Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 6: Từ mượn - Nguyễn Thị Mai

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 6: Từ mượn - Nguyễn Thị Mai

TỪ MƯỢN

 Tiết 6 T2 A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp

 Soạn 8/9/06 - Hiểu được thế nào là từ mượn

 - Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong nói và

 viết.

 B/ Chuẩn bị:

 - GV: Ghi các ví dụ cần phân tích vào bảng phụ

 - HS: Tìm một số từ mượn tiếng nước ngoài.

 C/ Các bước lên lớp:

 I/ Ổn định:

 II/ Bài cũ:- Từ là gì? Phân biệt từ ghép và từ láy? Cho ví dụ?

 -Chỉ ra các từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau:

 “Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày

 Tết làm bánh chưng, bánh giầy”.

 III/ Bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Tổ chức các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 6: Từ mượn - Nguyễn Thị Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiếng Việt:	TỪ MƯỢN
	Tiết 6 T2	A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp
	Soạn 8/9/06	- Hiểu được thế nào là từ mượn
	- Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong nói và 
	viết.
	B/ Chuẩn bị:
	- GV: Ghi các ví dụ cần phân tích vào bảng phụ
	- HS: Tìm một số từ mượn tiếng nước ngoài.
	C/ Các bước lên lớp:
	I/ Ổn định:
	II/ Bài cũ:- Từ là gì? Phân biệt từ ghép và từ láy? Cho ví dụ?
	 -Chỉ ra các từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau:
	“Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày 
	Tết làm bánh chưng, bánh giầy”.
	III/ Bài mới:
Giới thiệu:
Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
*Hoạt động 1:Phân tích mẫu
-GV đưa mẫu phân tích(dùng bảng phụ) câu 1 sgk/24- gạch chân dưới nhuững từ “trượng”, “tráng sĩ” trong câu văn mẫu
?Các từ còn lại trong câu văn tại sao không được chú thích?
-GV dẫn dắt gợi mở để các em thấy đó là các từ quen thuộc, thường dùng, do nhân dân ta sáng tạo ra và các từ đó được gọi là từ “Thuần Việt”. Vậy em hiểu từ thuần Việt là gì?
-GV kết luận và ghi bảng
*Hoạt động2: Xác định nguồn gốc của từ
-Các từ “trượng”, “tráng sĩ” cần giải thích ta mới hiểu vì nó là từ mượn của nước khác.Dựa vào âm của 2 từ đó, khi đọc bằng âm Việt, em thấy giống âm của tiếng nước nào nhất?(Trung Quốc) hay còn gọi là từ gốc Hán(TQ thời xưa)
-GV giảng thêm:Từ gốc Hán nhưng phát âm bằng T.Việt nên gọi là từ Hán Việt, GV có thể liên hệ đến các phim Trung Quốc
*Hoạt động3:Xác địng nguồn gốc của các từ mượn ở ngôn ngữ khác(ngoài gốc Hán)
-GV chia bảng làm 2 phần, cho HS tìm từ mượn tiếng Hán và từ mượn của các ngôn ngữ ấn, âu. Chú ý HS đọc đúng âm các từ mượn từ các nước Anh, Phápgiải thích sơ lược vì sao ta mượn chúng 
*Hoạt động4:Nhận xét về cách viết từ mượn
-GV tách 2 từ ra-đi-ô và in-tơ-net ra khỏi nhóm từ, chóH nhận xét 2 từ trên có gì khác với các từ còn lại?
*GV: Đây là cách viết chưa được Việt hóahoàn toàn.Còn các từ như: “ti vi”, “sứ giả”là từ mượn được Việt hóa cao nên viết như từ thuần Việt(thường là những từ có 2 tiếng).
*Hoạt đông5:Tìm hiểu nguyên tắc mượn từ
-GV dẫn dắt cho HS chú ý 2 điểm về nguyên tắc mượn từ:
+Mặt tích cực:Làm giàu ngữ âm dân tộc.
+Mặt tiêu cực:Làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp-nếu mượn từ một cách tùy tiện.
-Để tìm hiểu thêm về từ mượn Hán Việt, các em đọc bảng tra cứu ở cuối sgk tập 2.
-HS đứng tại chỗ giải thích từ “trượng”, “tráng sĩ”-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-Mở sgk xem phần chú thích bài “Thánh Gióng”/22 để đối chiếu.
-Vì dễ hiểu
-Là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, dễ đọc, dễ hiểu.
-HS tìm một số từ mượn gốc Hán
-Từ mượn gốc Hán:sứ giả, giang sơn, gan.
-Gốc ân, âu:Ra-đi-ô, in-tơ-net, ti vi, xà phòng, mít tinh, ga,bơm.
-Có dấu gạch ngang giữa các tiếng.
-HS đọc ghi nhớ1-phần3 sgk/25
-1HS đọc toàn bộ ghi nhớ1 sgk/25
-HS đọc phần ghi nhớ2 sgk/25
I/ Từ thuần Việt và từ mượn:
1. Từ thuần Việt:
-Là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra
2.Từ mượn:
-Từ gốc Hán còn gọi là từ Hán Việt
-Mượn từ gốc các quốc gia khác
*Ghi nhớ1:sgk/25
II/ Nguyên tắc mượn từ:
*Ghi nhớ2sgk/25
*Hoạt động6:Luyện tập
-Bài1: Cho HS làm độc lập vào vở, cùng lúc gọi 3 HS lên bảng-chấm chữa nhanh.
a.Hán Việt: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ
b.Hán Việt: gia nhân
c.Anh:Pốp, in-tơ-net
-Bài2: Chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một từ, đại diện nhóm nộp kết quả, HS chữa vào vở
a.Khán giả: khán: xem, giả: người
 thính: nghe, độc: đọc 
b. Yếu: quan trọng, lược: tóm tắt, nhân: người
-Bài3: Cho HS làm theo nhóm như bài 2
a. mét, lít, ki-lô-mét, ki-lô-gam, 
b. ghi đông, pê-đan, gác-đờ-bu
c. Ra-đi-ô, vi-ô-lông, ti vi.
-Bài4: Đứng tại chỗ làm cá nhân
- Các từ mượn: phôn,fan, nốc ao
- Dùng giao tiếp thân mật với bạn bè
-Bài5: GV cho HS xếp sgk, GV đọc to, rõ cho HS viết từ “tráng sĩquê nhà”
 -Chú ý dấu hỏi, ngã, các từ có phụ âm s,x.
 IV/ Củng cố: Thế nào là từ mượn? Bộ phận từ mượn nao quan trọng nhất trong tiêng Việt?
 V/ Dặn dò: Học thuộc lòng 2 ghi nhớ
	Chuẩn bị “ Nghĩa của từ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6 Tiet 6.doc