Giáo án Ngữ văn 6 - Trọn bộ - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn 6 - Trọn bộ - Năm học 2008-2009

Ngày soạn: 10/08/08 Ngày dạy: 12/08/08

I - Mục đích yêu cầu

 1. Giúp học sinh cảm nhận và thấm thĩa những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

 2. Rèn kỹ năng tìm hiểu cảm nhận thể loại văn biểu cảm

 II - Chuẩn bị

 - Tranh ảnh quang cảnh ngày khai trường

 III - Tiến trình lên lớp

A - Ổn định tổ chức:

B - Kiểm tra bài cũ:

 

doc 266 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Trọn bộ - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
Cổng trường mở ra
 Lý lan
Ngày soạn: 10/08/08 Ngày dạy: 12/08/08
I - Mục đích yêu cầu
 1. Giúp học sinh cảm nhận và thấm thĩa những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
 2. Rèn kỹ năng tìm hiểu cảm nhận thể loại văn biểu cảm
 II - Chuẩn bị 
 - Tranh ảnh quang cảnh ngày khai trường
 III - Tiến trình lên lớp
A - ổn định tổ chức:
B - Kiểm tra bài cũ:
C - Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV hướng dẫn đọc: Giọng dịu dàng, chậm rãi, tình cảm, đôi lúc như thì thầm
- 2 hs đọc bài, gv nhận xét
GV giải thích từ khó
? Em đã học và đã biết các thể loại tự sự, miêu tả nhưng văn bản này có gì khác những thể loại đã học, theo em văn bản này thuộc thể loại gì?
- GV nhận xét phần thảo luận của hs
? Toàn bộ văn bản đề cập đến nhân vật nào với tình cảm gì?
? Tâm trạng và tình cảm ấy được thể hiện qua những đoạn văn bản nào?
? Sử dụng ngôi kể thứ mấy? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể này?
? Người mẹ có tâm trạng gì trong đêm trước ngày khai trường?
? Nguyên nhân nào làm cho người mẹ không ngủ được?
? Và trong tâm trạng ấy người mẹ đã nghĩ gì và làm gì?
? Thể hiện tình cảm gì của mẹ dành cho con?
? Tìm các chi tiết diễn tả tâm trạng của người mẹ?
? Từ tâm trạng băn khoăn không ngủ được ấy, người mẹ đã nghĩ đến điều gì?
? ấn tượng nhất là gì?
? Mẹ nhớ về tuổi thơ của mình như thế nào? Trong tâm trạng ra sao?
? Em có suy nghĩ gì về tâm trạng và những ký ức tuổi thơ hiện về trong nỗi nhớ của người mẹ?
? Từ ấn tượng tuổi thơ người mẹ liên tưởng đến điều gì?
? Em hiểu gì về sự liên tưởng ấy của người mẹ?
? Trong suy nghĩ của người mẹ đã động viên con như thế nào?
? Thuộc kiểu câu gì?
? Em có suy nghĩ gì về câu nói này?
? Câu nói ấy có tác dụng gì?
? Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ như thế nào?
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ kể chuyện?
? Lối văn, lời văn mạng đặc điểm gì?
? Qua văn bản này em hiểu thêm gì vềt tình cảm của người mẹ đối với con?
I/ Đọc và tìm hiểu thể loại
+ Bận tâm, Hóa hức, lo lắng, can đảm...
- Không phải tự sự hay miêu tả, văn bản này nói lên nỗi lòng, tama sự của nhân vật người mẹ -> Đây là thể loại khác, văn biểu cảm.
II/ Tìm hiểu văn bản
- Toàn văn bản là nhứng tâm sự và nỗi lòng của người mẹ đối với con. Cảm xúc trước ngày con vào lớp 1.
+ Đọan 1: ....đến "thế giới mà mẹ bước vào"
+ Đoạn 2: còn lại
- Ngôi thứ nhất
1/ Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường cua rcon
- Người mẹ không ngủ được 
- Suốt đêm mẹ đã hồi hộp bồn chồn, trằn trọc không ngủ được vì mẹ vô cùng thương con, lo lắng cho con.
- Giúp con chuẩn bị quần áo giầy dép, đồ dùng học tập....
- Thể hiện nỗi lòng yêu thương con cua rmẹ, lo lắng chăm chút cho con
+ Tâm trạng: - Có gì đó khác thường
 - Không tạp trung được vào việc gì cả
 - Không định làm những việc ấy tối nay
-> Mẹ đạng phân tâm, xúc động, trước một sự kiện lớn trong đời con, bao nhiêu suy nghĩ của mẹ đều đang hướng về con
- Những kỷ niệm của tuổi thơ, được bà ngoại đưa đến trường, đến ngày đầu tiên bước vào cổng trường....
+ Hình ảnh: Hằng năm cứ vào cuối thu mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp....
- Hồi ức về tuổi thơ như một bài ca đẹp, dài và xao xuyến, rạo rực, cháy bỏng trong lòng mẹ. Mẹ muốn truyền ngọn lửa ấy cho con, san xẻ hạnh phúc ấy cho con. Ngỳa khai trường đã khắc sâu vào tân hồn và nỗi nhớ của mẹ
2/ Cảm xúc về khai trường và suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với cuộc đời mỗi con người
- Mẹ nghĩ và liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật Bản - Ngày lễ trọng đại, tôn vinh ngành giáo dục của xã hội.
- Mẹ muốn gởi mong muốn của mình vào liên tưởng ấy, mẹ cũng mong sao ở nước mình cũng sẽ như vậy. Ngày khai trường sẽ là ngày hội của không chỉ lớp trẻ mà còn là ngày mọi người, mọi ngày thể hiện sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Mẹ tin yêu và kỳ vọng vào con.
- Câu cầu khiến mạng tính động viên, khích lệ con: "Đi đi con, hãy can đảm.......thế giới kì diệu sẽ mở ra"
- Đó là mong muốn và mơ ước của người mẹ. Thể hiện vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người.
III/ Tổng kết
1/ Nghệ thuật
- Độc thoại nội tâm, miêu tả tâm trạng nhân vật. Nhân vật nói về những suy nghĩ và tâm trạng của mình
- Nhẹ nhàng, tình cảm
2/ Nội dung
- Bằng lời văn sâu lắng, nhẹ nhàng và tình cảm, qua tama sự của người mẹ đa thấu hiểuvề ssự hi sinh thầm lặng và cao cả của mẹ dành cho con đồng thời cũng thây sđược vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người.
IV/ Luyện tập
Viêt đoạn văn kể về kỉ niệm đáng nhớ của em trong ngày khai trường?
D - Củng cố: 
E - Hướng dẫn học bài: 
 IV/ Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2
Mẹ tôi
 a. a-mi-xi (1846 - 1908)
Ngày soạn: 09 / 08 /08 Ngày dạy: 13 / 08 / 08
I - Mục đích yêu cầu
 1. Qua một bức thư tác giả muốn gửi gắm những lời nhắn nhủ: Rằng mẹ là người đáng kính, đáng yêu nhất. Phạm lỗi với mẹ là đáng trách, đáng lên án và ân hận
 2. Hiểu cách giáo dục nghiêm khắc mà nhẹ nhàng của người cha nhưng rất hiệu quả
 3. Rèn kỹ năng đọc và cảm nhận văn xuôi biểu cảm, giáo dục tình cảm mẹ - con
 II - Chuẩn bị 
 - Một số bài thơ, bài hát ca ngơị công lao của mẹ
 III - Tiến trình lên lớp
A - ổn định tổ chức:
B - Kiểm tra bài cũ:
? Qua những biểu hiện tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con, em hãy nói về tình cảm yêu thương cua rmẹ dành cho con?
C - Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV lựa chọn cách vào bài
+ Đã lần nào em phạm lỗi với cha mẹ hay chưa
+ Thái độ, tình cảm của cha mẹ khi ấy ra sao
+ Em có ân hận không
? Nêu tóm tắt về tác giả, tác phẩm?
GV hướng dẫn đọc: Giọn đọc thể hiện tình cảm sâu sắc, tha thiết nhưng đôi chỗ cũng nghiêm khắc
- HS đọc
? Giải thích từ khó:
? Văn bản trên được viết theo thể loại nào?
? Tên văn bản vcà thể loại có gì mâu thuẫn nhau không?
? Ngôi kể trong văn bản này là ngôi thứ mấy? Của nhân vật nào?
? Nguyên nhân nào khiến người cha viết thư gửi cho con?
? Tại sao người cha không trực tiếp nói hoặc có ngay một hình phạt mà lại chọn cách viết thư?
? Nếu là bố em, khi em phạm lỗi bố em sẽ có thái độ như thế nào?
? Tâm trạng của người cha trước lỗi lầm của con?
? Tâm trạng ấy được so sánh bằng hình ảnh nào? 
? Tác dụng của biện pháp so sánh ấy?
? Vì đâu mà người cha có tâm trạng đau đớn như vậy?
? Những chi tiết nào thể hiện tình cảm yêu thương, sự hi sinh lớn lao của mẹ dành cho con?
? Từ đó ông đã nhắc nhở gì?
? Tìm các câu ca dao, bài hát ca ngợi tình cảm , sự hi sinh của mẹ dành cho con?
? Người cha đã hình dung ra trong suốt cuộc đời con người mẹ đóng vai trò như thế nào?
? Từ đó ông đã có yêu cầu gì?
? Ông yêu cầu con phải nhận lỗi như thế nào?
? Nhận xét về thái độ trong lời yêu cầu của người cha?
? Tất cả những lời nói của cha đã làm cho nhân vật "Tôi" - Chú bé có tâm trạng như thế nào?
? Tác giả đã sử dụng thể loại văn bản nào? có tác dụng gì?
? Nhận xét về giọng văn và ngôn ngữ trong văn bản?
? Khăc họa về hình ảnh người mẹ như thế nào? Qua đó để lại cho em cảm xúc gì?
? Kể lại một sự việc em lỡ gây ra làm cho cha mẹ phiền lòng? Em có ân hận không? Em đã chuộc lỗi như thế nào?
I/ Giới thiệu bài, giới thiệu tác giả
1/ Giới thiệu bài
- HS thảo luận đê trả lời
2/ Tác giả - tác phẩm
- A-mi-xi (1846 - 1908) nhà văn I-ta-li-a, tác giả của nhiều tập truyện ngắn, tập sách. Tác phẩm của ông thiên về tình cảm, sâu lắng và chủ yếu đi vào giáo dục nhân cách, tình cảm con người
- "Mẹ tôi" được trích trong" Những tấm lòng cao cả" - 1886
II/ Hướng dẫn đọc và giải thích từ
- HS đọc, giáo viên nhận xét
- Khổ hình, bội bạc, vong ân bội nghĩa....
- Viết thư xen bộc lộ cảm xúc
- Có mâu thuẫn nhưqng nếu tìm hiểu kỹ sẽ thấy toàn bộ lá thư ca ngợi công lao, sự hi sinh của mẹ.
III/ Tìm hiểu văn bản
- Ngôi thứ nhất số ít (tôi). đó là nhân vật cậu bé đã mắc lỗi với mẹ đọc lại lá thư của người cha viết gửi cho mình.
- Vì đã không phải với mẹ lúc cô giáo đến thăm
- Để cảnh cáo con, có thái độ nghiêm khắc đối với con, ngay sau khi cậu bé mắc lỗi người cha đã không sử dụng hình phạt nghiêm khắc mà chủ động viết thư để tác động đến nhận thức, tình cảm, cảm xúc của con nhưng cũng không thiếu sự nghiêm khắc. Đây là một cách giáo dục có hiệu quả
- HS bộc lộ
- Người cha đã vô cùng đau đớn và bực bội. Ông đã có thái đội phê bình nghiêm khắc và như một mệnh lệnh: Không được tái phạm nữa
- Tác giả so sanh với hình ảnh: Một nhát dao đâm vào tim.
- Thể hiện tâm trạng đau xót, bất ngờ của người cha khi chứng kiến lỗi lầm của con. Đó thực sự là một sự xúc phạm ghê gớm
- Tình yêu thương, sự hi sinh vô bờ bến của cha mẹ nhất là của mẹ đối với con nhưng đứa con đã phụ công lao cha mẹ, có những thái độ không phải với người sinh ra mình
+ Hình ảnh người mẹ: - Thức cả đêm lo cho con ốm
- Khóc nức nở
- Lo sợ quằn quại
- Bỏ cả hạnh phúc của mình để đổi cho con khỏi đau đớn
- ăn xin, hi sinh tính mạng để nuôi con
-> Sự hi sinh lớn lao cuả người mẹ không có gì đánh đổi được, là sự vô giá, là biểu hiện thật chân thành và cao cả của mẹ cho con. Đáng xấu hổ biết bao khi con đã phụ công lao của mẹ. Và thật đau lòng hơn nếu một ngày nào đó con mất mẹ - đó là ngày buồn thảm nhất cuộc đời con
- HS tìm
- Thời thơ ấu, lúc ốm đau người mẹ có thể hi sinh tất cả, có thể chịu đựng để nuôi con, để cứu con. Khi khôn lớn trưởng thành mẹ vẫn là người che chở, là chỗ dựa tinh thần, là nguồn an ủi của con
- Không được tái phạm
- Thành khẩn xin lỗi mẹ, cầu xin mẹ tha lỗi (Cầu xin mẹ hôn con)
- Người cha yêu cầu con dứt khoát và nghiêm khắc như một mệnh lệnh
- Xúc động vô cùng bởi đã nhận được một bài học thấm thía và kịp thời từ người cha thân yêu. Cậu bé đã nhanạ ra tình cảm yêu thương, sự hi sinh lớn lao của mẹ
IV/ Tổng kết
1/ Nghệ thuật
- Văn bản là một bức thư nhưng trong đó là cả nỗi lòng cua rngười cha, đứ ...  cảm ta sẵn có.
- Ta chưa già để hiểu hết được cảm xúc bẽ bàng và buồn tê tái của ông khi lũ trẻ con ở làng quê coi oong như khách lạ, cũng chưa có dịp xa nhà, xa quê lâu để cùng Lý Bạch cúi đầu, ngẩng đầu mà tư cố hương, ta cũng không phải sống trong cảnh nghèo túng, quẫn bách như Đỗ Phủ để mơ một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian...
Đọc văn chương, ta mới càng thấm thái câu: Ngoài trời còn có trời (Thiên thiên hữu thiên) không có gì đẹp bằng con người...
Câu 9: Phân tích tác dụng của việc học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp
- Hiểu kỹ từng phân môn hơn trong mối liên quan chặt chẽ và đồng bộ giữa văn học, tiếng việt và tập làm văn.
- Nói và viết đỡ lúng túng hơn: ứng dụng ngay những kiến thức, kỹ năng của phân môn này để học tập phân môn kia.
VD: nghệ thuật tương phản tăng cấp trong kể chuyện của Phạm Duy Tốn (Sống chết mặc bay) và Nguyễn ái Quốc (Những trò lố...)
- Ng.t tả tâm trạng cảm xúc kết hợp với tả thiên nhiên trong vưan của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng...
4. Củng cố: giáo viên hướng dẫn học sinh tra từ điển câu 10
5. Hướng dẫn: Chuẩn bị dấu gạch ngang
6. Rút kinh nghiệm
Tiết 122
Dấu gạch ngang
A- Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh: nắm được công dụng của dấu gạch ngang
Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
B- Chuẩn bị
Giáo viên: soạn bài tham khảo tài liệu Đinh Trọng Lạc - Nguyễn T. Hà
Học sinh: Đọc trước bài mới
C- Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. kiểm tra
3. bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
I- Công dụng của dấu gạch ngang
1. Ví dụ:
“Đẹp quá đi mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu [....]
 (Vũ Bằng)
b. Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
- Mặc kệ!
 (Phạm Duy Tốn)
c. Tỏ ý còn.........
d. ....Va ren - Phan Bội Châu
 Nguyễn ái Quốc
Dấu gạch ngang dùng để làm gì?
2. Nhận xét
a. Đánh dấu bộ phận giải thích
b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
c. Dùng liệt kê các công dụng của dấu
d. Nối các bộ phận trong liên danh (tên ghép cuộc hội kiến Va ren - PBC)
Học sinh đọc ghi nhớ
3. Kết luận ghi nhớ SGK
Hoạt động 2
II- Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối
Trong VD (d) ở mục I dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va ren được dùng để làm gì?
Phân biệt dấu gạch nối với gạch ngang?
- Nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài: Va - ren
- Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
Giáo viên: khái quát bài cho học sinh đọc phần ghi nhớ
III- Luyện tập
Công dụng của dấu gạch ngang
a. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
b. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
c. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích giải thích
d. Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh (Tàu Hà Nội - Vinh)
đ. Dùng để nối các bộ phận trong cùng một liên danh (Thừa Thiên - Huế)
4. Củng cố: giáo viên hướng dẫn học sinh
5. Hướng dẫn: Chuẩn bị dấu gạch ngang
6. Rút kinh nghiệm
Tiết 123
ôn tập tiếng việt
A- Kết quả cần đạt
Hệ thống lúa những kiến thức về câu, dấu câu. Củng cố kiến thức tu từ ngữ pháp.
Tích hợp với phần văn ở các văn bản đã học trong học kỳ II với phần tập làm văn ở các bài lập luận chứng minh giải thích.
Mở rộng, rút gọn và chuyển đổi câu
Sử dụng dấu câu và tu từ về câu
B- Chuẩn bị
Giáo viên: soạn bài
Học sinh: đọc và làm bài SGK
C- Tiến trình
1. ổn định
2. kiểm tra
3. bài ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
I- Rút gọn câu
Khi nói, viết trong một số tình huống ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu để tạo thành câu rút gọn.
