A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
1. Kiến thức
- Tình cảm của người em đối với người anh.
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuậy kể chuyện.
- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.
- Đọc - hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.
- Kể tóm tắt câu chuyện trong đoạn văn ngắn.
B. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Giáo án tranh vẽ
- Trò : Soạn bài
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
*Hoạt động 1: Khởi động:
1. Tổ chức: 6A : .
6B : .
2 .Kiểm tra bài cũ :
- Muốn tả được, tả hay, tả đúng thì người ta cần dạt những yêu cầu gì ?(học sinh trả lời như ghi nhớ 28.SGK)
3.Bài mới:
- Tác giả Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ, xuất hiện trong văn học thời kì đổi mới đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của bạn đọc, trong đó có truyện “ Bức tranh của em gái tôi” đoại giải nhì trong cuộc thi viết “ Tương lai vẫy gọi”của báo TNTP
Ngày soạn : 28/1/2012 Ngày giảng : 6A :.. 6B :.. Tiết 81: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (T1) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : 1. Kiến thức - Tình cảm của người em đối với người anh. - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuậy kể chuyện. - Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính. 2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật. - Đọc - hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật. - Kể tóm tắt câu chuyện trong đoạn văn ngắn. B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án tranh vẽ - Trò : Soạn bài C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: *Hoạt động 1: Khởi động: 1. Tổ chức: 6A :.. 6B :.. 2 .Kiểm tra bài cũ : - Muốn tả được, tả hay, tả đúng thì người ta cần dạt những yêu cầu gì ?(học sinh trả lời như ghi nhớ 28.SGK) 3.Bài mới: - Tác giả Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ, xuất hiện trong văn học thời kì đổi mới đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của bạn đọc, trong đó có truyện “ Bức tranh của em gái tôi” đoại giải nhì trong cuộc thi viết “ Tương lai vẫy gọi”của báo TNTP *Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản: Cho học sinh đọc phần chú thích*(SGK) -> đã được giới thiệu trong phần giới thiệu bài mới - GV hướng dẫn học sinh đọc: đọc giọng của nhân vật kể chuyện, ở đây là người anh kể về cô em gái, biến đổi theo tâm trạng nhân vật và diễn biến câu chuyện. -Gọi 2 học sinh tóm tắt truyện . H. Nhân vật chình trong truyện là ai ? Vì sao em cho đó là nhân vật chính ? -> học sinh có thể chọn: người anh ; là cô em gái Kiều Phương hoặc cả hai anh em -> giáo viên lý giải cho học sinh : có thể thể coi hai nhân vật là 2 nhân vật chính nhưng trong đó người anh là nhân vật trung tâm vì chuyện chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự thức tỉnh của nhân vật người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt câu chuyện -> nhân vật người anh có vị trí quan trọng hơn. H. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Bằng lời của nhân vật nào ? (ngôi thứ nhất bằng lời của nhân vật người anh ) H. Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì ? (có thể miêu tả tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên bằng lời của chính nhân vật ấy) - GV chuyển sang mục II H. Thoạt đầu khi thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh có thái độ và suy nghĩ như thế nào ? (người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn của kẻ cả, không cần để ý em đã vẽ gì ) H. Tại sao bé Kiều Phương có tên là “Mèo con” ? Điều đó giúp em hiểu thêm gì về nhân vật người anh đối với người em gái Kiều Phương ? (đó là cái tên mà người anh đã đặt cho em gái khi thấy mặt mũi của Kiều Phương lúc nào cũng bị bôi bẩn -> coi Kiều Phương là trẻ con, còn mình là người lớn ) H. Lúc tài năng của Kiều Phương được phát hiện thì tâm trạng của mọi người ra sao ? (ngạc nhiên -> vui mừng, sung sướng) H. Còn tâm trạng của người anh thì như thế nào ? H. Tại sao cậu ta cảm thấy buồn và thất vọng? (vì thấy mình không có một tài năng nào, thấy mình bị cả nhà lãng quên) H. Và từ đó, cậu ta nảy sinh thái độ gì ? (khó chịu, hay gắt gỏng với em và không thể thân với em như trước nửa) H. Em có nhận xét , suy nghĩ như thế nào về tính tự ái, mặc cảm và tự ti của người anh ? từ đó liên hệ đến bản thân mình, bạn mình ? -> học sinh thảo luận (đó là một tính xấu nhưng rất tự nhiên rất phù hợp với tâm lý tuổi thiêu niên đang có ý thức tự khẳng định mình mà hầu như ở thiếu niên nào cũngcó ) H. Có người nhận xét : “ Mặc dù đang tự khẳng định mình nhưng người anh vẫn chưa thoát khỏi hoàn toàn tính trẻ con”. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Dựa vào đâu mà em khẳng định như vậy? (ý kiến trên là đúng : người anh vẫn còn mang tính trẻ con khi lén xem tranh của em ) H. Sau khi xem lén những bức tranh đó, tâm trang của người anh có gì thay đổi? (thở dài thể hiện sự buồn nản, bất lực, cay đắng, thầm cảm phục tài năng của em ) H. Tâm trạng có sự biến đổi, vậy thái độ đối với người em có gì thay đổi không ? thay đổi như thế nào ? (có thay đổi: càng khó chịu hơn: hay gắt gỏng, bực bội, xét nét với em hơn) H. Trước thành công bất ngờ của em gái, người anh đã có thái độ như thế nào ? ® gọi học sinh đọc đoạn “ trong gian phòng lớn...em con đấy” H. Em có nhận xét gì về những chi tiết ở cuối truyện ? (chi tiết tạo tình huống quan trọng, tạo điểm nút của diễn biến tâm trạng nhân vật người anh) H. Đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của em gái, người anh có thái độ gì ? H. Giải nghĩa từ “Giật sững” , “thôi miên” (Giật sững là từ ghép: giật mình và sững sờ ; “Thôi miên” chú thích 4/ SGK ) H. Thái độ giật sững thôi miên nói lên tâm trạng lúc này như thế nào ? ® học sinh trả lời ® giáo viên ghi bảng H. Theo em người anh bất ngờ về điều gì ? ( trước tiên là bức tranh vẽ chính cậu ta ; hình ảnh của mình qua cái nhìn của em gái ) H. Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của người anh từ bất ngờ, ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ ?® cho học sinh thảo luận ® đại diện trả lời ® giáo viên kết luận ( bất ngờ ngạc nhiên vì đứa em gái bấy lâu mình coi thường, ghen ghét lại vẽ về mình, coi mình là người thân thiết nhất, bức tranh đẹp ngoài sức tưởng tượng của người anh +Hãnh diện vì cậu thấy mình rất đẹp trong bức tranh. + Xấu hổ vì tự nhận ra được những yếu kếm của mình, thấy mình không xứng đáng ) H. Câu nói thầm của người ở cuối truyện thể hiện điều gì ?® học sinh trả lời ® giáo viên nhận xét ghi bảng I. Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc, Tóm tắt văn bản: 2. Chú thích:SGK II Phân tích văn bản : 1. Diễn biến tâm trạng và thái độ của nhân vật người anh: * Khi thấy em vẽ : không cần để ý . * Khi tài năng Kiều Phương bộc lộ - Buồn, thất vọng về mình - Khó chịu, gắt gỏng với em. - Lén xem tranh của em - Buồn bã, cảm phục tài năng của em gái. - Càng bực bội xét nét với em * Khi Kiều Phương thành công: Thờ ơ, miễn cưỡng trước thành công của em . * Khi đứng trước bức tranh của em gái (tình huống quan trọng, điểm nút ) - Giật sững, thôi miên. - Bất ngờ, ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ - Thức tỉnh, nhận ra nhược điểm của mình và tấm lòng của em gái *Hoạt đông 3: Luyện tâp: H. Tóm lại, em thấy nhân vật người anh đáng yêu hay đáng ghét ® học sinh tự do phát biểu, tranh luận, bảo vệ ý kiến của mình ® cuối cùng giáo viên kết luận: người anh đáng trách nhưng cũng đáng thông cảm vì những nhựơc điểm trên chắc chắn chỉ nhất thời. Sự hối hận, day dứt, nhận ra tài năng, quan trọng hơn là nhận ra tâm hồn trong sáng, nhân hậu của em gái, chứng tỏ cậu ta cũng biết sửa mình, muốn vươn lên , cũng biêt ghen ghét đố kỵ là xấu xa *Hoạt động 4: Củng cố, HDVN 4. Củng cố: Em có nhận xét gì về nhân vật người anh? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc ghi nhớ - Hoàn thành bài tập - Soạn bài “ Bức tranh của người em gái tôi”( tiếp theo) Ngày soạn : 28/1/2012 Ngày giảng : 6A :.. 6B :.. Tiết 82 : BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (t2) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : 1. Kiến thức - Tình cảm của người em đối với người anh. - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuậy kể chuyện. - Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính. 2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật. - Đọc - hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật. - Kể tóm tắt câu chuyện trong đoạn văn ngắn. B. CHUẨN BỊ: - GV: Nội dung bài giảng - HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: *Hoạt động 1: Khởi động: 1. Tổ chức: 6A :.. 6B :.. 2.Kiểm tra bài cũ : Cho biết diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh trai trong tác phẩm” Bức tranh của em gái tôi” (Trả lời: Phần II, mục 1 Tiết82) 3 .Giới thiệu: * Hoạt động: Đọc hiểu văn bản: - GV chuyển ý sang mục 2. H. Hãy tìm những chi tiết miêu tả bé Kiều Phương? ® học sinh phát hiện ® giáo viên nhận xét , cho gạch chân vào SGK (về ngoại hình: mặt luôn bị bẩn, lem luốc,...; Về cử chỉ, hành động : lục lọi các đồ vật , tự chế màu vẽ,...) H. Niêm say mê lớn nhất của bé Kiều Phương là gì ? H. Kiều Phương có thái độ và quan hệ với anh như thế nào ? (vui vẻ, chấp nhận tên meo, lén anh đi vẽ, mặc dù anh xa lánh nhưng vẫn thân mật, cố gần anh..) H. Qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, thái độ... đó, em nhận ra Kiều Phương là một đứa bé như thế nào ? H. Từ khi tài năng được phát hiện, được mọi người quan tâm thì thái độ của Kiều Phương đối với anh trai có thay đổi không ? Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó ? ( không hề thay đổi, vẫn hồn nhiên trong sáng, dành cho anh những tình cảm tốt đẹp: “vẽ anh”, “ôm cổ anh”, thì thầm vào tai”...Vẽ anh đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn ) H. Vậy có thể nói qua bức tranh “anh trai tôi”em cảm nhận được ở Kiều Phương những nét tính cách, phẩm chất nổi bật nào ? - GV nói : Soi vào bức tranh ấy cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của cô em gái Kiều Phương, chính tâm hồn ấy đã giúp đỡ người anh nhìn lại mình một cách rõ hơn để vượt lên những hạn chế của sự đố kị và tự ti . H. Từ câu chuyện trên , em rút ra bài học gì về thái độ ứng xử trước tài năng hay thành công của người khác ? ( trước tài năng hay thành công của người khác, mỗi người cần vượt qua sự mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thật sự chân thành. Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con vượt lên trên bản thân mình) * GV chuyển sang phần tổng kết . H. Theo em trong văn bản này, tác giả đã dùng những phương thức biểu đạt nào ? (tự sự và miêu tả) H. Em học tập được gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả ? (miêu tả diễn biến tâm trang tinh tế, có quá trình lôgich) H. Qua đó làm nổi bậc chủ đề của truyện là gì ? ® học sinh trả lời ® giáo viên chốt ý , cho học sinh đọc ghi nhớ *Hoạt động 3: ® giáo viên gọi ý cho học sinh viết đoạn ® cho học sinh viết 5’ ® gọi học sinh khác đọc® giáo viên uốn nắn, sửa chữa - Cho học sinh đọc phần đọc thêm (SGK) - Giải thích 2 câu châm ngôn II. Phân tích văn bản: 2 Nhân vật Kiều Phương -cô em gái - Say mê môn vẽ. -Tò mò hiếu động, có năng khiếu, hồn nhiên - Tình cảm trong sáng, tấm lòng nhân hậu III.Tổng kết: * Ghi nhớ : 35/ SGK) IV. Luyện tập: 1. Viết đoạn văn: 2. Tả lại thái độ của người xung quanh trước thành tích của một thành viên * Hoạt động 4: Củng cố, HDVN: 4. Củng cố: GV hệ thống bài học sau hai tiết 5.Hướng dẫn về nhà - Học thuộc ghi nhớ - Hoàn thành bài tập - Soạn bài “ Luyện nói, quan sát , tưởng tượng....” Ngày soạn : 28/1/2012 Ngàygiảng : 6A :.. 6B :.. Tiết 83 LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT , TƯỞNG TƯỢNG , SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức - Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói. - Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả, - Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể. 2. Kỹ năng: - Sắp xếp các ý theo một trinh tự hợp lí. - Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói. - Nói trước tập thể lớp thật rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên. B. CHUẨN BỊ: -Học sinh : Sách vở , dụng cụ học tập , bảng phụ , theo tổ , chuẩn bị bài -Giáo viên : Sách giáo viên , học sinh , bài soạn C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * HĐ 1: Khởi động 1. Tổ chức lớp: 6A.. 6B.. 2. Kiểm tra: Vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả ? 3. Bài mới:(Giới thiệu bài ) * HĐ 2: Chuẩn bị *Từ truyện"Bức tranh" của em gái tôi, lập dàn ý để nói ý kiến. - Theo em, Kieàu Phương là người như thế nào ? Từ các chi tiết trong truyện về nhân vật này, hãy miêu tả lại theo tưởng tượng của con về: - Hình dáng? - Tích cách? ? Anh của Kiểu Phương là người như thế nào? Hình ảnh người anh hùng trong bức tranh anh thực của Kiều Phương có khác nhau không? * HĐ 2: Luyện tập Hãy trình bày cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình (chú ye làm nỗi bật hình ảnh người mình đang miêu tả = so sánh và nhận xét của bản thân. Lập dàn ý miêu tả đêm trăng nơi em ở theo gợi ý: - Đó là đêm trăng như thế nào? - Đêm trăng đó có gì đặc sắc; tiêu điểm: bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối nhà cửa đường làng gõ phố, ánh trăng? (Chú ý những liên tưởng, so sánh). - Nhận xét (MB) - Quan sát, tưởng tượng, so sánh Þ Trình bày. - G. H nhận xét bổ sung. Để miêu tả cho các bạn thấy 1 đêm trăng đẹp em sẽ so sánh những hình ảnh trên như thê nào?Dựa vào dàn ý trên, hãy nói trước các bạn về đêm trăng ấy? I, Tìm hiểu bài: 1, Bài tập 1: a, Kiều Phương - Hình dáng: gầy, thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh. - Tính cách: Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng, tài năng. - Thực ra thì không khác hình ảnh trong bức tranh tích cách người anh qua cái nhìn trông sáng sủa, đẹp trai. b. Người anh: - Hình dáng: gầy, cao, sáng sủa, đẹp trai. - Tính cách: Ghen tỵ, nhỏ nhen, mặc cảm, ân hận, ăn năn hối lỗi. II. Luyện nói: 1, Lập dàn ý 2, Nói theo dàn ý 3, Tả đêm trăng - Mỗi nhóm cử đại diện nói trước lớp. Þ G. và H. nhận xét. - Một đêm trăng đẹp tuyệt. Bầu trời, mặt đất đều tắm trong ánh trăng (MB). - Trăng là cái liềm vàng giữa đồng sao. + Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. (Nam Cao). + Trăng tỏa sáng, soi vào các gợn sóng lăn tăn tựa hồ hàng muôn ngàn con rắn vàng bò trên mặt nước. (Phân tích) Þ So sánh, tưởng tượng * HĐ 4: Củng cố, HDVN: 4. Củng cố: - GV nhận xét giờ học. 5. HDVN: - Chuẩn bị các đề bài còn lại trong SGK. Ngày soạn : 28/1/2012 Ngàygiảng : 6A :.. 6B :.. Tiết 84 LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT , TƯỞNG TƯỢNG , SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức - Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói. - Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả, - Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể. 2. Kỹ năng: - Sắp xếp các ý theo một trinh tự hợp lí. - Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói. - Nói trước tập thể lớp thật rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên. B. CHUẨN BỊ: -Học sinh : Sách vở , dụng cụ học tập , bảng phụ , theo tổ , chuẩn bị bài -Giáo viên : Sách giáo viên , học sinh , bài soạn C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * HĐ 1: Khởi động 1. Tổ chức lớp: 6A.. 6B.. 2. Kiểm tra: Vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả ? * Hoạt động 2 : Chuẩn bị : * Hoạt động 3 : Lập dàn ý về cảnh bình minh trên biển? - Trong khi miêu tả, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh với những gì? - Nêu dàn ý lớn. - Yêu cầu học sinh nói theo dàn ý đã chuẩn bị trước- GV nhận xét. Từ 1 truyện cổ đã học, em hãy miêu tả hình ảnh dũng sỹ theo tưởng tượng của mình Một hoàng tử, công chúa theo tưởng tượng của em? GV lưu ý học sinh: Trong truyện cổ tích, người dũng sỹ xuất hiện khá nhiều. Họ đều là những nhân vật đẹp, nhân hậu và đặc biệt khoẻ mạnh và dũng cảm. III, Luyện tập 1- Bài tập 4 - Biển: đục ngầu, cuồn cuộn sóng như lên cơn thịnh nộ. - Mặt trời: Quả cầu lửa - Bầu trời: Trong veo, rực sáng. - Mặt biển: Gợn sóng lăn tăn - Sóng biển: dịu dàng xô bờ - Bãi cát: trải dài như.... - Những con thuyền mệt mỏi, uể oải, nằm ghếch đầu lên bãi cát. 2- Bài tập 5. - Học sinh thảo luận, trình bày bài tập theo yêu cầu của giáo viên. 3. Bài tập 6: Viết phần thân bài cho bài tập số 3 (Tả lại đêm trăng). Học sinh viết bài. *HĐ4: Củng cố, HDVN: 4.Củng cố Câu 1: Yêu cầu nào không phù hợp với một bài văn nói ? A: Văn bản ngắn gọn , xúc tích B: Ý tứ rõ ràng , mạch lạc C: Ngôn ngữ trong sáng , dễ hiểu D: Lời lẻ bóng bẩy , đưa đẩy Câu 2: Đâu là ý kiến không đúng trong hai ý kiến sau ? A: Khi trình bày một bài văn nói , cần phải chuẩn bị trước nội dung định nói bằng một hệ thống dàn ý B: Khi trình bày một bài văn nói , chỉ cần nói ra hết những điều mình nghĩ, không cần chuẩn bị trước dàn ý. 5.HDVN - Cần xem lại các bài tập luyện nói - Soạn bài “Vượt thác” (Võ Quảng)
Tài liệu đính kèm: