Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 24: Trả bài tập làm văn số 1 - Nguyễn Thị Hoa

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 24: Trả bài tập làm văn số 1 - Nguyễn Thị Hoa

A. Mục tiêu cần đạt:

- nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm bài làm văn của HS, từ đó giúp các em hoàn thiện, nâng cao hơn kỹ năng làm văn tự sự.

- Rèn kỹ năng: tự đánh giá, rut kinh nghiệm, sửa lỗi sai trong bài làm.

* Trọng tâm:

- Rút kinh nghiệm, chữa lỗi.

* Tích hợp:

- Những yếu tố trong bài văn tự sự.

- Chữa lỗi dùng từ

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Chấm, chữa bài, soạn giáo án.

2/ HS: Ôn tập.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/ ổn định: 1'

2/ Kiểm tra bài cũ: 0

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 24: Trả bài tập làm văn số 1 - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24: Trả bài tập làm văn số I
A. Mục tiêu cần đạt: 
- nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm bài làm văn của HS, từ đó giúp các em hoàn thiện, nâng cao hơn kỹ năng làm văn tự sự.
- Rèn kỹ năng: tự đánh giá, rut kinh nghiệm, sửa lỗi sai trong bài làm.
* Trọng tâm: 
- Rút kinh nghiệm, chữa lỗi.
* Tích hợp:
- Những yếu tố trong bài văn tự sự.
- Chữa lỗi dùng từ
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Chấm, chữa bài, soạn giáo án.
2/ HS: Ôn tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 0
Phương pháp
- Hãy nhắc lại đề bài?
- Hãy nêu những yêu cầu của đề bài, gạch chân những từ quan trọng?
- Với yêu cầu của đề bài như vậy, em sẽ chọn những nhân vật nào? Những sự việc nào?
à Làm nổi bật chủ đề gì? (Có mấy chủ đề, sự việc nào tương ứng?)
- Nhắc lại dàn ý chung của bài văn tự sự.
- Dựa vào đó em hãy lập dàn ý cho đề bài? (GV chia nhóm, lập dàn ý từng phần (5 nhóm) - Ghi bằng dàn ý)
+ Mở bài cần giải thích điều gì?
+ Thân bài có mấy sự việc lớn, trong mỗi sự việc lớn có những sự việc nhỏ nào? (3 nhóm).
+ Kết bài nêu nội dung gì?
- GV nhận xét những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của HS.
(Tốt: Thu, Đặng Hiền, Thanh, Huế, Thương.)
(Cần cố gắng: Nam, Tùng, Lê Hoàng)
- GV đưa VD mắc lỗi:
- Em hãy chỉ ra lỗi mà bạn đã mắc phải?
- Theo em lỗi của bạn do nguyên nhân nào? Cách sửa lỗi.
- Hãy sửa lỗi giúp bạn?
- Câu văn bạn viết chưa ổn ở chỗ nào? Nguyên nhân? Hãy sửa lỗi?
(Lỗi lặp từ được sửa bằng cách nào?)
- Hãy đọc câu văn của bạn, nhận xét việc diễn đạt? Nên viết như thế nào cho hay hơn?
- Trong các VD sau, bạn đã mắc lỗi gì? (Sai quy định về chính tả). Hãy sửa lỗi.
- GV trả bài, lấy điểm.
Nội dung
1/ Đề bài: 1'
Em hãy kể lại truyền thuyết "Sự tích Hồ Gươm" bằng lời văn của em?
2/ Tìm hiểu đề: lập ý: 3'
- Y/ cầu: kể lại bằng lời văn của em.
Nội dung: Sự tích Hồ Gươm.
- Lập ý:
+ Chọn nhân vật : Lê Lợi, Lê Thận, rùa vàng, Long Quân, nghĩa quân.
+ Sự việc: Lê Lợi được mượn gươm thần, Lê Lợi ra trận, rùa vàng đòi gươm. (Lê Lợi trả gươm).
3/ Lập dàn ý: 7'
(I) Mở bài:
- Giới thiệu Lê Lợi, hoàn cảnh (tình huống phát sinh câu chuyện)
(II) Thân bài:
1. Lê Lợi đánh cá bắt được lưỡi gươm.
- Lê Lợi vào rừng nhặt được chuôi gươm.
- Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi.
- Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân giành thắng lợi.
- Rùa vàng lên lấy lại gươm.
(III) Kết bài: 
- Từ đó Hồ Tả Vọng.
4/ Nhận xét: 5'
a) Ưu: 
- Bước đầu biết làm văn tự sự: 100% các bài trình bày theo đúng bố cục 3 phần.
- Một số bài có sáng tạo.
b) Nhược: Còn mắc nhiều lỗi: diễn đạt, dùng từ.., một số bài còn sơ sài.
5/ Chữa lỗi: 26'
a) Lỗi dùng từ:
Mạnh: Chúng tàn bạo và hoang tàn.
(Lẫn lộn từ gần âm à hung tàn)
Hiền: Ca khúc cải hoàn
(Lẫn lộn từ gần âm à Khải hoàn).
b) Lỗi diễn đạt (câu văn)
Nguyễn Hoàng "Hồi ấy có một anh chàng đánh cá tên là Lê Thận làm nghề đánh cá"
(Lặp từ à bỏ " làm nghề đánh cá"
Huế: "nay tôi dâng cho ông lưỡi gươm này để ông cùng lưỡi gươm này đánh giặc"
c) Lối diễn đạt:
Hoàng Nga: Bấy giờ ở Lam Sơn nghĩa quân chống lại nhưng không nổi: à (Nghĩa quân còn gặp nhiều khó khăn)
d) Lỗi chính tả:
Thương: chèo lên, chao gươm, rạo chói.
Yến: nhanh tróng, chở về.
đ) Bố cục: Không có lỗi.
6/ Trả bài:
4/ Củng cố: 1'
Hãy tự sửa lỗi trong bài.
5/ Dặn dò: 1'
 Ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 24.doc