A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Thấy được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình.
- Củng cố, rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả: cách dùng từ, cách diễn đạt, .
B.CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc sách – tài liệu – giáo án.
Học sinh: Đọc sách – trả lời câu hỏi.
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Ổn định tổ chức: 6A: .;6B: .
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
* Hoạt động 2: Trả bài:
I. Đề bài:
Em hãy tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một buổi trưa hè.
II.Dàn bài.
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tuổi học trò – mái trường – hoa phượng.
2. Thân bài.
- Miêu tả không gian buổi sáng mùa hè: bầu trời, không khí => Phượng thức dậy: lá, nụ, hoa, sắc màu tươi non, lác đác tiếng ve.
- Mặt trời lên cao, nắng chan hoà, mùa Phượng rực rỡ – nhìn từ xa những cây Phượng như những chiếc ô đỏ khổng lồ xếp thành hàng dài những hành lang lớp học, ôm lớp khu sân chơi => nhìn gần từng bông hoa: cánh hoa Phượng nở đều, uốn cong – màu đỏ tươi thắm, những chiếc nhị dài, cong vút vươn lên giữa lòng bông ho.
Ngày soạn: 25/2/2012 Ngày giảng: 6A:.............................. 6B:... TIẾT 98: TRẢ BÀI LÀM VĂN TẢ CẢNH. (Viết ở nhà) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: Thấy được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình. Củng cố, rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả: cách dùng từ, cách diễn đạt, ... B.CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc sách – tài liệu – giáo án. Học sinh: Đọc sách – trả lời câu hỏi. C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Hoạt động 1: Khởi động. 1. Ổn định tổ chức: 6A:.;6B:.. Kiểm tra bài cũ: Không. * Hoạt động 2: Trả bài: I. Đề bài: Em hãy tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một buổi trưa hè. II.Dàn bài. Mở bài: Giới thiệu về tuổi học trò – mái trường – hoa phượng. Thân bài. Miêu tả không gian buổi sáng mùa hè: bầu trời, không khí => Phượng thức dậy: lá, nụ, hoa, sắc màu tươi non, lác đác tiếng ve. Mặt trời lên cao, nắng chan hoà, mùa Phượng rực rỡ – nhìn từ xa những cây Phượng như những chiếc ô đỏ khổng lồ xếp thành hàng dài những hành lang lớp học, ôm lớp khu sân chơi => nhìn gần từng bông hoa: cánh hoa Phượng nở đều, uốn cong – màu đỏ tươi thắm, những chiếc nhị dài, cong vút vươn lên giữa lòng bông ho. + Lá Phượng nhỏ ti ti như giấu mình dưới những chùm hoa. + Tiếng ve râ ran cất lên như bản đồng ca mùa hè ... có lúc ve kêu từng hồi, từng đợt. Mặt trời đứng bóng, nắng càng gay gắt càng tôt điểm cho màu đỏ đậm đà của Phượng => màu đỏ như nỗi nhớ trường, nhớ bạn của học trò khi chuẩn bị và trong những ngày nghỉ hè. Đứng dưới bóng cây phượng cảm giác dịu mát. Cánh hoa phượng rơi lốm đốm trên sân trường, trên mái ngói, trên những cây hoa, những ngọn cỏ dưới mặt đất => sắc phượng tràn ngập cả không gian. Học trò ép hoa Phượng, lá phượng trong trang sổ – kỉ niệm tuổi hồng. Kết luận: Cảm nghĩ về hoa phượng – mái trường tuổi học trò. III. Trả bài, Nhận xét bài làm của học sinh. 1. Ưu điểm: Đa số các em đã biếtcách viết bài văn tả cảnh. Một số em đã biết sử dụng một số hình ảnh, phép so sánh, nhân hoá khá hay, sinh động. Một số em viết văn có cảm xúc. 2.Nhược điểm: Còn một số em tả cảnh qua loa sơ sài, thiếu những ý cơ bản. Một số em diễn đạt lủng củng. Một số em còn viết chữ xấu. Một số em viết văn khô khan, chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc. * Hoạt động 3: Sửa lỗi: Cho Hs sửa lỗi * Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. Củng cố: - Đọc bài viết tốt – Rút kinh nghiệm. Hướng dẫn học tập. Về nhà đọc tham khảo những bài văn hay. Soạn: Lượm, Mưa Ngày soạn: 25/2/2012 Ngày giảng: 6A:.............................. 6B:... TIẾT 99: LƯỢM; HDĐT-MƯA (T1) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm. - Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm - Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó. - Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc. - Nét đặc sắc của bài thơ mưa: sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa. - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại). - Đọc – hiểu bài thơ có sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ. - Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép nhân hoá, ẩn dụ trong bài thơ. - Trình bày suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản. B.CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc sách – tài liệu – giáo án. Học sinh: Đọc sách – trả lời câu hỏi. C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : *Hoạt động 1: Khởi động. 1. Ổn định tổ chức: 6A :. ; 6B :.. 2. Kiểm tra bài cũ. Phân tích tâm tư của anh đội viên trong lần thức dậy thứ nhất ? Phân tích tâm tư của anh đội viên trong lần thức dậy thứ ba? 3.Bài mới: *Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản GV hướng dẫn Hãy nêu đôi nét về tác giả và tác phẩm Bố cục bài thơ? - Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ của hai chú cháu được miêu tả qua các chi tiết nào về: hình dáng? trang phục?, cử chỉ? lời nói? - Em có nhận xét gì về thể thơ, nhịp thơ, cách sử dụng từ ngữ, phép tu từ? Gợi lên hình ảnh Lượm như thế nào? - Ở đoạn này tác gải có cách xưng hô như thế nào? - Khi nghe tin về Lượm tác giả thể hiện tâm trạng, tình cảm ntn? - Lượm đi liên lạc trong hoàn cảnh? - Từ “vèo vèo” gợi cho em thấy gì? - Hành động của Lượm ra sao? - Giải thích từ “vụt” => hành động? - Tác giả diễn đạt việc Lượm hy sinh qua những từ ngữ, hình ảnh? - Từ “Bỗng”. - Em có nhận xét gì về việc dùng từ loại câu (MĐN), cách ngắt nhịp , giọng thơ? Thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả như thế nào? - Lượm hy sinh trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào? - Vì sao Lượm hy sinh mà tác giả còn hỏi? - Xưng hô bằng cách gọi trực tiếp “Lượm ơi” thể hiện điều gì? - Việc lặp lại hai khổ thơ đầu ở cuối bài có tác dụng gì? Nhận xét về nghệ thuật ? Nội dung bài thơ? HS đọc ghi nhớ I.Tiếp xúc văn bản. Đọc – kể. Tìm hiểu chú thích : SGK 3. Bố cục: 3 đoạn. - Đoạn 1: Từ đầu => cháu đi xa dần: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ. - Đoạn 2: Tiếp => hồn bay giữa đồng: Câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm. - Đoạn 3: Còn lại: Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi. II. Phân tích văn bản. 1. Hình ảnh Lượm trong buổi gặp gỡ tình cờ: - Hình dáng: Bé loắt choắt => nhỏ bé mà nhanh nhọn. - Trang phục: Cái xắc xinh xinh. Ca lô đội lệch. => Giống trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống Pháp bởi Lượm cũng là một chiễn sĩ thực sự. Lượm còn rất bé nên cái xắc đeo trên mình chỉ xinh xinh, còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch thể hiện dáng vẻ hiên ngang, hiếu động của tuổi trẻ. - Cử chỉ: Cái chân thoăn thoắt. Cái đầu nghêng nghêng Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng ... Cười híp mí ... má đỏ. - Lời nói: Cháu đi liên lạc ... Vui lắm ... Thích hơn ở nhà. => Tự nhiên, chân thật => Thể thơ bốn chữ, nhịp nhanh, dùng nhiều từ láy gợi hình, phép so sánh => Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui tươi, yêu đời, say mê, nhiệt tình với công việc của cuộc kháng chiến => đáng yêu. - Tác giả gọi Lượm: Chú bé – cháu - đồng chí. => Từ cách gọi thể hiện sự gần gũi => cách gọi thân mật, trừu mến như ruột thịt => cách gọi “đồng chí”: vừa thân thiết, vừa trang trọng, đề cao như một chiến sĩ nhỏ tuổi (đồng đội). 2. Lượm trong khi làm nhiệm vụ và tình cảm của tác giả: ... “Chợt nghe tin nhà Ra thế Lượm ơi! => Câu thơ bị ngắt ra làm đôi, câu cảm, giọng trầm lắng. => Sự đau xót đột ngột như một tiếng nấc nghẹn ngào của nhà thơ. - Hoàn cảnh: ... “Đồng quê vắng vẻ ... Đạn bay vèo vèo” => Từ láy gợi hình + gợi âm thanh => Đạn bay nhanh, kế tiếp nhau không dứt, âm thanh nghe ghê rợn => hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng. - Hành động: “Vụt qua mặt trận ... Thư đề thượng khẩn Sợ chi hiểm nghèo => Hành động nhanh nhẹn, dứt khoát, không do dự, chần chừ. Câu hỏi “sợ chi” như một lời thách thức coi thường mọi nguy hiểm, quyết không lùi bước trước bất cứ sự thách thức. => Dũng cảm, gan dạ, coi nhiệm vụ là trên hết, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ (truyền thống dân tộc) => tác giả yêu mến, khâm phục, chân trọng. - Hy sinh: “Bỗng loè chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tươi! => Dùng nhiều câu cảm, ngắt ngịp giữa câu => Lời thơ nghẹn ngào, tiếc thương vô hạn, không kìm được lòng tác giả thốt lên lời đau đớn: “Thôi” => Lượm hy sinh đột ngột – rất anh dũng khi đang làm nhiệm vụ. - “Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông ... Hồn bay giữa đồng => Hình ảnh đẹp về sự hy sinh. Em hy sinh mà vẫn gắn bó, níu kéo sự sống. Em như một thiên thần bé nhỏ yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương lúa non thanh khiết bao phủ quanh em, linh hồn em đã hoá thân vào với thiên nhiên, đất nước (em sống mãi với quê hương). - “Lượm ơi, còn không?” => Câu hỏi vừa đau xót, vừa ngỡ ngàng như không muốn tin rằng Lượm đã không còn nữa. - Xưng hô bằng gọi tên trực tiếp “Lượm ơi”được dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ, dùng kèm theo từ cảm thán. * 2 khổ cuối. - Điệp => kết cấu đầu cuối tương ứng => Kết cấu chặt chẽ, khẳng định Lượm còn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương, đất nước. - (Điều đó thể hiện niềm tin của nhà thơ về sự bất diệt của những người con người như Lượm. Nhưng còn đó là ước vọng của nhà thơ về một cuộc sống thanh bình không còn chiến tranh để trẻ thơ được sống hồn nhiên, hạnh phúc. Bài thơ viết về sự hy sinh mà kết thúc không bi luỵ, đem đến một niềm tin) III. Tổng kết. *Nghệ thuật: Thể thơ bốn tiếng kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu biện cảm xúc. - Dùng nhiều từ láy gợi hình, nhịp thơ thay đổi linh hoạt, dùng nhiều câu cảm, phép điệp. * Nội dung: Khắc hoạ hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui tươi, yêu đời, hăng hái làm nhiệm vụ và đã hy sinh anh dũng. Hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. * Ghi nhớ: sgk * Hoạt động 3: III. Luyện tập - Học sinh tự làm – Gọi hai học sinh lên trình bày Bài tập 2: Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm. * Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. 4.Củng cố: - Sau khi học xong bài thơ, đọng lại trong em là hình ảnh chú bé Lượm như thế nào? - Thái độ, tình cảm của tác giả với Lượm thể hiện như thế nào (cách xưng hô - trực tiệp bộc lộ). 5.HDVN: - Học thuộc lòng: Học phần đoạn trích. Ngày soạn: 25/2/2012 Ngày giảng: 6A:.............................. 