Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 3: Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 3: Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt

A. Mục tiêu: Giúp HS hiểu:

 - Thế nào là từ, đặc điểm cấu tạo của từ tiếng việt; các kiểu cấu tạo ( Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy)

 - Từ đó xãc định được kiểu cấu tạo từ, cách sắp xếp các tiếng trong từ ghép.

Nắm và vận dụng được các phương thức cấu tạo của từ tiếng việt.

B. Chuẩn bị:

 - GV: SGK, SGV ngữ văn 6, bảng phụ.

 - HS: Đọc trước bài học.

C. Phương pháp: Quy nạp, thảo luận nhóm.

D. Tiến trình:

I. Ổn định tổ chức:

II. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của HS.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 3: Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
 Ngày giảng: Tiết 3
Từ và cấu tạo từ tiếng việt
A. Mục tiêu: Giúp HS hiểu: 
 - Thế nào là từ, đặc điểm cấu tạo của từ tiếng việt; các kiểu cấu tạo ( Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy)
 - Từ đó xãc định được kiểu cấu tạo từ, cách sắp xếp các tiếng trong từ ghép.
Nắm và vận dụng được các phương thức cấu tạo của từ tiếng việt.
B. Chuẩn bị:
 - GV: SGK, SGV ngữ văn 6, bảng phụ.
 - HS: Đọc trước bài học.
C. Phương pháp: Quy nạp, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của HS.
III. Bài mới:
 Hoạt động của thày và trò
 Hoạt động 1
* GV treo bảng phụ ghi vd sgk 
 " Thần dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở"
 ? Ví dụ trên được trích từ văn bản nào? Nói về ai? Về điều gì?
 ? Em hãy xác định số từ và số tiếng trong ví dụ trên?
 - 12 tiếng, 9 từ.
 ? Em có nhận xét gì về số từ trong các ví dụ trên?
 - Có từ cấu tạo là một tiếng; có từ cấu tạo là 2 tiếng.
 ? Các em có gặp những từ có số tiếng nhiều hơn 2 không? ví dụ?
 - 3 tiếng: Hợp tác xã.
 - 4 tiếng: CNXH, đủng đa đủng đỉnh.
 ? Đơn vị cấu tạo từ tiếng việt là gì? - Tiếng
 ? 9 từ trong ví dụ trên khi kết hợp với nhau có tác dụng gì?
 - tạo ra một câu trọn vẹn diễn đạt một ý.
 ? Khi nào một tiếng có thể coi là một từ?
 - Khi tiếng ấy dùng tạo câu.
 ? Từ các ví dụ trên, em hiểu từ là gì?
* GV: Trong cuộc sống hàng ngày để diễn đạt điều mình muốn nói, viết cần lựa chọn từ sắp xếp thành câu diễn đạt vho phù hợp với mục đích giao tiếp để người tiếp nhận hiểu được ý mình.
 ? Xác định từ và tiếng trong các ví dụ sau?
 - Lạc Long Quân/ giúp/ dân/ diệt trừ/ Ngư Tinh/ Hồ Tinh/ Mộc Tinh.
 ? Dựa vào kiến thức về từ đơn, từ phức đã học ở tiểu học hãy xác định từ đơn và từ phức trong các ví dụ sau? ( sgk t13)
 ? Từ đơn và từ phức khác nhau như thế nào về cấu tạo? Từ đó em hiểu thế nào là từ đơn, từ phức?
 - HS trả lời, nhận xét
 - GV khái quát, chốt.
 ? Từ đó em hiểu thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức?
 ? xét các từ: chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy. Các từ này được tạo ra bằng cách nào?
 ? Đó là từ ghép. Em hiểu thế nào là từ ghép?
 ? Từ phức: Trồng trọt được tạo nên có gì khác với từ ghép trên?
 ? Đó là từ láy. Em hiểu thế nào là từ láy?
* HS thảo luận nhóm:
 ? Có bạn cho rằng:" chăn nuôi " là từ phức, bạn khác cho là từ ghép. ý kiến của em ntn?
 ? Hãy đọc to ghi nhơsgk 14? - 2HS
* Hoạt động 2
 ? Các từ: Nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào?
 ? Tìm từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc trong câu trên?
 ? Tìm thêm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu: con cháu, anh chị...
 - HS Trả lời theo nhóm- Trình bày bảng phụ, nhận xét.
 - GV chốt.
 ? Nêu qui tắc sắp xếp tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc? 
 - HS hoạt động nhóm tổ trả lời, nhận xét bổ sung.
 - GV chốt, cho điểm nhóm trả lời nhanh, chính xác.
? Đọc yêu cầu của BT4, 5 T15?
 * HS : Thi tìm từ láy 
 * GV: Trọng tài chấm điểm; chốt.
 Ghi bảng
I. Từ là gì?
1. Ví dụ: SGK
2. Nhận xét:
- Đơn vị cấu tạo từ TV là tiếng.
- Từ là đơn vị nhỏ nhất tạo nên câu.
3. Ghi nhớ: sgkT13.
II. Từ đơn và từ phức;
1. Ví dụ: sgk 13.
2. Nhận xét:
- Từ đơn cấu tạo bởi 1 tiếng.
- Từ phức cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên.
- Từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa => Từ ghép.
- Từ được tạo ra từ các tiếng có quan hệ về ngữ â => Từ láy.
3. Ghi nhớ:SGK 14
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:T14
*Nguồn gốc, con cháu: Từ ghép.
2. Bài tập 2:
3. Bài tập 3 T 14:
 - Theo giới tính:( Nam, Nữ):Ông bà, cha mẹ, cậu mợ, chú thím, chồng vợ...
 - Theo bậc:( bâc trên, bậc dưới): Ông chau, bà cháu, cha con, mẹ con, anh em, chị em, dì cháu, cậu cháu,chú cháu..
4. Bài tập 4 T15:
- Từ láy miêu tả tiếng khóc
- nức nở, ti tỉ, rưng rức...
5. Đọc thêm T 15:
IV. Củng cố:
 - Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ những nội dung cơ bản nào?
 - Thế nào là từ? Phân biệt từ đơn và từ phức? Tìm 5 từ đơn, 5 từ phức?
 - Phân biệt từ ghép và từ láy?Cho ví dụ ? Đặt câu?
V. HDVN: 
 - Học kĩ ghi nhớ SGK T 13, 15.
 - Hoàn thành tiếp các BT còn lại
 - Đọc trước bài: Từ mượn.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTu va cau tao tu tieng viet.doc