Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 53: Kể truyện tưởng tượng

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 53: Kể truyện tưởng tượng

A.Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

Giúp học sinh hiểu:

- Thế nào là tưởng tượng, vai trò của tưởng tượng trong tự sự.

2. Kĩ năng.

Điểm lại 1 bài kể truyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò của tưởng tượng trong 1 số bài văn.

3. Thái độ.

B. Chuẩn bị.

* Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp, dự kiến phương pháp, biện pháp dậy học.

* Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi SGK.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt đông.

 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 Hoạt động 2: Giới thiệu bài.

Trong tiết trước các em đã được học cách làm bài văn kể chuyện đời thường. Vậy chuyện đời thường với chuyện sáng tạo có gì giống và khác nhau? Chuyện sáng tạo đòi hỏi những yêu cầu gì? Đó là nội dung bài học mà chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay '' Kể chuyện tưởng tượng ''.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 53: Kể truyện tưởng tượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Bài 12,13
Ngày dạy: Tiết 53 : Kể truyện tưởng tượng.
A.Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
Giúp học sinh hiểu:
- Thế nào là tưởng tượng, vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kĩ năng.
Điểm lại 1 bài kể truyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò của tưởng tượng trong 1 số bài văn.
3. Thái độ.
B. Chuẩn bị.
* Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp, dự kiến phương pháp, biện pháp dậy học.
* Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi SGK.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt đông.
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
Trong tiết trước các em đã được học cách làm bài văn kể chuyện đời thường. Vậy chuyện đời thường với chuyện sáng tạo có gì giống và khác nhau? Chuyện sáng tạo đòi hỏi những yêu cầu gì? Đó là nội dung bài học mà chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay '' Kể chuyện tưởng tượng ''.
 Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung cần đạt.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tập 1.
? Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
? Em hãy kể tóm tắt truyện ngụ ngôn trên?
? Em hãy cho biết câu chuyện có thật không?
? Trong truyện người ta tưởng tượng những gì?
? Có phải tất cả các chi tiết, sự việc trong truyện đều là bịa đặt hay không? Vì sao em biết?
? Những chi tiết tưởng tượng trên dựa trên những sự thật nào?
? Theo em tưởng tượng trong tự sự có phải tùy tiện không? Hay tưởng tượng nhằm mục đích gì?
? Qua câu truyện , tác giả muốn nêu ra bài học gì?
Giáo viên: Như vậy khác với kể truyện đời thường, kể truyện tưởng tượng là những câu chuyện do người kể sáng tạo ra dựa trên sự thật nào đó. Để các em nắm được cụ thể những yêu cầu của kể truyện tưởng tượng cô và các em sẽ đi giải quyết bài tập 2
? Kể tóm tắt câu truyện? Trong chuyện người ta tưởng tượng những gì?
? Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào?
? Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
? Nêu nhận xét khái quát của em về kể chuyện tưởng tượng
Gợi ý?
? Đây là loại chuyện gì? sáng tạo hay đời thường?
? Kể chuyện căn cứ váo đâu? Nhằm mục đích gì?
? Em có nhận xét gì về nhân vật trong truyện tưởng tượng?
? Yếu tố tưởng tượng có vai trò như thế nào trong văn tự sự?
Giáo viên: Đó là nội dung phần ghi nhớ.
? Vậy kể chuyện tưởng tượng khác với kể chuyện đời thường như thế nào?
Giáo viên phân tích thêm
 Có 3 kiểu
* Mượn lời loài vật, đồ vật ( Nhân hóa nó ).
* Thay ngôi kể để kể chuyện đã được học.
* Tưởng tượng đoạn kết mới cho câu chuyện cổ tích.
I. Tìm hiểu chung về kể truyện tưởng tượng.
1. Bài tập 1.
a. Bài tập 1.
-Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn " Chân, tay, tai, mắt, miệng "
" Chân, tay, tai, mắt, tị với lão miệng là lão chẳng làm gì mà được ăn ngon, cuối cùng cả bọn không chịu làm gì, để cho lão miệng không có gì ăn. Qua được 3 ngày bọn Chân, tay, tai, mắt thấy mỏi mệt không buồn làm gì cả. Sau đó chúng mới vỡ lẽ ra là nếu miệng không được ăn thì chúng không có sức. Thế rồi chúng cho lão miệng ăn và chúng lại có sức khỏe, cả bọn lại hòa thuận như xưa ".
- Không phải là câu chuyện có thật mà chỉ là truyện ngụ ngôn dân gian hoàn toàn do tưởng tượng mà có.
- Các bộ phận của cơ thể con người được nhân hóa thành các nhân vật riêng biệt gọi là bác, cô, cậu, lão, mỗi người vật có nhà riêng.
- Không phải hoàn toàn bịa đặt, tưởng tượng dựa trên cơ sở hiện thực.
- Chi tiết có thật: Các bộ phận cơ thể có mới quan hệ với nhau.
- Tưởng tượng trong tự sự không phải là tùy tiện, phải dựa trên thực tế và nhằm 1 mục đích nhất định.
- Mục đích: Thể hiện 1 ý nghĩa, 1 tư tưởng, 1 chủ đề nhất định.
- Khuyên nhủ mọi người không nên so bì tị nạnh.
b. Bài tập 2.
* Tưởng tượng 6 con gia súc nói được tiếng người.
- 6 con gia súc kể công, kể khổ
* Sự thật mỗi loài vật có công việc riêng, cuộc sống riêng.
- Nhằm thể hiện tư tưởng: Các vật giống nhau tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau.
- Căn cứ váo cuộc sống hiện thực.
- Nhằm làm sáng tỏ 1 bài học luân lí đạo đức nhất định.
- Nhiều khi là các con vật, thực vật, đồ vật, thậm chí là các bộ phận của cơ thể con người.
- Tăng sức hấp dẫn.
- Nêu bật ý nghĩa.
2. ghi nhớ ( SGK ) 
- Kể chuyện tưởng tượng không phải kể lại những truyện trong sách vở.
- Cũng không phải kể lại những truyện trong đời sống có thật.
- Kể chuyện tưởng tượng cần dựa trên 1 thực tế để tưởng tượng ra.
 Hoạt động 3: Luyện tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh: Mỗi tổ làm 1 đề.
? Đề bài thuộc dạng đề nào? ( Kể chuyện tưởng tượng ).
? Nội dung, yêu cầu kể về vấn đề gì?
III. Luyện tập.
- Tìm ý, lập dàn ý cho 1 trong các đề văn sau: Cụ thể đề 1.
- Dạng bài: Kể chuyện tưởng tượng.
- Nội dung: tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay.
a. Mở bài: Trận lụt khủng khiếp năm 2000ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Thủy Tinh, Sơn Tinh lại đại chiến với nhau trên chiến trường này.
b. Thân bài:
- Cảnh Thủy Tinh khiêu chiến.
- Cảnh Sơn Tinh thời nay chống lũ lụt ...
- Các phương tiện thông tin hiện đại.
- Cảnh bộ đội công an giúp dân chống lũ.
- Cảnh cả nước quyên góp " Lá lành đùm lá rách "
c. Kết bài.
Cuối cùng 1 lần nữa Thủy Tinh lại chịu thua những chàng Sơn Tinh của thế kỉ 21.
 IV. Củng cố.
- Học sinh nhắc lại: Thế nào là kể chuyện tưởng tượng, vai trò của kể chuyện tưởng tượng trong tự sự.
 V. Dặn dò.
- Học bài.
- Làm bài tập: Những bài tập còn lại, chuẩn bị bài sau: Làm đề 1, phần b,c của đề 2 /139/140/SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTap lam van 6 - tiet 53.doc