A/ Mục tiêu bài học :
Giúp hs :
- Hiểu được thế nào là từ mượn.
- Bước đầu biết sử dụng từ mượn 1 cách hợp lí trong nói và viết.
B/ Kiến thức trọng tâm:
- Hiểu được thế nào là từ mượn.
- Bước đầu biết sử dụng từ mượn.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học :
1/ On định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là từ? Từ được chia làm mấy loại lớn ? Cho vd mỗi loại.
- Thế nào là từ ghép ? Cho vd.
- Thế nào là từ đơn ? Cho vd .
3/ Dạy và học bài mới
Vào bài: tuy tiếng Việt của chúng ta rất đa dạng và phong phú nhưng nó chưa hẳn là của ta tất cả, vẫn còn 1 số từ ta vay mượn từ nước ngoài. Vậy ta vay mượn thế nào và sử dụng ra sao tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu.
Tiết 6 : TỪ MƯỢN A/ Mục tiêu bài học : Giúp hs : - Hiểu được thế nào là từ mượn. - Bước đầu biết sử dụng từ mượn 1 cách hợp lí trong nói và viết. B/ Kiến thức trọng tâm: - Hiểu được thế nào là từ mượn. - Bước đầu biết sử dụng từ mượn. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học : 1/ Oån định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ - Thế nào là từ? Từ được chia làm mấy loại lớn ? Cho vd mỗi loại. - Thế nào là từ ghép ? Cho vd. - Thế nào là từ đơn ? Cho vd . 3/ Dạy và học bài mới Vào bài: tuy tiếng Việt của chúng ta rất đa dạng và phong phú nhưng nó chưa hẳn là của ta tất cả, vẫn còn 1 số từ ta vay mượn từ nước ngoài. Vậy ta vay mượn thế nào và sử dụng ra sao tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu. Hoạt động của thầy Gv: yêu cầu hs đọc phần 1 và giải thích nghĩa của các từ “ trượng , tráng sĩ” ? Hỏi : 2 từ trên có nguồn gốc từ đâu ? Gv : những từ như trên được gọi là từ mượn. Cho hs đọc phần ghi nhớ Gv : gọi hs đọc câu hỏi 3 sgk/24 Hỏi : Trong các từ trên, những từ nào được mượn từ tiếng Hán? Hỏi : Những từ nào mượn từ các ngôn ngữ khác? Hỏi : Em có nhận xét gì về các viết các từ mượn nói trên? ( cách viết từ được Việt hóa hoàn toàn và từ chưa được Việt hoá hoàn toàn ra sao?) Gv : chốt lại Gv : cho hs đọc ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh Hỏi : Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Gv: củng cố lại bài học và hướng dẫn hs làm phần luyện tập. Hoạt động của trò - có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc Cho 1 vài hs nhắc lại ghi nhớ - từ mượn được Việt hóa hoàn toàn : viết như từ thuần Việt ( xô viết, mít tinh, ten nít ) - từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn : khi viết nên dùng dấu gạch ngang để nối các tiếng ( bôn-sê-vích, ra-đi-ô ) Cho hs lặp lại ghi nhớ sgk/25 Cho hs thảo luận - chú ý: + mặt tích cực của việc mượn từ : làm giàu ngôn ngữ dân tộc + mặt tiêu cực : nếu mượn từ tuỳ tiện sẽ làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp. Cho hs nhắc lại ghi nhớ thứ 2 sgk/ 25 Hs lên bảng làm bài tập theo sự hướng dẫn của gv Ghi bảng I/ Tìm hiểu bài 1/ Thế nào là từ mượn ? - Trượng : đơn vị đo bằng 10 thước trung quốc cổ ( 3,33m) - Tráng sĩ : người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. => Từ mượn 2/ Nguồn gốc từ mượn - Mượn tiếng Hán : sứ giả, giang sơn, gan. - Mượn các ngôn ngữ khác : ti-vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, ga, bơm, xô viết, in-tơ-nét => mượn tiếng Hán chủ yếu 3/ Nguyên tắc mượn từ - Ko nên mượn từ 1 cách tuỳ tiện. II/ Bài học: Ghi nhớ sgk/25 III/ Luyện tập: 1/26 a/ Hán Việt : vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ. b/ Hán Việt : gia nhân. c/ Hán Việt : lãnh địa, quyết định - anh: pốp, in-tơ-nét . 2/26 a/- giả : người - khán : xem - thính : nghe - độc : đọc b/- yếu : quan trọng - điểm: chỗ - lược : tóm tắt - nhân : người. 3/26 a/ m, cm, dm, l, km, kg b/ ghi đông, pê đan, xích, líp. c/ ra-đi-ô, ô-tô, vi-ô-lông 4/26 - từ mượn : phôn, fan, nốc ao - dùng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, với bạn bè hoặc người thân. -> ưu điểm : ngắn gọn. -> nhược điểm : ko trang trọng, ko phù hợp trong giao tiếp chính thức. Dặn dò : - học ghi nhớ sgk/25
Tài liệu đính kèm: