Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 - Nguyễn Hằng Nga - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 - Nguyễn Hằng Nga - Năm học 2012-2013

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Có hiểu biết bước đầu về chuyện cười.

- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa truyện Treo biển.

- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

- Khái niệm truyện cười.

- Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển.

2. Kỹ năng:

- Đọc - hiểu văn bản truyện cười Treo biển.

- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.

- Kể lại câu chuyện.

 C. PHƯƠNG PHÁP

 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm. .

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

 2.Kiểm tra bài cũ:

 Bài học mà em rút ra từ truyện " Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" là gì ?

 3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: Tiếng cười là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống con người. Tiếng cười được thể hiện trong các truyện cười đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Hôm nay cô giới thiệu các em truyện cười “Treo biển"

 

doc 8 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 - Nguyễn Hằng Nga - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13	
Văn bản: TREO BIỂN. 
Tiết :49 
 Ngày soạn:14/11/2012 
 Ngày dạy:21/11/2012 
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về chuyện cười.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa truyện Treo biển.
- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm truyện cười.
- Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cười Treo biển.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể lại câu chuyện.
 C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm... .
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 Bài học mà em rút ra từ truyện " Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" là gì ?
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Tiếng cười là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống con người. Tiếng cười được thể hiện trong các truyện cười đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Hôm nay cô giới thiệu các em truyện cười “Treo biển"
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
Thế nào là truyện cười?
Hoạt động2: Đọc - Hiểu văn bản
GV hướng dẫn cách đọc: giọng vui tươi , hóm hỉnh.
GV đọc mẫu.
HS đọc lại truyện “Treo biển ".
GV giải thích từ khó.
Biển ghi nội dung gì? 
Em hiểu gì về mục đích của cái biển được treo ở cửa hàng? 
+ Theo em, tấm biển với hàng chữ trên thông báo mấy yếu tố ? Vài trò của mỗi yếu tố là gì? 
 Em có nhận xét gì về vai trò thông báo của nội dung tấm biển trên? 
 (Gợi ý: Đã đầy đủ, chính xác chưa ?)
+ Vậy mà có mấy khách hàng góp ý, người thứ nhất góp ý gì? Thái độ nhà hàng ?
+ Người 2 + 3 góp ý gì? Chủ hàng có thái độ và cách tiếp thu như thế nào? 
+ Người 4 góp ý như thế nào? Chủ nhà hàng có cử chỉ và thái độ gì? Em có nhận xét gì về từng ý kiến?
 Em cười ở những chi tiết nào? Khi nào tiếng cười bộc lộ nhiều nhất ?
+ Em có nhận xét gì về kết thúc của truyện?
GV giảng, củng cố phần nội dung.
GV chuyển ý .
 Truyện đã xây dựng tình huống như thế nào ?
Truyện đã sử dụng những yếu tố gì?
Kết thúc truyện như thế nào ?
 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết
GV chuyển ý.
Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản ?
HS đọc ghi nhớ. 
GV củng cố .
GV Hướng dẫn học sinh tự học
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
 .Định nghĩa về truyện cười :Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 
 1. Đọc, tóm tắt, tìm hiểu từ khó.
 * Từ khó:SGK
 2.Tìm hiểu văn bản.
 a. Bố cục. 
 b. Phương thức biểu đạt: Tự sự
 c. Chủ đề
 d. Phân tích.
d1. Nội dung tấm biển:
 Biển đề:" ở đây có bán cá tươi"
Bốn yếu tố :
+''Ở đây ":thông báo địa điểm của cửa hàng.
+ " Có bán ": thông báo hoạt động của cửa hàng.
+"cá ": thông báo mặt hàng được bán ở đây là cá.
+"tươi ": thông báo về chất lượng của mặt hàng.
–> đầy đủ chính xác .
d2. Những người khách góp ý :
Khách hàng góp ý
Sự tiếp thu của
 nhà hàng
-Người 1: Bỏ chữ" tươi" đi .
-Người 2: Bỏ hai chữ "ở đây" đi .
-Người 3: bỏ có "bán" đi .
-Người 4: Bỏ "cá" đi .
-> Cố tình bắt bẻ nhà hàng vô tội vạ 
-Bỏ ngay" tươi" .
-Bỏ ngay hai chữ
 "ở đây ".
-Bỏ ngay "có bán ".
-Bỏ ngay" cá" .
-> Quá máy móc, 
không suy nghĩ .
-> Kết thúc bất ngờ : bỏ luôn cả tấm biển.
Đó cũng là đỉnh điểm của sự phi lí gây
 nên tiếng cười trong truyện.
d3. Nghệ thuật :
-Xây dựng tình huống cực đoan,vô lý
( cái biển bị bắt bẻ ) và cách giải quyết 
một chiều không suy nghĩ, đắn đo của nhà
 hàng.
-Sử dụng những yếu tố gây cười.
-Kết thúc truyện bất ngờ :chủ nhà hàng
 cất luôn tấm biển.
3. Tổng kết:
Ý nghĩa văn bản : Truyện tạo tiếng cười
 hài hước, vui vê, phê phán những người 
hành động thiếu chủ kiến và nêu lên bài 
học về sự cần thiết phải biết tiếp thu có
 chọn lọc ý kiến của người khác.
=> Ghi nhớ SGK 
III.Hướng dẫn tự học 
Nhớ định nghĩa truyện cười .
-Kể diễn cảm câu truyện
-Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình sau khi học xong truyện trên.
- Chuẩn bị bài sau
E. RÚT KINH NGHIỆM:
 ..
TUẦN 13	
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: 
Văn bản : LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
Tiết :50 
 Ngày soạn:14/11/2012 
 Ngày dạy:21/11/2012 
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Hiểu rõ hơn về thể loại truyện cười.
 - Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong truyện
 - Kể lại được truyện
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1.Kiến thức: 
- Đặc điểm thể loại truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong truyện .
- Ý nghĩa chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe khoang, hợm hĩnh chỉ làm trì cười cho thiên hạ.
- Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái tự nhiên.
 2.Kĩ năng: 
 a. Kĩ năng chuyên môn :
	- Đọc hiểu văn bản truyện cười.
 - Nhận ra các chi tiết gây cười của truyện .
	- Kể lại được truyện
 3.Thái độ: Giáo dục HS yêu quý, giữ gìn giá trị văn hoá độc đáo của dân tộc .
 C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm... .
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 Câu 1: Em hãy nêu nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản Treo biển
 3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Tiếng cười là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống con người. Tiếng cười được thể hiện trong các truyện cười đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Hôm nay cô giới thiệu các em truyện cười " Lợn cưới áo mới”.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: tìm hiểu chung.
Thế nào là truyện cười?
Hoạt động2: Đọc - Hiểu văn bản
GV hướng dẫn cách đọc: giọng vui 
+ HS đọc truyện : 
- Truyện gồm những nhân vật nào? 
+ Anh có áo mới được giới thiệu qua chi tiết nào? Anh thích khoe của như thế nào? 
+ Anh dứng hóng ở cửa bao lâu? Kêt quả như thế nào? Tâm trạng anh ta lúc đó như thế nào? Em có nhận xét gì về sự việc này? 
+ Đang tức bực anh trông thấy ai? Người có con lợn cưới hỏi điều gì với thái độ ra sao? Câu hỏi này có thông tin nào thừa không cần thiết? Không phù hợp với việc tìm con lợn sổng chuồng? Mục đích để làm gì?
+ Trước câu hỏi đó, anh có áo mới đã có cử chỉ gì đáng chú ý? Cùng với cử chỉ ấy, anh ta nói gì? Trong lời đáp thông tìn nào không phù hợp với câu hỏi mà người khai đưa ra? Thông tin đưa ra ấy với mục đích gì? 
+ Trong truyện, em cười ở những chi tiết nào? Khi nào thì tiếng cười bật ra? Vì sao? Truyện cần ghi nhớ những gì?
 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết
Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản ?
HS đọc ghi nhớ. 
GV củng cố .
GV Hướng dẫn học sinh tự học
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
 Định nghĩa về truyện cười 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 
1. Đọc, tóm tắt, tìm hiểu từ khó.
 a. Đọc:
b. Giải thích từ khó (sgk)
2.Tìm hiểu văn bản.
Anh có áo mới
Anh có lợn cưới
Tính hay khoe, có áo mới mặc ngay, đứng hóng cửa từ sáng -> Chiều, chờ người khen .
-> Không hợp với tự nhiên .
-> Giơ ngay vạt áo ra đáp .
Từ lúc tôi mặc cái áo mới này không thấy con lợn nào cả -> thừa “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này"
=> Cố tình khoe áo mới.
Cũng hay khoe.
Hỏi: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây hay không ?
-> Cố tình đưa thông tin thừa vào => Thừa từ "cưới ".
=> Khoe con lợn cưới
*Kết thúc bất ngờ, kịch tính ngày càng cao. Tiếng cười bật ra
 Nghệ Thuật: 
- Tạo tình huống truyện gây cười.
- Miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ khoe rất lố bịch của 2 nhân vật.
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại 
3. Tổng kết
Ý nghĩa văn bản:
Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của- một tính xấu khá phổ biến trong xã hội
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- GV hệ thống lại kiến thức bài học.
- Nhớ định nghĩa truyện cười .
- Kể diễn cảm truyện
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình sau khi học xong truyện trên.
- Soạn bài sau
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.
******************************************************
TUẦN 13	
Tiếng việt: CHỈ TỪ
Tiết :51 
 Ngày soạn:17/11/2012 
 Ngày dạy:24/11/2012 
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Nhận biết, nắm được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
 - Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
 1. Kiến thức:
 Khái niệm chỉ từ
 - Nghĩa khái quát của chỉ từ
 - Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ :
+ Khả năng kết hợp của chỉ từ
+ Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
 2. Kĩ năng :
 - Nhận diện được chỉ
 - Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết.
 3. Thái độ:
 Nghiêm túc trong giờ học.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Vấn đáp
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. Ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 1. Số từ là gì ? Cho ví dụ 
 2. Lượng từ là gì ? Cho ví dụ . 
3. Bài mới : Giới thiệu bài: Trong cụm danh từ, các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về từ loại làm phụ ngữ sau của cụm danh từ . Đó là chỉ từ . 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
* HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu chỉ từ là gì?
 HS : Đọc ví dụ ? 
? Tìm các cụm danh từ có từ in đậm ? 
? Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm danh từ ? Và bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ ? 
 HS : Suy nghĩ, trả lời
 GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh.
? Học sinh so sánh các từ và cụm từ .
? Hãy nêu ý nghĩa của các chỉ từ . 
? Học sinh so sánh nghĩa của các từ : ấy, nọ trong câu sau với các trường hợp đã phân tích ở trên. 
HS: Các danh từ có các từ in đậm cụ thể hơn các danh từ bình thường.
GV: Câu b:các từ nọ kia, ấy xác định sự vật trong k.gian
? Vậy em hiểu Chỉ từ là gì ? 
 HS: Phát hiện, trả lời
 HS: Đọc mục ghi nhớ . 
* HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu hoạt động của chỉ từ trong câu
 GV: Cho học sinh xác định hoạt động trong câu của chỉ từ .
HS: Đọc ví dụ ở mục 2 . 
? Tìm chỉ từ xác định chức vụ của chỉ từ trong câu ? 
? Xác định chức vụ ngữ pháp của các câu văn trên?
HS: Đọc mục ghi nhớ . 
* HOẠT ĐỘNG 3:Hướng dẫn Hs Luyện tập
Học sinh thảo luận nhóm: 
 Bài 1 : 
HS: Lên bảng làm
GV: Nhận xét . 
Bài 2 : HS: Làm – đọc 
 GV: Nhận xét . 
Bài 3 : Học sinh: Làm – đọc 
 GV: Nhận xét . 
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Chỉ từ là gì ? 
 a Ví dụ SGK
 + Cụm danh từ :
 - Ông Vua nọ 
 - Viên quan ấy
 - Cánh đồng làng kia 
- Các từ : “ ấy”, “ kia”, “ nọ” dùng để trỏ vào sự vật được nói đến => Chỉ từ . 
 + Ý nghĩa
 - Ông Vua / ông vua no . 
 - Viên quan / viên quan ấy . 
 - Làng / làng kia 
 => Xác định vị trí của sự vật trong không gian .
 + - Hồi ấy
 - Một đêm no . 
 => Xác định vị trí sự vật trong thời gian 
b. Ghi nhớ 1 ( SGK ) 
2. Hoạt động của chỉ từ trong câu : 
 a. Ví dụ : 
vda. Ông vua nọ -> Chỉ từ làm phụ ngữ sau của cụm danh từ . 
vdb. Từ đấy -> Chỉ từ làm trạng ngữ . 
vdc. Đó / Là một điều chắc chắn -> Chỉ từ làm chủ ngữ . 
 b. Ghi nhớ 2( SGK ) 
II. LUYỆN TẬP : 
 BT1.
 a. ấy : 
 => Xác định vị trí sự vật trong không gian - Làm phụ ngữ sau của cụm danh từ . 
b. Đấy, đây 
 => Xác định vị trí sự vật trong không gian . -> Làm chủ ngữ . 
c. Nay 
 => Xác định vị trí sự vật trong thời gian . -> Làm trạng ngữ . 
d. Đó 
 => Xác định vị trí sự vật trong thời gian -> làm trạng ngữ 
BT2. 
 Đến đấy, làng ấy . 
BT3. Không gian thay đổi được: Vì sự vật, thời điểm khó gọi thành tên 
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : 
 * Bài học : - Chỉ từ là gì ?, Hoạt động của chỉ từ trong câu ?
 * Bài soạn: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
