Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 28: Kiểm tra văn học - Nguyễn Thị Hoa

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 28: Kiểm tra văn học - Nguyễn Thị Hoa

A. Mục tiêu cần đạt:

- Kiểm tra, đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm kiến thức của HS phần môn văn học, phần truyện truyền thuyết, cổ tích VN.

- Giáo dục: ý thức tự giác.

- Rèn: Trình bày.

* Trọng tâm:

Kiểm tra.

* Tích hợp:

Những kiến thức đã được học.

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Ra đề, ra đáp án, nhắc HS ôn tập.

2/ HS: Ôn tập.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1/ ổn định tổ chức:1'

2/ Kiểm tra bài cũ: 0

3/ Bài mới:

A- Đề bài:

1/ Câu 1: Truyện truyền thuyết có những đặc điểm gì? Đánh dấu khoanh tròn vào đáp án đúng:

A. Phản ánh một sự thật lịch sử.

B. Kể để mua vui trong qúa trình lao động sản xuất.

C. Thể hiện mong ước, khát vọng của người xưa.

D. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 28: Kiểm tra văn học - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28: Kiểm tra văn học
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Kiểm tra, đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm kiến thức của HS phần môn văn học, phần truyện truyền thuyết, cổ tích VN.
- Giáo dục: ý thức tự giác.
- Rèn: Trình bày.
* Trọng tâm:
Kiểm tra.
* Tích hợp:
Những kiến thức đã được học.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Ra đề, ra đáp án, nhắc HS ôn tập.
2/ HS: Ôn tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định tổ chức:1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 0
3/ Bài mới:
A- Đề bài: 
1/ Câu 1: Truyện truyền thuyết có những đặc điểm gì? Đánh dấu khoanh tròn vào đáp án đúng:
A. Phản ánh một sự thật lịch sử.
B. Kể để mua vui trong qúa trình lao động sản xuất.
C. Thể hiện mong ước, khát vọng của người xưa.
D. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.
2/ Câu 2: Nêu ý nghĩa của truyện cổ tích Sọ Dừa .
3/ Câu 3: Hãy kể lại sự việc Sơn Tinh và Thủy tinh giao chiến bằng lời văn của em.
B- Đáp án:
1/ Câu 1: 2 điểm
- HS chọn đáp án A(1đ) + D (1đ).
2/ Câu 2: 2 điểm:
- Kể về nhân vật người mang lốt vật có hình dạng kì dị nhưng tài năng đặc biệt (1đ).
- Truyện đề cao giá trị chân chính, đích thực của con người, thể hiện tình thương với người bất hạnh (1đ).
3/ Câu 3 (6đ)
- Về hình thức: HS biết xây dựng đoạn văn kể sự việc: ở đây có thể xây dựng thành 2 đoạn văn (TT đem quân đánh ST và sự chống trả của ST)
(đoạn đầu lùi vào, hết đoạn chấm xuống dòng, mỗi đoạn có 1 câu chủ đề, các câu còn lại phải hướng vào chủ đề đó)
- Về nội dung : đoạn 1: Thuỷ tinh đem quân đánh Sơn tinh: có các hành động như: đuổi theo cướp Mị Nương, dâng nước, hô mưa, gọi gió à dẫn đến kết quả là thành PC nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Đoạn 2: Sơn tinh chống trả Thuỷ tinh: chống thành, đắp luỹ suốt mấy tháng trời vẫn vững vàng à Khiến Thuỷ tinh phải rút quân.
(Mỗi đoạn cho 3 điểm tối đa. GV khi chấm trừ điểm lỗi chính tả, câu, dùng, từ, diễn đạt, xây dựng đoạn, nội dung )
4/ Củng cố - dặn dò: 1'
Chuẩn bị cho giờ luyện nói văn tự sự.
Tiết 29: Luyện nói kể chuyện
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp HS có cơ hội làm quen việc phát biểu miệng trước đông người, hoàn thiện hơn kỹ năng kể chuyện.
- Giáo dục: ý thức tự giác, ý thức chuẩn bị bài ở nhà.
- Rèn kỹ năng : Nói trước đông người , kỹ năng làm văn KC.
* Trọng tâm: 
- Tập nói trước lớp theo đề bài đã chuẩn bị.
* Tích hợp: 
- Kỹ năng tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý trong văn tự sự.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định tổ chức: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 0'
3/ Bài mới:
Phương pháp
- Hãy nhắc lại đề bài cô giáo đã giao về nhà để các tổ chuẩn bị?
- Hãy thực hiện các bước trước khi làm bài? (các nhóm trình bày, phần tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý đã chuẩn bị ở nhà?)
+ MB: cần giải thích nhân vật nào?
+ TB có mấy sự việc, trình tự các sự việc?
+ KB nêu sự việc gì?
- Dựa vào dàn ý và việc chuẩn bị ở nhà à các nhóm hãy cử đại diện lên trình bày miệng trước lớp? 
(GV hướng dẫn HS kể MB, em khác kể các sự việc TB và KB)
Dự kiến: MB: Tổ 1.
- Sự việc 1, sự việc 2, của TB: tổ 2.
- Còn lại: tổ 3.
- Các nhóm nhận xét phần trình bày của bạn? GV nhận xét, rút kinh nghiệm, cho điểm theo nhóm (tổ).
- HS quan sát dàn bài tham khảo (SGK- 77).
- Dựa vào dàn bài đó, em hãy viết lời giới thiệu bản thân mình? (có thể giới thiệu thêm những điều khác về bản thân: biệt danh)
- Các tổ chuẩn bị nháp, cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Các nhóm nhận xét cho nhau, GV nhận xét, rút kinh nghiệm, cho điểm theo nhóm (tổ).
Nội dung 
A: Đề bài: 17'
Em hãy kể lại truyền thuyết Con rồng cháu tiên bằng lời văn của em.
Dàn ý: 
(I) MB: Lời giải thích về Lạc Long Quân.
- Lời giải thích về Âu Cơ.
(II)TB: Trình bày theo trình tự trước sau:
1/ Âu Cơ và Lạc Long Quân đem lòng yêu nhau, kết hôn.
2/ Âu Cơ sinh con.
3/ Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con cai quản đất nước.
4/ Các con của Âu Cơ và Lạc Long Quân lập ra nhà nước Văn Lang, thời đại các vua Hùng.
(III) KB: 
- Từ đó nhân dân ta luôn coi mình là CRCT.
B. Đề bài: 25'
- Em hãy giới thiệu về bản thân mình.
Dàn bài:
(I) MB: Lời chào, lý do giới thiệu.
(II) TB: Tên, tuổi, trường, lớp.
- Gia đình?
- Sở thích, nguyện vọng.
(III)KB: Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.
4/ Củng cố: 1'
 Kể các sự việc khác về kể giải thích người như thế nào? (Qua 2 bài tập)
5/ Dặn dò: 1'
Chuẩn bị bài Cây bút thần.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 28.doc