A.Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình và vượt lên lòng tự ái.
- Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.
2. Kĩ năng.
- Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.
3. Thái độ.
- Biết nghe những lời dạy bảo của mọi người để từ đó sửa chữa những lỗi lầm mà mình đã mắc phải.
B. Chuẩn bị:
* Giỏo viờn: Chuẩn bị nội dung lên lớp.
* Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.
* Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ
? Trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài '' Sông nước Cà Mau ''.
* Hoạt động 2: GIỚI THIỆU BÀI
Trong cuộc sống thường ngày, ai cũng có thể phạm sai lầm, có thể có những lúc hành động hay suy nghĩ chưa thật đúng. Nhưng vấn đề là phải biết nhận ra lỗi lầm của mình, biết khắc phục để vươn lên.
Có những sự ân hận, hối lỗi làm cho tâm hồn ta trong trẻo hơn, lắng dịu hơn. Truyện ngắn '' Bức tranh của em gái tôi '' viết về anh em Kiều Phương đã rất thành công trong việc thể hiện chủ đề tế nhị đó.
Ngày soạn: Bài 20: Bức tranh của em gái tôi Ngày dạy: ( Tạ Duy Anh ) Tiết 80 - 81: Đọc - hiểu văn bản A.Mục tiờu cần đạt. 1. Kiến thức. Giúp học sinh: - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình và vượt lên lòng tự ái. - Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác. 2. Kĩ năng. - Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm. 3. Thái độ. - Biết nghe những lời dạy bảo của mọi người để từ đó sửa chữa những lỗi lầm mà mình đã mắc phải. B. Chuẩn bị: * Giỏo viờn: Chuẩn bị nội dung lên lớp. * Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi. C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động. * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ? Trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài '' Sông nước Cà Mau ''. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài Trong cuộc sống thường ngày, ai cũng có thể phạm sai lầm, có thể có những lúc hành động hay suy nghĩ chưa thật đúng. Nhưng vấn đề là phải biết nhận ra lỗi lầm của mình, biết khắc phục để vươn lên. Có những sự ân hận, hối lỗi làm cho tâm hồn ta trong trẻo hơn, lắng dịu hơn. Truyện ngắn '' Bức tranh của em gái tôi '' viết về anh em Kiều Phương đã rất thành công trong việc thể hiện chủ đề tế nhị đó. * Hoạt động 3: Đọc - Hiểu văn bản Hoạt động của học sinh Hoạt động của h/s Nội dung cần đạt GV gọi học sinh đọc chú thích SGK. ? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Tạ Duy Anh và tác phẩm? GV: Nêu yêu cầu đọc. Đọc to, rõ ràng, phân biệt rõ lời kể, lời đối thoại, diễn biến tâm lí của người anh qua các chặng. - Giáo viên đọc mẫu, 2 học sinh đọc bài. - Học sinh nhận xét. ? Kể tóm tắt truyện. Em gái tôi là Kiều Phương. Nhưng tôi hay gọi nó là Mèo. Mèo tự chế ra những lọ phẩm màu để vẽ. Chú Tiến Lê là một họa sĩ đến chơi đã phát hiện ra tài năng hội họa của mèo. Cả nhà vui mừng tạo điều kiện cho mèo phát triển tài năng, chỉ có tôi là thầm ghen tị với nó. Chú Tiến Lê giới thiệu mèo tham dự cuộc thi vẽ, mèo đạt giải nhất. - Nó rủ tôi đi nhận giải thưởng cùng. - Khi xem tranh tôi nhận ra mình với khuôn mặt hoàn hảo, đáng yêu. Tôi thấy xấu hổ vì thói ghen tuông nhỏ nhen của mình, không dám nhận là mình trong tranh. ? Giải nghĩa các từ : thiên tài, năng khiếu, nhân hậu? ? Truyện có những nhân vật nào?Theo em nhân vật trung tâm là ai? Vì sao em xác định đó là nhân vật trung tâm? ? Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì? ? Trong tác phẩm, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào? ? Nội dung văn bản được kể theo trình tự nào? GV: Để cảm nhận sâu hơn nội dung tư tưởng của tác phẩm chung ta đi tìm hiểu phần II. ? Tâm trạng của người anh được khắc họa qua những thời điểm nào? ? Tìm những chi tiết biểu hiện thái độ của người anh với cô em gái Kiều Phương trong cuộc sống hàng ngày? ? Qua những việc làm trên cho thấy thái độ của người anh đối với em như thế nào? GV gọi học sinh đọc từ '' Nhưng mọi bí mật...gắt um lên'' ? Tài năng của em được phát hiện khi nào? ? Khi phát hiện ra tài năng đặc biệt của người em, thái độ của mọi người ra sao? Tâm trạng của người anh thế nào? ? Vì sao người anh lại có tâm trạng như vậy? GV khái quát: Vốn coi thường em, lúc nào cũng... ? Em đánh giá như thế nào về hành vi, thái độ của người anh? ? Từ những dằn vặt, suy nghĩ đó, người anh quyết định làm việc gì? GV cho học sinh chú ý đoạn: '' Tôi quyết định làm một việc...tiếng thở dài '' ? Sau khi đã lén xem trộm tranh của em, gấp lại những bức tranh người anh '' lén trút ra một tiếng thở dài ''... ? Em hiểu gì về tâm trạng người anh ẩn đằng sau tiếng thở dài ấy? ? Nhận ra sự thật ấy, thái độ của người anh đối với em ra sao? GV: Tình huống quan trọng tạo ra nút điểm của diễn biến tâm trạng nhân vật người anh cuối truyện khi cậu đứng trước bức vẽ đạt giải của em gái. ? Mô tả lại bức tranh của người em? ? Tác giả viết: '' Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ ''. Theo em, đó là thứ ánh sáng gì? GV cho học sinh đọc thầm đoạn cuối. ? Phân tích diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh? ? Người anh ngạc nhiên vì sao? ? Tại sao người anh lại xấu hổ? GV: Rõ ràng em không vẽ bức chân dung người anh bằng dáng vẻ hiện tại mà bằng tình yêu, lòng nhân hậu bao dung, tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của người anh. Chính điều đó đã làm thức tỉnh trong lòng người anh lọng tự trọng, biết nhận ra tính xấu của mình, muốn vươn lên để tự hoàn thiện mình. ? Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả? GV: Bên cạnh nhân vật người anh, cô em gái Kiều Phương cũng khá ấn tượng với người đọc. Nhân vật người em gái được giới thiệu như thế nào? Tình cảm đối với anh ra sao? ? Nhân vật Kiều Phương được khắc họa qua những phương diện nào? ? Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của Kiều Phương? ? Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? GV: Đó là những đặc điểm của nhân vật người em - bé Kiều Phương, theo em đặc điểm nào nổi bật và đáng yêu nhất ở nhân vật này? ? Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện? ? Câu hỏi của người mẹ ở cuối truyện có nhiều hàm ý sâu xa. Thử phân tích ý nghĩa của câu nói đó? ? Học xong truyện, em tự rút ra được cho mình được bài học gì? ? Từ đó rút ra bài học về thái độ và cách ứng xử với mọi người như thế nào? ? Em học tập được gì về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật? ? Em cảm nhận được gì về nội dung, tình cảm của các nhân vật? GV: gọi học sinh đọc ghi nhớ. ? Tóm tắt ngắn gọn truyện? ? Viết đoạn văn ngắn thuật lại tâm trạng người anhkhi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em? - Đọc - Thực hiện - Nghe - Đọc nối tiếp -Kể - Giải nghĩa - Độc lập - Xác định - Phát hiện - Độc lập - Trình bày - Lí giải - Khái quát - Độc lập Khái quát - Đọc - Phát hiện - Phát hiện - Lí giải - Nghe - Thảo luận nhóm 2 - Phát hiện - Đọc - Cảm nhận - Phát hiện - Nghe - Mô tả - Giải thích - Đọc - Phân tích - Suy luận - Lí giải - Nghe - Nhận xét - Nghe - Phát hiện - Phát hiện - Thảo luận nhóm - Bộc lộ - Nhận xét - Phân tích - Rút ra bài học - Rút ra bài học - Độc lập - Bộc lộ - Đọc - Tóm tắt - Thực hiện I. Đọc - tiếp xúc văn bản 1. Tác giả, tác phẩm. - Tạ Duy Anh là cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kì đổi mới. - Tác phẩm đoạt giải nhì trong cuộc thi viết về '' tương lai vẫy gọi'' của báo thiếu niên tiền phong ( Không có giải nhất ). 