Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14 (Bản New) - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14 (Bản New) - Năm học 2012-2013

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

Nhân vật, cốt truyện trong tác phâm tự sự .

Vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm Tsự

2. Kĩ năng:

Kể sáng tạo ở mức đơn giản

3. Thái độ:

Giáo dục tình cảm yêu mến, say mê kể chuyện

B. PHƯƠNG PHÁP

Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm. .

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

Bảng phụ, soạn bài, chuẩn bị tài liệu liên quan.

2. Học sinh:

Soạn và chuẩn bị bài ở nhà

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra trong quá trình giảng dạy

3. Bài mới:

Văn tự sự có nhiều yếu tố tưởng tượng sẽ giúp bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, đáng yêu và giàu ý nghĩa biểu hiện. Hôm nay cô sẽ giới thiệu vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự .

 

docx 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14 (Bản New) - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 14
Tiết
53
Kể chuyện tưởng tượng
Tiết
54
55
Ôn tập truyện dân gian
Tiết
56
Trả bài kiểm tra tiếng Việt
Ngày soạn: 16/11/2011
Tập Làm Văn: 	KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
Nhân vật, cốt truyện trong tác phâm tự sự .
Vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm Tsự
2. Kĩ năng: 
Kể sáng tạo ở mức đơn giản 
3. Thái độ: 
Giáo dục tình cảm yêu mến, say mê kể chuyện
B. PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm... .
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
Bảng phụ, soạn bài, chuẩn bị tài liệu liên quan.
2. Học sinh: 
Soạn và chuẩn bị bài ở nhà
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra trong quá trình giảng dạy
3. Bài mới: 
Văn tự sự có nhiều yếu tố tưởng tượng sẽ giúp bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, đáng yêu và giàu ý nghĩa biểu hiện. Hôm nay cô sẽ giới thiệu vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự . 
Hoạt động của GV HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng :
Thế nào là kể chuyện tưởng tượng ?
+ Hãy kể tóm tắt truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” trong truyện, người ta đã tượng tượng những gì? 
+ Chi tiết nào dựa vào sự thật? Chi tiết nào được tưởng tượng ra? Tưởng tượng là những điều không có trong sự thật?
+ Vậy ta tưởng tượng để làm gì? 
+ Những câu chuyện có chi tiết tưởng tượng nhằm thể hiện điều gì?
+ Theo em, tưởng tượng có phải tuỳ tiện hay không? Hay vì nhằm mục đích gì? (Thể hiện một tư tưởng chủ đề)
+ Gọi HS đọc truyện “Lục súc tranh công” .
Cốt truyện này có sẵn trong thực tế không ?
Hãy chỉ ra những chi tiết tưởng tượng trong truyện? Những chi tiết tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào? 
- Theo em, tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì? 
+ Gọi HS đọc truyện “Giấc mơ trò truyện với Lang Liêu ” .
Hãy chỉ ra những chi tiết tưởng tượng trong truyện? Những chi tiết tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào? 
- Theo em, tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
=> Bài học hôm nay cần ghi nhớ những gì? 
.Hoạt động II :Hướng dẫn HS luyện tập
Tìm ý và lập dàn ý cho đề sau:
 Đề 1 / 134 SGK 
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng :
1. Lý thuyết
 -Kể chuyện tưởng tượng là kể câu chuyện nghĩ ra bằng trí tưởng tượng , không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
2. Tóm tắt: Truyện:“Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”. 
- Đây là truyện ngụ ngôn dân gian các nhân vật ,sự việc không có thật mà do tưởng tượng ra.
Tưởng tượng: các bộ phận cơ thể con người là những nhân vật biết đi, nói, hành động . 
- Ý nghĩa : Trong cuộc sống con người phải biết nương tựa vào nhau, nếu tách rời nhau thì không tồn tại được . 
3. Truyện : “Lục súc tranh công” . 
- Tưởng tượng : sáu con gia súc kể công, so bì nhau.
- Ý nghĩa : Khuyên răn con người không nên so bì, tị nạnh nhau . 
4.Truyện “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” 
- Tưởng tượng : gặp Lang Liêu hỏi về cách làm bánh. 
- Ý nghĩa : phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết . 
* Ghi nhớ SGK 
II. Luyện tập:
Tìm ý và lập dàn ý cho đề sau: 
* Đề 1
a. Mở bài : Giới thiệu nhân vật và sự việc:
 ( Thuỷ Tinh – Sơn Tinh đại chiến với nhau trên chiến trường mới ) . 
b. Thân bài : Kể diễn biến câu chuyện . 
- Thuỷ Tinh tấn công vẫn với vũ khí cũ nhưng mạnh hơn, tàn ác hơn . 
- Cảnh Sơn Tinh thời này chống lại sự tàn phá của Thuỷ Tinh. Huy động sức mạnh tổng lực : xe ủi, máy xúc, máy bay, thuyền, điện thoại .. 
- Cảnh cả nước quyên góp đồng bào bão lụt . 
c. Kết bài : Thuỷ Tinh chịu thua những chàng Sơn Tinh của thế kỷ 21 .
4. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? 
Lập dàn ý cho một đề văn kể chuyện và tập viết bài văn kể chuyện tưởng tượng,
Soạn “Ôn tập truyện dân gian”.
Ngày soạn: 17/11/2011
	ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
Hiểu thể loại cơ bản của các truyện truyện dân gian dân gian đã học : TT, CT, NN, TC
Nội dung,ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học 
2. Kĩ năng: 
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các truyện dân gian.
Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.
Kể lại vài truyện dân gian đã học.
3. Thái độ: 
Giáo dục tình cảm yêu mến môn học .
B. PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm... .
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
Bảng phụ, soạn bài, chuẩn bị tài liệu liên quan.
2. Học sinh: 
Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra trong quá trình giảng dạy
3. Bài mới: 
 Từ đầu năm học đến nay các em đã học một số thể loại Văn học dân gian. Hôm nay chúng ta tiến hành ôn tập.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Nội dung
- Học sinh đọc lại các định nghĩa : Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. 
+ Hãy kể lại các câu truyện đã học theo từng thể loại 
.Hoạt động II : 
+ Kể tên các thể loại truyện VHGD đã học ở lớp 6? 
Nêu khái niệm của từng thể loại? 
+ Kể tên những truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười đã học ?
+ Nhận xét gì về thể loại truyện đã học?
Giáo viên kẻ bảng – Học sinh lên bảng điền vào 
 Giáo viên nhấn mạnh lại đặc điểm của từng thể loại
I. Nội dung :
1. Định nghĩa : 
a. Truyền thuyết: 
Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể .
b. Truyện cổ tích: 
Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhâ vật quen thuộc: 
+ Nhân vật bất hạnh( mồ côi, con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí..)
+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kỳ lạ
+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch
+ Nhân vật là động vật ( con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người)
- Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công
c. Truyện ngụ ngôn: 
Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng, nói gió kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
d. Truyện cười: 
Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
2. Các thể loại VHGD lớp 6
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
Khái niệm
Chú thích SGK trang 7
Chú thích SGK trang 53
Chú thích SGK trang 100 
SGK /124
Các truyện đã học
- Con Rồng cháu Tiên .
- Bánh chưng bánh giầy .
- Thánh Gióng .
- Sơn Tinh , Thuỷ Tinh .
- Sự tích Hồ Gươm.
- Thạch Sanh .
- Em bé thông minh .
- Cây bút thần .
- Ông lão đánh cá và con cá vàng .
- Ếch ngồi đáy giếng. 
- Thầy bói xem voi .
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng .
- Treo biển .
- Lợn cưới – áo mới .
Đặc điểm
- Kể về các nhân vật, sự vật liện quan đến lịch sử .
- Có nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo, những nhân vật, sự vật liện quan đến lịch sử.
- Nhận xét, đánh giá về con người sự vât trong lịch sử .
- Kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc, có sử dụng yếu tố kỳ ảo 
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác.
- Mượn chủ yếu chuyện loài vật thể nói bóng gió chuyện con người, có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo .
- Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống .
- Có yếu tố gây cười .
- Mua vui hay phê phán .
Hoạt động III: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các thể loại truyện
II. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các thể loại truyện:
+ Hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai thể loại truyện truyền thuyết và truyện cổ tích ?
+ Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười? 
j So sánh truyện ngụ ngôn với truyện cổ tích 
a) Giống nhau: Đều có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo 
Các nhân vật đều có sự ra đời và tài năng kỳ lạ.
- Đều là thể loại truyện dân gian
b) Khác nhau: 
 + Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân về các nhân vật, sự kiện đó.
 + Cổ tích, kể về cuộc đời số phận của một số kiểu nhân vật nhất định ( người mồ côi, người có tài năng kì lạ,...) và thể hiện niềm tin, mơ ước của nhân dân ta về công lí xã hội.
k Ngụ ngôn với truyện cười 
a) Giống nhau 
 Đều có yếu tố gây cười ,tình huống bất ngờ.
b) Khác nhau 
– Nội dung:
+ Mượn chủ yếu chuyện loại vật để nói bóng gió chuyện người (Ngụ ngôn)
+ Kể về cái đáng cười (Truyện cười ) 
– Mục đích: 
+ Ngụ ngôn có răn dạy, rút ra bài học của cuộc sống 
+ Truyện cười: Nhằm mua vui hay phê phán , chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
E. DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Nhắc lại các định nghĩa về 4 thể loại truyện đã học 
Nhận xét về đặc điểm tiêu biểu của 4 thể loại truyện đã học
So sánh giống và khác nhau giữa các thể loại 
Xem lại các định nghĩa đó học và đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại
Ôn lại bài và "trả bài kiểm tra Tiếng việt”
Ngày soạn: 18/11/2011
 	TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
Giúp HS nhận ra được những kiến thức mình chiếm lĩnh ở phân môn Tiếng việt đã học từ tuần 1 đến tuần 10 Ngữ Văn 6
2. Kĩ năng :
Thông qua kiểm tra rèn kỹ năng thực hành cho HS ; kĩ năng nói, viết và vận dụng
3. Thái độ:
Nghiêm túc trong giờ trả bài , có ý thức học hỏi và tiến bộ.
B. PHƯƠNG PHÁP.
Vấn đáp, thuyết trình.....
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Đọc lại các đề
Câu 1: Đọc câu sau và xác định yêu cầu bên dưới:
	“Quen thói cũ, ếch nghêng ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý xung quanh nên đã bị moat con trâu giẫm bẹp”
	- Xác định số từ và số tiếng
	- Xác định từ đơn và từ phức	
	- Trong số từ phức, đâu là từ láy, đâu là từ ghép
Câu 2: Xác định lỗi và chữa lại lỗi dung từ trong câu sau:
	“Truyện ngụ ngôn mang ý kiến khuyên nhủ, răn dạy con người nên truyện ngụ ngôn rất hay”
Câu 3: Tóm tắt một đoạn truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” mà em thích và xác định:
	- Gạch chân (một gạch) danh từ chung.
	- Gạch chân (hai gạch) danh từ riêng.
	- Gạch chân (ba gạch) cụm danh từ.
 * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh sửa bài
 GV: Hướng dẫn học sinh sửa bài
Nội dung:
Câu 1: Nêu yêu cầu gì ?
Hs: Thảo luận
- Xác định yêu cầu câu số 2
Hs: Tìm lỗi và chữa lại cho đúng
- Xác định yêu cầu câu số 3?
Hình thức:
- Nhận xét bài làm của học sinh
* Ưu điểm.
 - Hiểu cách làm bài :
 - Một số bài trình bày sạch sẽ, đạt điểm tối đa.
 * Khuyết điểm
 - Nhiều em chưa hiểu đề bài và chưa đọc kỹ đề
 - Một số bài còn tẩy xóa nhiều
 - Một số bài làm chưa tốt, còn sai lỗi chính tả nhiều
* Hoạt động 3 : Lấy ý kiến thắc mắc của các em
- Vào sổ điểm
I. Tìm hiểu các đề:
II/ Chữa bài:
 Câu 1: ( 3 điểm)
- Tổng số tiếng trong câu: 40	(0,5 điểm)
- Tổng số từ trong câu: 33	(0,5 điểm)
- Số từ đơn: 33	(0,5 điểm)
- Từ phức: 7	(0,5 điểm)
	+ Từ láy: Nghênh ngang, ồm ộp, nhâng nháo	(0,5 điểm)
	+ Từ ghép: Cặp mắt, bầu trời, con trâu, giẫm bẹp	(o,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
- Câu: “Truyện ngụ ngôn mang ý kiến khuyên nhủ, răn dạy con người nên truyện ngụ ngôn rất hay”
Mắc lỗi dung từ không đúng nghĩa và lỗi lặp từ 	(1 điểm)
- Chữa lại như sau: “Truyện ngụ ngôn mang ý nghĩa khuyên nhủ, răn dạy con người nên truyện này (ấy) rất hay” 	(1 điểm)
Câu 3: (4 điểm)
- Yêu cầu:
	+ Tóm tắt được truyện	(1 điểm)
	+ Tìm đúng danh từ chung	(1 điểm)
	+ Tìm đúng danh từ riêng	(1 điểm)
	+ Tìm đúng cụm danh từ	(1 điểm)
III/ Lấy ý kiến và vào điểm:
D. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : 
Bài học :
Ôn lại các kiến thức về Tiếng Việt
Bài soạn:
Soạn bài “ Chỉ từ ”

Tài liệu đính kèm:

  • docxGA6 T14.docx