Cho ví dụ
VD: Thương người như thể thương thân
Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, năm sáu người.
Thành phần nào được lược bỏ? Tại sao?
GV: Khi rút gọn phải đảm bảo câu vẫn rõ ý và không bị cộc lốc, khiếm nhã Trong đối thoại, hội thoại, thường hay rút gọn câu, nhưng cần chú ý quan hệ vai giữa người nói và người nghe, người hỏi và người trả lời.
- CN
- Câu nói là của chung mọi người, để tránh lặp
II- Câu đặc biệt
Thế nào là câu đặc biệt? cho ví dụ?
VD: Một đêm trăng. Tiếng reo...
Câu đặc biệt thường được dùng trong những tình huống nào? cho ví dụ?
- Không cấu tạo theo mô hình CN-V.N
+ Nêu thời gian nơi chốn:
VD: buổi sáng, đêm hè, chiều đông...
VD: Cháy, tiếng hát, chạy rầm rập, mưa, gió...
+ Bộc lộ cảm xúc: trời ôi! ái chà chà!
+ Gọi đáp: Sơn ơn! đợi đã!
Giáo viên: câu đặc biệt cũng là một dạng rút gọn câu nhưng thường khó hoặc không thể khôi phục thành phần bị lược bỏ.
+ Đây chính là điểm khác biệt giữa câu đặc biệt và câu rút gọn.
III- Thêm trạng ngữ cho câu
Trạng ngữ là gì? cho ví dụ?
- Là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu (CN - VN ).
VD: Trên giàn hoa lý, mấy con ong siêng năng đi kiếm mật hoa
Có mấy loại trạng ngữ, cho ví dụ:
- T.ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm
VD: Trên giàn hoa lý... dưới bầu trời trong xanh
- TN chỉ thời gian:
VD: Đêm qua, trời mưa to. Sáng nay, trời đẹp.
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
VD: Vì trời ưma to sông suối đầy nước
+ Trạng ngữ chỉ mục đích
VD: Để mẹ vui lòng, Lan cố gắng học giỏi
+ Trạng ngữ chỉ phương tiện
VD: Bằng thuyền gỗ, họ vẫn ra khơi
Trạng ngữ chỉ cách thức
VD: Với quyết tâm cao, họ lên đường
* Trạng ngữ có thể là thực từ (danh động, tính) nhưng thường là một cụm từ (cụm danh từ, cụm động, cúm tính từ)
- Trước các từ hoặc cụm từ làm trạng ngữ thường có các quan hệ từ.
VD: Trên giàn hoa lý...
Hồi đêm
Vì trời mưa...
GV: trong một số trường hợp, người ta có thể tách trạng ngữ thành một câu riêng để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc tạo cảm xúc nhất định.
Dạng mở rộng câu thứ 2 là dùng cụm chủ vị làm thành phần câu. Vậy thế nào là dùng cụm chủ vị làm thành phần câu? cho VD?
VD:
Chiếc cặp sách tôi mới mua rất đẹp
Các thành phần nào của câu có thể được mở rộng bằng cụm CV? Cho ví dụ
Chủ ngữ: Mẹ về khiến cả nhà vui.
VN: Chiếc xe máy này phanh hỏng rồi
BN: Tôi cứ tưởng tôi ghê gớm lắm
ĐN: Ví dụ người tôi gặp là một nhà thơ
GV: việc mở rộng câu bằng cách dùng cụm CV làm thành phần câu ta có thể.
Nhờ việc mở rộng câu bằng cách dùng cụm CV làm thành phần câu, ta có thể gộp 2 câu độc lập thành 1 câu có cụm CV làm thành phần.
IV- Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
- Là dùng những kết cấu có hình thức giống câu, gọi là cụm CN làm thành phần câu.
V- Câu chủ động thành câu bị động
Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho mỗi loại 1 ví dụ?
+ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của hành động
VD: Hùng Vương quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.
+ Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng (khách thể) của hành động.
VD: Lang Liêu được Hùng Vương truyền ngôi.
Mục đích chuyển đổi 2 loại câu trên để làm gì?
- Tránh lặp một kiểu câu hoặc để đảm bảo mạch lạc văn nhất quán.
Có mấy kiểu câu bị động? Cho một loại 1 ví dụ
a. Có từ bị, được
VD: Chú bé được...
Ngôi nhà bị người ta phá đi
b. Không có từ bị, được
VD: Mâm cỗ đã hạ xuống
Con bò đã mổ thịt
GV:
Câu chủ động và câu bị động thường đi thành từng cặp tương ứng với nhau nên khi biến đổi câu chủ động thành câu bị động thì cũng có thể làm ngược lại.
VI- Dấu câu
Dấu chấm lửng
a. Dấu chấm lửng
- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết
- Lời nói ngập ngừng, ngắt quãng, làm giãn nhịp điệu câu văn, hài hước dí dỏm.
VD: Tất cả công nhân, nông dân, bộ đội... đều hăng hái thi đua.
Bẩm... quan lớn.... đê vỡ mất rồi!
Cái đức không them biết.... chữ!
b. Dấu chấm phảy
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
VD: Cốm không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
 (Thạch Lam)
... Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này...
(Nam Cao)
c. Dấu gạch ngang
- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu
.... Lời nói trực tiếp của nhân vật
+ Biểu thị sự liệt kê
Nối các từ nằm trong một liên danh
VD: Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông đang đổi mới
- Quan thét:
- Lính đâu?
- Dạ...
- Bố cục văn bản này gồm:
+ Mở đầu
+ Triển khai
+ Kết luận
- Tàu Hà Nội - Hải Phòng đã khởi hành
d. Dấu gạch nối
- Nối các tiếng trong phiên âm
VD: Ra - đi - ô, in - tơ - nét
Giáo viên: dấu gạch ngang không phải là một dấu câu nó chỉ là một quy định về chính tả, vê hình thức, dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
 4. Củng cố
5. Hướng dẫn
6. Rút kinh nghiệm
Tiết 124
Văn bản báo cáo
A- Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh: nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này. Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng quy cách. Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.
B- Chuẩn bị
1. giáo viên soạn bài
2. học sinh đọc và chuẩn bị bài mới
C- Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động 1
I- Đặc điểm của văn bản báo cáo
1. Đọc các văn bản sau:
văn bản 1 + 2
Viết báo cáo để làm gì?
- Là trình bày nội dung tình hình sự việ và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày.
- Nội dung xem mục 2 ghi nhớ SGK.
Em đã viết báo cáo lần nào chưa?
Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo sinh hoạt và học tập ở trường lớp em
- Học sinh tự liên hệ bản thân và trình bày cụ thể lần viết báo cáo của mình.
Những tình huống viết báo cáo.
Hoạt động 2
II- Cách làm văn bản báo cáo
1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo
Hãy đọc hai văn bản báo cáo trên và xem các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào?
- Thứ tự trình bày, cách thức trình bày rất giống nhau (SGK 135)
- Nội dung cụ thể 2 văn bản khác nhau về kết quả + hoạt động chào mừng ngày 20/11
+ Quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt.
- Cách làm văn bản báo cáo ghi nhớ SGK (trang 136)
2. Dàn mục một văn bản báo cáo
a. Quốc hiệu và tiêu ngữ
b. Địa điểm ngày và tháng
c. Tên văn bản
Lưu ý: Mẫu văn bản khá cố định. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng không nhất thiết phải trình bày đầy đủ như trên. Văn bản phải chú ý: báo cáo của ai? Với ai? Về việc gì? kết quả như thế nào?
III- Luyện tập
Tìm và nêu ra các tình huống cụ thể phải làm văn bản báo cáo
Chọn một tình huống cụ thể và luyện viết một văn bản báo cáo
Đưa ra một văn bản báo cáo có điểm chưa đúng, yêu cầu tìm, chỉ ra chỗ sai và hướng dẫn sửa chữa.
Giáo viên có thể đưa ra các tình huống, các văn bản báo cáo tự sưu tầm hoặc các tình huống cũng như các văn bản báo cáo do học sinh đề xuất.
4. Củng cố
5. hướng dẫn:
Học sinh ôn tập chuẩn bị kiểm tra
6. Rút kinh nghiệm
 Ngày tháng năm 2007
 BGH
 HT - Nguyễn Thị Bắc

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 6 tron bo.doc