2. Đọc - tóm tắt truyện. * Kể *Từ khó. - Thiên tài: người có khả năng đặc biệt từ bẩm sinh. - Năng khiếu: khả năng đặc biệt về một mặt nào đó. - Nhân hậu: giàu lòng yêu thương * Cấu trúc văn bản. - Truyện có các nhân vật: Mèo con, anh trai, chú Tiến Lê, bố, mẹ. - Người anh là nhân vật trung tâm của truyện, còn người em là các nhân vật chín ( các nhân vật khác là phụ ) Vì chủ ý của tác giả không phải ở chỗ khẳng định năng khiếu hay ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cô em gái mà là nói về sự thức tỉnh của người anh. - Truyện được kể theo ngôi thứ nhất qua lời kể và suy nghĩ của người anh. - Tự sự, biểu cảm. - Tác dụng: Miêu tả tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên bằng lời của chính nhân vật ấy. Câu chuyện sẽ trở nên chân thực, khách quan hơnvà độ tin cậy của câu chuyện cũng cao hơn. II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Diễn biến tâm trạng của người anh. - Từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ. - Khi tài năng hội họa của em được phát hiện.- Khi lén xem những bức vẽ của em. - Khi đứng trước bức trnh được giả nhất của em. * Tâm trạng, thái độ của người anh từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ. - Gọi em là mèo, luôn quát mắng, xét nét em. - lén theo dõi em... - Coi thường, bực bội, giọng kẻ cả của người làm anh. * Tâm trạng của người anh khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện. - Khi chú Tiến Lê đến nhà chơi - Mọi người ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng. - Riêng người anh buồn, thấy mình thành người thừa, bị đẩy ra ngoài. - Người anh buồn, không thân với em nữa vì ghen ghét, đố kị với tài năng của em. - Đây là biểu hiện tâm lí dễ gặp ở mỗi người, nhất là ở tuổi thiếu niên, đó là lòng tự ái và mặc cảm, tự ti khi thấy ở người khác có tài năng nổi bật, Chính mặc cảm đó đã khiến người anh không thân... * Khi lén xem trộm những bức tranh của em - Tiếng thở dài thể hiện sự buồn nản, bất lực, cay đắng. Vì: Buộc phải thừa nhận tài năng của người em và vì thương cho cả mình nữa...'' chẳng có một năng khiếu gì ?'' - Người anh càng tở nên hay gắt gỏng và cáu giận vô lí với em. * Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải của người em. - ánh sáng của lòng mong ước, sự tin tưởng... * Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh đoạt giải của em. - Ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ muốn khóc. Vì: + Người trong bức tranh lại chính là cậu. + Ngạc nhiên nữa không ngờ '' người '' trong tranh lại hoàn hảo như vậy. + Hãnh diện vì hình ảnh của cậu trong tranh sao mà đẹp thế. + Xấu hổ. Vì: tự nhận ra những yếu kém của mình, thấy mình không xứng đáng được như vậy. - Tác giả quan sát tỉ mỉ, miêu tả sinh động, tịnh tế diễn biến tâm lí của nhân vật. Vì vậy: Vấn đề tác giả đề cập rất đơn giản nhưng vẫn không thiếu phần hấp dẫn. 2. Nhân vật người em - Cô bé Kiều Phương. - Qua ngoại hình ( nét mặt ) - Cử chỉ hành động ( sự tò mò, hiếu động, tự ché màu vẽ...) - Thái độ với người anh. - Kiều Phương là một cô bé tò mò, hiếu động, thông minh, nhanh nhẹn. Đặc biệt là tấm lòng nhân hậu, độ lượng. - Tấm lòng nhan hậu, độ lượng, vị tha. - Kết thúc hay và bất ngờ. - ẩn ý + Ngoài đời liệu con có được hoàn hảo như trong tranh. + Em gái vẽ con như thế có đúng như hình ảnh thật của con không? hay vì yêu quí anh nen nó đã vẽ đẹp như vậy? - Ghen ghét, đố kị trước tài năng của người khác là rất xấu. Với người thân thì điều đó lại càng xấu hơn. - Tự ái, tự ti cá nhân cũng là những hạn chế, nhược điểm cần khắc phục. - Lòng nhân ái, độ lượng bao dungmột cách trong sáng, hồn nhiên là đức tính rất cần phát huy. Nó góp phần giúp con người chiến thắng bản thân, chiến thắng, hạn chế nhược điẻm của mình để vươn tới thành công. - Trước thành công và tài năng của người khác, mỗi con người cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti... - Lòng nhân hậu và sự độ lượngcó thể giúp con người tự vượt lên bản thân mình. III. Tổng kết. *Nghệ thuật. Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và lô gíc. * Nội dung. - Tình cảm trong sáng hồn nhiên và độ lượng, nhân hậu của cô em gái đã giúp người anh nhận ra sự hạn chế của chính mình. * Ghi nhớ ( SGK ). IV.Luyện tập *Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà - Học bài. - Viết hoàn chỉnh đoạn văn - Chuẩn bị: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng và so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
Tài liệu đính kèm: