Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 95: Ẩn dụ - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 95: Ẩn dụ - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007

A.Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

Giúp học sinh:

- Nắm vững khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.

- Hiểu và nhớ được các tác dụng của ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa và tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng Tiếng Việt.

2. Kĩ năng.

- Bước đầu có kĩ năng tự tạo ra một số ẩn dụ.

3. Thái độ.

- Có ý thức học hỏi, sưu tầm.

B. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.

* Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.

C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.

 HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ.

Các kiểu nhân hóa? Bài tập 4.

 HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài.

 HOẠT ĐỘNG 3: Hình thành kiến thức mới.

ẩn dụ là một trong những biện pháp nghệ thuật tu từ. Trong sáng tác thơ văn các tác giả thường hay sử dụng. Vậy ẩn dụ là gì? Tác dụng như thế nào?

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 95: Ẩn dụ - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 95 
Ngày dạy: ẩn dụ
A.Mục tiờu cần đạt.
1. Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Nắm vững khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
- Hiểu và nhớ được các tác dụng của ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa và tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng Tiếng Việt.
2. Kĩ năng.
- Bước đầu có kĩ năng tự tạo ra một số ẩn dụ.
3. Thái độ.
- Có ý thức học hỏi, sưu tầm.
B. Chuẩn bị: 
* Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.
* Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Các kiểu nhân hóa? Bài tập 4.
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
 Hoạt động 3: Hình thành kiến thức mới.
ẩn dụ là một trong những biện pháp nghệ thuật tu từ. Trong sáng tác thơ văn các tác giả thường hay sử dụng. Vậy ẩn dụ là gì? Tác dụng như thế nào? 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
GV cho học sinh đọc ví dụ.
Cụm từ '' người cha '' trong đoạn thơ chỉ ai?
? Tại sao em biết được điều đó? ( dựa vào ngữ cảnh của khổ thơ và bài thơ )
GV đưa thêm ví dụ:
Người là Cha, là Bác, là Anh.
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.
 ( Tố Hữu )
? Cụm từ '' người cha '' trong thơ Minh Huệ và Tố Hữu có gì giống và khác nhau?
? Nếu dùng phép so sánh thì trong câu thơ của Minh Huệ phải nói đầy đủ như thế nào?
Bác Hồ ( A ) là vị cha già của dân tộc ( B ).
GV khái quát: Khi phép so sánh có cấu tạo như trong câu thơ của Minh Huệ, người ta gọi là ẩn dụ ( so sánh lược bỏ vế A - so sánh ngầm ).
? Thế nào là ẩn dụ? Tác dụng?
GV cho học sinh làm bài tập 2 ( c, d ).
Tìm các hình ảnh ẩn dụ trong những câu sau?
c. Thuyền, bến
d. Mặt trời trong lăng.
GV gọi học sinh đọc ví dụ
? Những từ in đậm trong câu thơ được dùng để chỉ những hình tượng, sự vật nào? Vì sao có thể ví như vậy?
( Hình ảnh hoa đỏ dâm bụt khe khẽ đung đưa trong gió như ngọn lửa đang cháy )
? Đọc câu văn của Nguyễn Tuân? Theo em cụm từ '' Thấy nắng giòn tan " có gì đặc biệt?
GV: Đây là cách so sánh đặc biệt vì có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác. Tạo nên sự liên tưởng thú vị.
GV cho học sinh quan sát lại trường hợp ở mục I.
Người cha - Bác Hồ có nét tương đồng về phẩm chất.
? Từ các ví dụ ở phần I - II. Hãy nêu một số kiểu tương đồng giữa sự vật, hiện tượng thường được sử dụng để tạo ẩn dụ?
GV khái quát lại toàn bài.
- Nhắc lại khái niệm
- Xác định
- Nghe
- Phát hiện
- Độc lập
- Nhận xét
- Nghe
- Trình bày
- Thực hiện
- Phát hiện
- Nhận xét
- Đọc ghi nhớ
- Thực hiện
- Thực hiện
I. ẩn dụ là gì?
1. Ví dụ.
a. Cụm từ '' người cha '' chỉ Bác Hồ.
- Nét tương đồng ( cơ sở ) giữa Bác và người cha: Có những phẩm chất giống nhau ( Tuổi tác, tình thương, sự chăm sóc chu đáo với con ).
b. So sánh.
* Giống: Đều so sánh Bác Hồ với người cha.
* Khác:
- Minh Huệ: lược bỏ vế A, còn vế B.
- Tố Hữu: Câu thơ còn nguyên vẹn vế A, B.
2. Ghi nhớ ( SGK ).
c.- Thuyền: hình ảnh ẩn dụ chỉ người ra đi
- Bến: hình ảnh ẩn dụ chỉ người ở lại.
d. Mặt trời trong lăng: ẩn dụ chỉ Bác Hồ ( tác giả dùng từ mặt trời để chỉ Bác Hồ - vị lãnh tụ của dân tộc - Người như mặt trời soi sáng, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm đi tới tương lai độc lập - tự do - hạnh phúc.
II. Các kiểu ẩn dụ
1. Ví dụ.
a. Chỉ hành dâm bụt trước nhà Bác.
- Lửa hồng: chỉ màu đỏ của hoa dâm bụt ( dựa vào hình thức tương đồng )
- Thắp: Chỉ sự nở hoa ( giống nhau về cách thức )
b. Nắng giòn tan
- Động từ hoạt động của thị giác ( đối tượng của thị giác là kích thước, màu sắc, ánh sáng ).
- Nắng giòn tan: cách ví von kì lạ.
Vì: giòn tan là âm thanh, đối tượng của thính giác lại được dùng cho đối tượng của thị giác.
2. Ghi nhớ ( SGK ).
Hoạt động 3: Luyện tập.
Nêu yêu cầu bài tập 1
GV cho học sinh thảo luận nhóm.
GV gọi đại diện nhóm trình bày.
GV gọi học sinh đọc bài tập 2
? Tìm ẩn dụ, nêu các nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau?
? Tìm ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong những câu văn, câu thơ sau?
GV cho học sinh thảo luận nhóm. Mỗi nhóm ghi khái quát vào phiếu học tập
- Nêu yêu cầu
- Thực hiện
- Thực hiện
- Phát hiện
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
 * So sánh đặc điểm và tác dụng của 3 cách diễn đạt.
- Cách 1: điễn đạt bình thường.
- Cách 2: Sử dụng so sánh ( Bác Hồ như người cha )
- Cách 3: sử dụng ẩn dụ: ngừi cha.
* ẩn dụ có tác dụng tạo liên tưởng thú vị câu mới có tính hàm xúc.
2. Bài tập 2.
a. Ăn quả: có nét tương đồng về cách thức với sự hưởng thụ thành quả lao động.
- Kẻ trồng cây: có nét tương đồng về phẩm chất với người lao động, người gây dựng tạo ra thành quả - Khuyên chúng ta khi được hưởng thụ thành quả phải nhớ đến công lao người lao động vất vả mới tạo ra thành quả đó.
b. Mực, đen, đèn , sáng: tương đồng phẩm chất.
3. Bài tập 3.
a. Chảy
b. Chảy
c. Mỏng
d. Ướt
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học sinh nhắc lại: ẩn dụ là gì? Các kiểu ẩn dụ? 
- Làm bài tập 
- Chuẩn bị bài: Luyện nói về văn miêu tả.

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng Viet 6 - Tiet 95.doc