy con không được bỏ dở công việc à ghi bảng ý nghĩa sự việc 5
- Ở sự việc 4 và 5, bà mẹ dạy con điều gì ? 
 Đạo đức và ý chí học.
HOẠT ĐỘNG 3: Học sinh thảo luận.
- Em có suy nghĩ gì về bà mẹ thầy Mạnh Tử?
+ Bà là người mẹ hiền, rất thương con nhưng cũng hết sức nghiêm khắc, kiên nghị, quyết đoán, sẵn lòng hi sinh làm tất cả vì con.
+ Cách dạy con: 
- Tạo cho con môi trường sống tốt đẹp 
- Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành. 
- Thương con nhưng phải nghiêm khắc trước những việc sai à Nhờ thế bà dạy con thành bậc vĩ nhân.
- Toàn bộ câu chuyện “mẹ hiền dạy con” đều thuộc lời kể của người kể chuyện. Riêng câu cuối cùng “Thế chẳng là ” thì lời kể này có thêm tính chất gì ?
Lời bình (trong truyện trung đại chủ yếu dùng lời kể nhưng có khi xen thêm lời bình của người kể) 
- HS đọc lại chú thích ở bài “Con  nghĩa” nói về cách viết truyện trung đại. 
- Từ đó nêu nhận xét cách viết truyện “Mẹ hiền dạy con”?
Xếp vào truyện trung đại, truyện ghi chép sự việc gần với kí với sử, cốt truyện đơn giản mang tính giáo huấn. Nhân vật được miêu tả qua ngôn ngữ, hành động trước những tình huống cụ thể 
- HS đọc ghi nhớ.
 HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập.
 Bài 1 / 153: Phát biểu cảm nghĩ về sự việc 5.
Hành động của bà mẹ thật bất ngờ, lời nói của bà thật mạnh mẽ. Cắt phăng tấm vải đang dệt trên khung, bà không tiếc của, tiếc công cốt sao bày tỏ thái độ kiên quyết, hình ảnh trực quan để con nhớ đời. Lời bà rất có lí, dễ hiểu, đầy sức thuyết phục, buộc con phải tự sửa lỗi à Bà mẹ ấy thật đáng kính phục 
 Bài 2 / 153: Suy nghĩ về đạolàm con (HS tự làm).
 Bài 3/ 153 : + Tử: con (công tử, hoàng tử, đệ tử) 
 + Tử: chết (tử trận, tử thi, cảm tử, bất tử)
I. Tìm hiểu chung.
1. Đọc, tóm tắt 
2. Phân tích:
(Xem bài ghi ở cuối bài soạn.)
II. Tổng kết: 
Ghi nhớ:SGK/ 153.
III. Luyện tập: 
 Bài 1,2,3 /153
4. Củng cố: Nêu sự việc và ý nghĩa từng sự việc.
Sự việc
Con
Mẹ
Ý nghĩa
1
Nhà gần nghĩa địa, bắt chước đào, chôn, lăn, khóc 
Dọn nhà ra gần chợ 
Tạo môi trường sống tốt đẹp “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” 
2
Nhà gần chợ, bắt chước nô nghịch, cách buôn bán đảo điên
Dọn nhà đến cạnh trường học 
3
Nhà gần trường, bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở..
Vui lòng với chỗ ở mới 
4
Nhà hàng xóm giết lợn, thắc mắc hỏi mẹ.
Nói đùa, hối hận, mua thịt cho con ăn
Không dạy con nói dối, phải học chữ tín, đức tính thành thật.
5
Đang học thì bỏ về nhà chơi
Cầm dao cắt đứt tấm vải
Không được bỏ dở công việc.
5. Hướng dẫn về nhà: 
Bài cũ: 	Nắm được cốt truyện, cách viết truyện, bài học ý nghĩa về cách dạy con.
Bài mới: 	- Chuẩn bị: Tính từ và cụm tính từ. 
 	- Tìm tính từ trong các ví dụ ở phần “Đặc điểm của TT”
 	- Ý nghĩa khái quát ? 
 	- Xem lại bài ĐT để so sánh khả năng kết hợp, chức vụ ? Phân loại ? 
Tiết 63: 	TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ 
Ngày soạn: 08/12/2009
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản.
- Nắm được cấu tạo của cụm tính từ.
II. Các bước lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Tóm tắt truyện “Mẹ hiền dạy con”. Cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử ? Mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào ?
3. Bài mới: 
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
GHI BẢNG
 HOẠT ĐỘNG 1: HS nhắc lại khái niệm tính từ đã học. 
- Tìm tính từ trong các ví dụ 10b / 153, 154 ( G. ghi lên bảng phụ ) 
 Câu a: bé, oai. - Câu b: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
HOẠT ĐỘNG 2: HS tìm thêm các tính từ.