E. RÚT KINH NGHIỆM :
................................................................................................................................... ***************************************************************
TUẦN 13	
Tập Làm Văn: 
KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
Tiết :52 
 Ngày soạn:17/11/2012 
 Ngày dạy:24/11/2012 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được vai trò của tưởng tượng kể chuyện.
- Cảm nhậ được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm Tsự
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 
 1.Kiến thức: 
	- Nhân vật, cốt truyện trong tác phâm tự sự .
 - Vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm Tsự
 2.Kĩ năng: 
	- Kể sáng tạo ở mức đơn giản 
 3.Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu mến môn học .
 C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm... .
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình giảng dạy
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Văn tự sự có nhiều yếu tố tưởng tượng sẽ giúp bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, đáng yêu và giàu ý nghĩa biểu hiện. Hôm nay cô sẽ giới thiệu vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự . 
Hoạt động của GV HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng :
Thế nào là kể chuyện tưởng tượng ?
+ Hãy kể tóm tắt truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” trong truyện, người ta đã tượng tượng những gì? 
+ Chi tiết nào dựa vào sự thật? Chi tiết nào được tưởng tượng ra? Tưởng tượng là những điều không có trong sự thật?
+ Vậy ta tưởng tượng để làm gì? 
+ Những câu chuyện có chi tiết tưởng tượng nhằm thể hiện điều gì?
+ Theo em, tưởng tượng có phải tuỳ tiện hay không? Hay vì nhằm mục đích gì? (Thể hiện một tư tưởng chủ đề)
+ Gọi HS đọc truyện “Lục súc tranh công” .
Cốt truyện này có sẵn trong thực tế không ?
Hãy chỉ ra những chi tiết tưởng tượng trong truyện? Những chi tiết tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào? 
- Theo em, tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì? 
+ Gọi HS đọc truyện “Giấc mơ trò truyện với Lang Liêu ” .
Hãy chỉ ra những chi tiết tưởng tượng trong truyện? Những chi tiết tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào? 
- Theo em, tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
=> Bài học hôm nay cần ghi nhớ những gì? 
.Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS luyện tập
Tìm ý và lập dàn ý cho đề sau:
 Đề 1 / 134 SGK 
I.Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng :
1. Lý thuyết
 -Kể chuyện tưởng tượng là kể câu chuyện nghĩ ra bằng trí tưởng tượng , không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
2:Tóm tắt : Truyện:“Chân,Tay,Tai,Mắt, Miệng”. 
- Đây là truyện ngụ ngôn dân gian các nhân vật ,sự việc không có thật mà do tưởng tượng ra.
Tưởng tượng: các bộ phận cơ thể con người là những nhân vật biết đi, nói, hành động . 
- Ý nghĩa : Trong cuộc sống con người phải biết nương tựa vào nhau, nếu tách rời nhau thì không tồn tại được . 
3. Truyện : “Lục súc tranh công” . 
- Tưởng tượng : sáu con gia súc kể công, so bì nhau . 
- Ý nghĩa : Khuyên răn con người không nên so bì, tị nạnh nhau . 
4.Truyện “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” 
- Tưởng tượng : gặp Lang Liêu hỏi về cách làm bánh. 
- Ý nghĩa : phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết . 
* Ghi nhớ SGK 
II. Luyện tập:
Tìm ý và lập dàn ý cho đề sau: 
* Đề 1
a. Mở bài : Giới thiệu nhân vật và sự việc:
 ( Thuỷ Tinh – Sơn Tinh đại chiến với nhau trên chiến trường mới ) . 
b. Thân bài : Kể diễn biến câu chuyện . 
- Thuỷ Tinh tấn công vẫn với vũ khí cũ nhưng mạnh hơn, tàn ác hơn . 
- Cảnh Sơn Tinh thời này chống lại sự tàn phá của Thuỷ Tinh. Huy động sức mạnh tổng lực : xe ủi, máy xúc, máy bay, thuyền, điện thoại .. 
- Cảnh cả nước quyên góp đồng bào bão lụt . 
c. Kết bài : Thuỷ Tinh chịu thua những chàng Sơn Tinh của thế kỷ 21 .
 III . HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? 
 - Lập dàn ý cho một đề văn kể chuyện và tập viết bài văn kể chuyện tưởng tượng,
 - Soạn “Ôn tập truyện dân gian”.
E. RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................. 
 ****************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6 tuan 13.doc