Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 5: Văn bản Thánh Gióng (Truyền thuyết) - Nguyễn Thành Nhân

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 5: Văn bản Thánh Gióng (Truyền thuyết) - Nguyễn Thành Nhân

Hỏi:Vì sao nhân dân ta muốn sự ra đời của Thánh Gióng kì lạ như thế?

-GV giảng thêm: dân gian thường quan niệm người anh hùng thì phi thường, kì lạ trong mọi biểu hiện.

Hỏi:Sự ra đời kì lạ nhưng con của bà nông dân. Em nghĩ gì về nguồn gốc đó?

-Cho HS xem đoạn 2.

Hỏi:.Gióng xin đi đánh giặc và nói ta sẽ phá tan lũ giặc này mang ý nghĩa gì?

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 5: Văn bản Thánh Gióng (Truyền thuyết) - Nguyễn Thành Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 02 Ngày soạn : 18/08/2008
THÁNH GIÓNG
(Truyền thuyết)
Văn bản 
Tiết : 5 Ngày dạy : 25/08/2008
I. YÊU CẦU : Giúp HS:
 Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét NT tiêu biểu của truyện Thánh Gióng.
 Kể lại được truyên này.
 II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan. 
- HS : Xem, soạn bài trước.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
+ Hoạt động 1 : Khởi động
 (5 phút)
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
Hỏi :Nêu ý nghĩa của văn bản “Bánh chưng bánh giầy”.
- Nêu truyền thống đánh giặc -> dẫn truyện Thánh Gióng vào.
-Giớíthiệubài + Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản: (30 phút
- Gọi HS đọc văn bản.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chú thích .
- GV hướng dẫn bố cục 4 đoạn.
- Cho HS xem lại đoạn 1.
Hỏi: Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
Hỏi:.Theo dõi văn bản, em thấy những chi tiết nào nói về sự ra đời của Thánh Gióng?
Hỏi:.Em có nhận xét gì về sự ra đời của Thánh Gióng?
Hỏi:Vì sao nhân dân ta muốn sự ra đời của Thánh Gióng kì lạ như thế?
-GV giảng thêm: dân gian thường quan niệm người anh hùng thì phi thường, kì lạ trong mọi biểu hiện.
Hỏi:Sự ra đời kì lạ nhưng con của bà nông dân. Em nghĩ gì về nguồn gốc đó?
-Cho HS xem đoạn 2.
Hỏi:.Gióng xin đi đánh giặc và nói ta sẽ phá tan lũ giặc này mang ý nghĩa gì?
- Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, áo sắt để đánh giặc điều này có ý nghĩa gì?
-Cho HS xem đoạn 3.
- Hỏi:Từ hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Trong dân gian còn truyền tụng những câu nào nói về sự ăn uống phi thường của Gióng?
Hỏi:.Những người nuôi Gióng là ai? Nuôi bằng cách nào? Điều này mang ý nghĩa gì?
 Hỏi:.Gióng vươn vai thành tráng sĩ mang ý nghĩa gì?
- Gọi HS đọc đoạn cuối.
Hỏi:.Em hãy tìm chi tiết nói về sự đánh giặc của Gióng? Chi tiết đó có ý nghĩa gì?
Hỏi:.Hãy nêu diễn biến trận đánh? Kết quả như thế nào?
Hỏi:Thánh Gióng thắng giặc, cởi áo giáp sắt bay về trời. Chi tiết này mang ý nghĩa gì?
Hình tượng Thánh Gióng gợi cho em những suy nghĩ gì về quan niệm ước mơ của người xưa?
Hoạt động 3: Tổng kết.(5phúc)
 -Chốt lại phần ghi nhớ.
 + Hoạt động 4: Củng cố: (5phúc 
Củng cố.
- Gióng ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Em hãy tóm tắt lại truyện “Thánh Gióng”?
-Ý nghĩa của truyện cho ta thấy điều gì?
5- Dặn dò.
-Đọc bài đọc thêm sgk trang 24 - Học bài, soạn bài “ST- TT”.
-Đọc truyện xác định nhân vật và tìm hiểu từ khó.
-Ýù nghĩa của truyện nói lên điều gì?
- Báo cáo.
- Trả lời theo sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Đọc văn bản (4HS).
- Đọc các chú thích: 1, 2, 4, 6, 10, 11, 17, 18, 19.
- HS trả lời cá nhân. 
+ Đọc thầm.
Thánh Gióng.
-HS trả lời cá nhân. 
- Thật kì lạ.
- Vì nhân dân muốn Gióng trở thành người anh hùng.
- Nghe.
- Gióng chính là người anh hùng của nhân dân.
+ Đọc thầm.
- Lòng yêu nước và niềm tin chiến thắng.
- Giết giặc bằng vũ khí sắt bén (Phản ánh thời kì đồ sắt).
- Đọc thầm
- “Bảy nong cơm, ba nong cà
 Uống một hơi nước cạn đà khúc sông”.
- Nhân dân.
-HS trả lời cá nhân. 
- Sức mạnh anh hùng khi có giặc.
- Đọc thầm đoạn 4.
- HS tìm.
- TG giết giặc chết như rạ -> Thắng giặc.
- Gióng là biểu tượng của người dân Văn Lang.
- Gióng là biểu tượng của người anh hùng đánh giặc giữ nước.
- HS tự trả lời.
 III. Tổng kết:
- Lịch sử chống giặc Ân của các vua Hùng 
. 	
- Nghe.
. I. Giới thiệu chung:
 *Bố cục: 4 đoạn.
 II. Phân tích truyện :
 1. Sự ra đời của Thánh Gióng:
 Ướm vết chân to, thụ thai 12 tháng.
 Lên ba không biết nói cười, đặt đâu nằm đấy.
-> Kỳ lạ.
2. Gióng đòi đi đánh giặc:
- “Oâng ta sẽ phá tan lũ giặc này”
-> Lòng yêu nước và niềm tin chiến thắng.
- Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt -> Vũ khí giết giặc sắt bén,hiên đại.
3. Gióng được nuôi lớn để đánh giặc:
- Bà con góp gạo nuôi Gióng.
-> Anh hùng Gióng trong nhân dân.
Gióng là sức mạnh cộng đồng.
- Gióng vươn vai thành tráng sĩ -> Trưởng thành vượt bật khoẻ mạnh và tinh thần dũng cảm của một dân tộc trước giặc ngoại xâm.
4. Gióng thắng giặc và bay về trời:
Lao thẳng đến nơi có giặc, nhổ tre quật vào giặc, giặc chết như rạ -> Tinh thần chiến đấu dũng cảm.
- Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt bay về trời.
-> Gióng không màng danh lợi.
III TỔNG KẾT
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kỳ là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước,đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
Bài học giáo dục:	 -Gióng là biểu tượng của người anh hùng cứu nước.
	-Là sức mạnh của toàn dân tộc trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm. 

Tài liệu đính kèm:

  • doca5-5-THANHGIONG.doc