6B:... TIẾT 100: LƯỢM; HDĐT-MƯA(T2) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm. - Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm - Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó. - Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc. - Nét đặc sắc của bài thơ mưa: sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa. - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại). - Đọc – hiể ... m vẽ hoa hồng Long lanh giọt sương Em vẽ con đường Hoa sim nở tím Em vẽ chú nhím Thơ thẩn kiếm ăn Em vẽ nếp nhăn Trên vầng trán mẹ Em vẽ sợi bạc Trên mái tóc cha Em vẽ cả nhà Quây quần vui quá *Hoạt động 3: II.Tập làm thơ bốn chữ trên lớp: -Trình bày bài (đoạn) thơ bốn chữ đã chuẩn bị ở nhà, chỉ ra nội dung, đặc điểm (vần, nhịp) của bài (đoạn) thơ ấy. -Cả lớp nhận xét những điểm được và chưa được của bài làm. -Cả lớp góp ý, từng học sinh tự sửa chữa bài làm của mình. -Cả lớp cùng thầy, cô giáo đánh giá xếp loại. -Học sinh đọc thêm một số đoạn thơ bốn chữ (SGK – 86). Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. 4. Củng cố: Rút kinh nghiệm việc chuẩn bị ở nhà, khen, chê. 5. Hướng dẫn ôn tập. -Tìm đọc một số bài thơ bốn chữ, học cách làm thơ. Soạn bài: Cô Tô ____________________________ Ngày soạn: 25/2/2012 Ngày giảng: 6A:.............................. 6B:... TIẾT 103: CÔ TÔ (Tiết 1). Nguyễn Tuân MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo. - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm văn bản; giọng đọc vui tươi, hồ hởi. - Đọc – hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả. - Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản. CHUẨN BỊ: Giáo viên: tài liệu - đọc sách – giáo án. Học sinh: Đọc sách – trả lời câu hỏi. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *Hoạt động 1: Khởi động. 1.Ổn định tổ chức. Sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ. Nội dung cơ bản của bài: Mưa – Nêu một vài hình ảnh nhân hoá độc đáo? Phân tích giá trị? Giới thiệu bài *Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản: GV hướng dẫn HS đọc chú thích sgk Theo em văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần - Cảnh Cô Tô sau cơn bão hiện lên qua các chi tiết nào? - Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả (dùng từ ngữ, phép tu từ). - Đoạn văn đã gợi lên một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào? - Em hiểu gì về tác giả qua cảm nghĩ đó của ông? I.Tiếp xúc văn bản. Đọc – kể. Tìm hiểu chú thích. 3.Bố cục: 3 đoạn -Đoạn 1: Từ đầu -> mùa sóng ở đây: Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi trận bão đi qua. -Đoạn 2: Tiếp -> là là nhịp cánh: Cảnh mặt trời mọc trên biển. -Đoạn 3: Còn lại: Cảnh sinh hoạt buổi sáng sớm và hình ảnh những người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khơi II.Phân tích văn bản. Cảnh Cô Tô sau cơn bão: Trong trẻo, sáng sủa, bầu trời trong sáng. Cây thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đậm đà. Cát vàng giòn ... Cá nặng lưới. ðDùng những tính từ gợi tả màu sắc rất tinh tế, phong phú: cùng là màu xanh tươi: cây thì xanh mượt; màu xanh tươi tốt mỡ màng của cây cối như vừa được gội rửa sau cơn mưa; nước biển thì lam biếc; màu xanh trong + sắc biếc của ánh sáng bầu trời. Từ “vàng giòn” được dùng với phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ðsắc vàng tươi sáng và rất khô của cát biển, có cảm giác giòn tan. =>Một bức tranh phong cảnh biển đảo trong sáng, bao la lộng lẫy. - Càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người dân chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo màu sống ở đây. ðTác giả thấy Cô Tô tươi đẹp, gần gũi như quê hương của chính mình ð yêu thiện nhiên, yêu đất nước sâu sắc. *Hoạt động 3: Luyện tập: Em cảm nhận ntn về quang ảnh Cô Tô sau cơn bão ? *Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. 4 Củng cố: Em học tập được gì qua nghệ thuật miêu tả cảnh vật của tác giả. 5. Hướng dẫn học tập. -Tóm tắt văn bản -Tìm hiểu tiếp phần còn lại. Ngày soạn: 25/2/2012 Ngày giảng: 6A:.............................. 6B:... TIẾT 104: CÔ TÔ (T2) Nguyễn Tuân A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo. - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm văn bản; giọng đọc vui tươi, hồ hởi. - Đọc – hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả. - Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản. B.CHUẨN BỊ: Giáo viên: tài liệu - đọc sách – giáo án. Học sinh: Đọc sách – trả lời câu hỏi. C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *Hoạt động 1: Khởi động. 1.Ổn định tổ chức. Sĩ số: 6a:..6b: 2.Kiểm tra bài cũ. Phân tích cảnh Cô Tô sau cơn mưa ? 3.Giới thiệu bài *Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản: - Tác giả thưởng thức cảnh mặt trời mọc trong hoàn cảnh nào? - Nhận xét gì về thái độ của tác giả với cảnh đẹp của thiên nhiên. - Cảnh mặt trời mọc được đặt trong một khung cảnh như thế nào?. Em có nhận xét? - Vầng mặt trời xuất hiện được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? - Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả? Có gì độc đáo trong phép so sánh? (tác dụng của phép so sánh) - Nhận xét gì về cách dùng từ ngữ? tác dụng? - Hình ảnh so sánh này có tác dụng gì (thể hiện được điều gì trog quan hệ thiên nhiên – con người). - Hình ảnh cuối cùng này có tác dụng gì cho bức tranh về cảnh mặt trời mọc? - Cảnh sinh hoạt và lao động được miêu tả tập trung ở địa điểm nào? Vì sao? Được thể hiện cụ thể qua những chi tiết nào? - Em có nhận xét chung gì về cảnh sinh hoạt ở đây? - Hình ảnh cuối cùng này gợi cho em điều gì? II. Phân tích văn bản( tiếp): 2.Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô. - Tác giả dậy từ canh tư, ra ... đầu mũi đảo, ngồi đó rình mặt trời lên. ð Ngắm bình minh không phải là một thú vui hưởng thụ dễ dãi mà là một cuộc đi tìm cái đẹp 1 cách công phu, là một sự khám phá và sáng tạo ð Yêu thiên nhiên, tôn thờ cái đẹp của thiên nhiên. - “Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.” ð Khung cảnh rộng lớn, bao la, trong trẻo, tinh khiết đay là cái phông (nền) cho vầng thái dương xuất hiện nổi bật. Mặt trời xuất hiện - “Mặt trời như lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. ð Hình ảnh so sánh vừa rất thực, vừa rất kì ảo. + Thực: Vì gợi dáng hình tròn trĩnh của vầng mặt trời. Mặt trời lúc ấy với màu đỏ dịu êm, chưa chói loà khiến người ta có cảm giác nhìn mặt trời hiền hoà, phúc hậu như ... + Kì ảo: Vì nó là kết quả của óc quan sát, nhận xét tinh tế, trí tưởng tượng phong phú táo bạo “quả trứng thiên nhiên”. - “Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bộ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm bạc rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai như nước biển hửng hồng”. ð Ba tính từ liên tiếp cạnh nhau ð tả màu sắc, hình dáng, trạng thái mặt trời, làm cho nó nổi bật trân cái mâm bạc, màu ngọc trai nước biển hửng hồng. màu hồng và màu ánh bạc là hai màu cơ bản của bức tranh làm tôn vẻ đẹp của mặt trời. - “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chìa lưới trên muôn thưở biển đông. ð Hình ảnh mang vẻ trang trọng, uy nghi lộng lẫy, giàu tính nhân đạo vì nó hướng tới con người, vẻ đẹp của mặt trời lên trên biển Cô Tô là quà tặng vô giá của thiên nhiên cho con người lao động suốt đời gắn bó với biển cả ð kính trọng, đề cao người lao động. Có cảm giác thiên nhiên vĩ đại đang tự đẹp lên vì con người, đang cung kính dâng lễ phẩm trong buổi mừng thọ những người chài lưới. - “Vài chú nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một chú hải âu bay ngang là là nhịp cánh. ð Nét chấm phá cuối đã hoàn tất bức tranh, làm cho bức tranh sống động, đầy chất thơ. TL: Cảnh mặt trời mọc là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ, rất sống động, có hồn và gắn bó với con người ð nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Tuân – lòng yêu thiên nhiên. 