+ Xanh, đỏ, trắng, vàng, xanh lè, trắng toát, vàng lịm 
+ Đắng, chua, cay, ngọt, mặn, đắng ngắt, chua lè, nhạt thếch 
+ Lệch, nghiêng, ngay, thẳng, thẳng băng, xiêu vẹo, nhăn nhúm  
- Trong quá trình tìm, gợi cho H. tìm tính từ chỉ đặc điểm về màu sắc ( vd: chua à chua lè ; đắng à đắng ngắt ).
- Nêu ý nghĩa khái quát của tính từ ? 
- HS đọc ghi nhớ 1 / 154 SGK. 
 HOẠT ĐỘNG 3: HS thảo luận.
- Với các tính từ đã tìm cho kết hợp với các từ “Đã, đang, sẽ, cũng vẫn” để tạo thành cụm tính từ được không ? 
- Kết hợp với các từ “hãy, đứng, chớ ” thì như thế nào ? à So sánh với khả năng kết hợp của động từ à Nêu nhận xét ?
Vd ; đã chua, vẫn mặn, đang lệch  nhưng không thể hãy chua, hãy xanh, đừng đỏ ) 
Nhận xét: + Về khả năng kết hợp với “Đã, đang, sẽ, cũng vẫn” tính từ và động từ có khả năng giống nhau.
+ Về khả năng kết hợp với “Hãy, đừng, chớ” tính từ bị hạn chế, còn động từ có khả năng kết hợp mạnh.
- Đọc ghi nhớ 2 / 154.
- Cho HS phân tích các ví dụ ở phần I, câu 1. Nêu nhận xét về khả năng làm CN, VN ?
 + Khả năng làm CN: tính từ và động từ giống nhau.
 + Khả năng làm VN: Tính từ hạn chế hơn động từ.
- Cho HS so sánh thêm các tổ hợp từ chứa động từ và chưa tính từ?
 1. Em bé ngã. ( ĐT làm VN ).
2. Em bé thông minh. ( Cụm từ ) à muốn thành câu phải thêm sau “em bé” 1 chỉ từ (ấy), thêm trước hoặc sau “thông minh” 1 phụ từ (thông minh lắm, rất thông minh) 
- Ghi nhớ phần II / 154 
- Đọc lại phần ghi nhớ đặc điểm TT.
HOẠT ĐỘNG 4: Phân loại tính từ.
- Trở lại ví dụ a, b phần I. Những từ nào có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ ? 
 Bé, oai à Đó là các TT chỉ đặc điểm tương đối.
- Những từ nào không có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ ? 
 Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối à Đó là các TT chỉ mức độ tuyệt đối.
 HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu cấu tạo của cụm TT 
- Tìm TT trong bộ phận từ ngữ ở ví dụ 1.
 +vốn đã rất yên tĩnh 
 + nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không.
- Những từ nào đứng trước hoặc sau tính từ làm rõ nghĩa cho các tính từ vừa tìm?
 - vốn, đã, rất, lại, vằng vặc, ở trên không.
- GV kết luận 
 Đó là những phụ ngữ của tính từ cùng với tính từ tạo thành CTT HOẠT ĐỘNG 6: Hướng dẫn học sinh vẽ mô hình. 
- Gọi H. lên bảng.
 HOẠT ĐỘNG 7: Hướng dẫn tìm hiểu ghi nhớ và luyện tập.
- G. nêu ví dụ để học sinh hiểu rõ bài:
 + Ngôi nhà ấy chưa cao lắm.
 + Cô ấy đẹp như tiên.
 + Những dòng sông đỏ nặng phù sa. 
 + Trời đã khuya rồi. 
- Tìm tác dụng bổ sung ý nghĩa cho TT trung tâm của các t tố phụ?
Các thành tố phụ ở phần trước: biểu thị ý về thời gian (đã đang, sẽ) sự tiếp diễn tương tự ( vẫn, cũng ) mức độ của đặc điểm tính chất (rất, hơi) sự khẳng định, phủ định (không, chưa, chẳng).
Các thành tố phụ sau: biểu thị ý về thời gian (rồi) mức độ (lắm, quá, vô cùng) so sánh (như tiên, như thần ) nguyên nhân của đặc điểm (nặng phù sa) vị trí (ở trên không).
- GV nhấn mạnh phần ghi nhớ trang 155. 
I. Đặc điểm của tính từ. 
- Khái niệm 
 + Bàn tay xù xì 
 + Đi nhanh 
 + Bể tan tành
- Khả năng kết hợp 
 + Vẫn nhanh nhẹn
- Chức vụ ngữ pháp 
 + Làm chủ ngữ: 
 Chăm chỉ là đức tính tốt của người học sinh. 
 + Làm vị ngữ: 
 Bạn ấy thật thà.
Học ghi nhớ phần I trang 154.
II. Phân loại tính từ:
a. TT chỉ đặc điểm tương đối.
b. TT chỉ đặc điểm tuyệt đối.
à Học ghi nhớ cuối trang 154.
3. Cụm tính từ:
Học ghi nhớ trang 155.
III. Luyện tập:
1. Ở lớp: 
 Bài1,2,3/155.
2. Về nhà:
 Bài 4/ 156
4. Củng cố – Luyện tập: 
Bài 1/155: Tìm cụm tính từ.
a. sun sun như con đỉa. 
b. chần chẫn như cái đòn càn.
c. bè bè như cái quạt thóc. 
d. sừng sững như cái cột đình. 
đ. Tun tủn như cái chổi sể cùn.
Bài 2 /156: Các tính từ và phụ ngữ so sánh ở bài tập 1 có tác dụng phê bình và gây cười.
 - Các TT: sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn đều là từ láy tượng hình có tác dụng gợi hình, gợi cảm giác cụ thể.
 - Hình ảnh mà TT gợi ra là sự vật tầm thường, không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mới mẻ như “con voi”.
 - Các sự vật đem ra so sánh với con voi đều khác xa với toàn thân con voi à nhận thức hạn hẹp chủ quan của 5 ông thầy bói.
 Bài 3 /156: So sánh cách dùng ĐT và TT trong 5 câu văn à những khác biệt nói lên điều gì ? 
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần 5
Động từ
gợn
nổi
nổi
nổi
nổi
Tính từ
êm ả
dữ dội
mù mịt
ầm ầm
Động từ và tính từ được dùng trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ, dữ dội hơn lần trước, thể hiện sự thay đổi thái độ của cá vàng trước những đòi hỏi mỗi lúc một quá quắt của bà vợ.
Bài 4 /156 Sự thay đổi được thể hiện qua cách dùng các TT trong các cụm danh từ:
 a. sứt mẻ, mới, sứt mẻ.
 b. nát, đẹp, to lớn, nguy nga, nát.
 Những TT được dùng lần đầu phản ánh cuộc sống nghèo khổ ( sứt mẻ, nát ) 
 Mỗi lần thay đổi TT là mỗi lần cuộc sống tốt đẹp hơn ( mới, đẹp, to lớn, nguy nga ) Nhưng cuối cùng TT dùng lần đầu được lặp lại thể hiện sự trở lại như cũ trong đời sống vợ chồng ông lão à Làm việc nghĩa, điều thiện thì sẽ được trả ơn nhưng tham thì thâm
5.Dặn dò:
 Bài cũ: Nắm vững: đặc điểm của TT; phân loại TT; cụm TT 
 Bài mới: Trả bài tập làm văn số 3. 
 Chuẩn bị “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng”. 
 Xem lại bài kể về Tuệ Tĩnh. 
 So sánh nội dung y đức thể hiện qua 2 văn bản. 
Tiết 64: 	TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
Ngày soạn: 08/12/2009
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS đánh giá được ưu, khuyết điểm bài văn của mình theo yêu cầu của bài làm văn được nêu trong tiết trả bài TLV số 3.
- Tự sửa các lỗi chính tả, dùng từ, viết câu trong bài văn đã làm.
II. Các bước lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới: Trả bài
a. Đề bài: Như tiết 49, 50
b. Dàn bài: Như tiết 49, 50
c. Nhận xét:
* Ưu điểm:
	- Đại đa số các bài biết cách kể chuyện.
	- Một số bài xây dựng được hình tượng nhân vật rõ ràng. có cốt truyện, có ý nghĩa. Một số bài có các sự việc thú vị, ấn tượng, đáng nhớ. Một số bài trình bày sạch đẹp, có bố cục hợp lí, diễân đạt lưu loát, lời văn mạch lạc.
* Nhược điểm:
	- Một số bài chưa khắc hoạ được hình tượng nhân vật, không có nội dung hoặc còn sơ sài. Một số bài sự việc nhạt nhẽo, không có ý nghĩa, thiếu tự nhiên, không thuyết phục.
	- Một số bài trình bày rất cẩu thả, sai rất nhiều lỗi chính tả, diễn đạt lủng củng và nội dung sơ sài.
4. Củng cố: Chọn một số bài tiêu biểu có nội dung sâu sắc, có hình tượng nhân vật rõ ràng, lời văn lưu loát mạch lạc, có bố cục hợp lí để đọc trước lớp biểu dương.
	- Chọn một số bài còn hạn chế, sai nhiều lỗi chính tả đọc để cả lớp cùng sửa, góp ý.
5. Dặn dò:
	Bài cũ: 	Về nhà đọc lại bài để rút kinh nghiệm.
Bài mới: 	Đọc truyện: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang164, 165.
	Xem trước phần chú thích

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 63 tinh tu va cum tinh tu.doc