3.Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô. Quanh cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. + Mọi người đang tắm... Vui như một cái bến, đậm đà, mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. + Không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc nước chuẩn bị cho những con thuyền ra khơi. ð Cảnh sinh hoạt vui, tấp nập, thanh bình, gợi cảm giác đậm đà mát nhẹ bởi sự trong lành của không khí buổi sáng vì dòng nước ngọt từ giếng chuyển vào các thuyền. - “Chị Châu Hoà Mãn địu con dịu dàng, yên tâm như hình ảnh biển cả là bà mẹ mớm cá cho lũ con lành”. ð Cuộc sống êm ấm, hạnh phúc trog sự giản dị, thanh bình của người lao động. III. Tổng kết. - Nghệ thuật: Ngôn ngữ điêu luyện, miêu tả tinh tế, chính xác giàu hình ảnh cảm xúc. - Nội dung: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô. *Hoạt động 3: IV. Luyện tập - Học sinh chuẩn bị 7 phút – gọi 2 em lên trình bày. Bài tập 1: Học sinh tự làm (tham khảo đoạn tả cảnh mặt trời mọc ở bài này). *Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. 4. Củng cố: Em học tập dược gì ở nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của tác giả. 5.Hướng dẫn học tập. - Học bài theo nội dung đã phân tích -Làm tiếp bài tập phần luyện tập (SGK) + BT (SBT). -Chuẩn bị viết bài làm văn tả người. Ngày soạn: 6/3/2012 Ngày giảng: 6A:.............................. 6B:... TIẾT 105 + 106: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Bài tập làm văn này nhằm đánh giá học sinh ở phương diện: Biết cách làm văn tả người qua thực hành viết. Trong khi thực hành, biết cách vận dụng các kĩ năng và kiến thức về miêu tả nói chung và tả người nói riêng đã được học ở các tiết trước đó. Các kĩ năng viết nói chung (diễn đạt, trình bày,chữ viết,chính tả,ngữ pháp...) CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tài liệu - đọc sách – giáo án. Học sinh: Đọc sách – viết bài. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : *Hoạt động 1: Khởi động. 1.Ổn định tổ chức : 6A :. ; 6B : 2.Kiểm tra bài cũ: Không. 3.Bài mới: *Hoạt động 2: Nội dung: I. Đề bài: Em hãy viết văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông,bà,cha,mẹ, anh , chị, em). *Yêu cầu chung. Về nội dung: Học sinh biết viết 1 bài văn tả người, phải làm nổi bật những đặc điểm cơ bản của nhân vật: về ngoại hình xen với hoạt động và tính cách; biết vận dụng các kĩ năng đã học vào bài văn miêu tả (người). Về hình thức: Học sinh biết diễn đạt trong sáng, biết trình bày sạch sẽ, sngs sủa, cấu trúc đủ 3 phần. *Hoạt động 3: Học sinh làm bài: II. Đáp án chấm. Mở bài: (1 điểm). Thân bài: (8 điểm) (Chọn tả một người trong những đối tượng mà đề yêu cầu). Độ tuổi. Miêu tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình, có thể kèo theo hoạt động: Khuôn mặt, nước da, tóc, mắt nhìn, trán, môi – cười, dáng người - đi lại; bàn tay – làm việc, khi âm yếm, giọng nói... (Miêu tả tính nết của nhân vật qua một số nét tiêu biểu cụ thể trong cuộc sống hành ngày). Kết luận (1 điểm). Nêu suy nghĩ, cảm xúc của mình về nhân vật. *Hoạt động4: Củng cố – dặn dò. 4. Củng cố: Thu bài, nhận xét giờ viết bài. 5.Hướng dẫn học tập: Đọc 1 số bài văn hay, văn chọn lọc. Chuẩn bị bài mới:CácTP chính của câu.
Tài liệu đính kèm: