Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 24: Trả bài Tập làm văn số 1 - Đào Thị Bích Ngọc

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 24: Trả bài Tập làm văn số 1 - Đào Thị Bích Ngọc

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Đánh giá bài tập làm văn theo yêu cầu của bài tự sự nhân vật, sự việc, cách kể, mục đích (chủ đề)

 - Sửa lỗi chính tả, ngữ pháp, yêu cầu “kể bằng lời văn của em”

 B. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Chấm bài, ghi chép lại những đoạn văn hay, những lỗi sai điển hình của học sinh.

 C. Tiến trình các tổ chức hoạt động.

 *Hoạt động 1: Kiểm tra

 GV kiểm tra chuẩn bị của học sinh.

*Hoạt động 2: Giới thiệu

 Các em đã được học lí thuyết về văn tự sự và đã thực hành viết bài số 1 về kiểu bài này. Để giúp các em thấy được những ưu điểm để phát huy đồng thời cũng thấy được những nhược điểm để khắc phục cho bài sau, chúng ta cùng thực hiện tiết học hôm nay.

*Hoạt động 3: Tiến hành trả bài

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1117Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 24: Trả bài Tập làm văn số 1 - Đào Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:13/10/2006 
Ngày dạy :14/10/2006
Tiết 24 : Trả bài Tập làm văn số 1
	A. Mục tiêu cần đạt: 
	- Đánh giá bài tập làm văn theo yêu cầu của bài tự sự nhân vật, sự việc, cách kể, mục đích (chủ đề)
	- Sửa lỗi chính tả, ngữ pháp, yêu cầu “kể bằng lời văn của em”
	B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Chấm bài, ghi chép lại những đoạn văn hay, những lỗi sai điển hình của học sinh.
	C. Tiến trình các tổ chức hoạt động.
	*Hoạt động 1: Kiểm tra
	GV kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
*Hoạt động 2: Giới thiệu
	Các em đã được học lí thuyết về văn tự sự và đã thực hành viết bài số 1 về kiểu bài này. Để giúp các em thấy được những ưu điểm để phát huy đồng thời cũng thấy được những nhược điểm để khắc phục cho bài sau, chúng ta cùng thực hiện tiết học hôm nay.
*Hoạt động 3: Tiến hành trả bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Giáo viên chép đề bài lên bảng
Giáo viên: Khi làm bất kỳ bài văn nào trước tiên phải tìm hiểu kỹ đề bài.
? Đềbài nêu những yêu cầu gì?
Về mặt nội dung, hình thức?
Học sinh đọc lại đề bài
Học sinh xác định
I. Đề bài:
Kể lại 1 truyện truyền thuyết bằng lời văn của em
II. Tìm hiểu đề:
1. Nội dung: Kể lại 1 truyện truyền thuyết.
2. Hình thức: Kể bằng lời văn của em.
? Từ đó em lựa chọn phương thức biểu đạt nào?
3. Phương thức: Tự sự
? Em hiểu thế nào là viết bằng lời văn của em?
Học sinh trả lời
Không sao chép nguyên văn sách giáo khoa.
Dựa trên cơ sở đó à lập dàn ý
III. Dàn ý:
- 1 em nhắc lại: Dàn ý bài văn tự sự gồm mấy phần? Là những phần nào?
? Phần mở bài cần làm những gì?
Học sinh trả lời
- Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc
Giáo viên: 
Qua chấm bài thì thấy: Mỗi em chọn kể 1 chuyện khác nhau nhưng tập trung nhiều hơn vào truyện Thánh Gióng và Sơn Tinh, Thuỷ Tinh> Chúng ta cùng nhau xây dựng dàn bài truyện Thánh Gióng/
Ví dụ: Truyện “Thánh Gióng”
1. Mở bài
? Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của mở bài các em cũng đã làm rồi, ai nhắc lại mở bài.
? Học sinh nhận xét: Mở bài củabạn đã đạt yêu cầu chưa?
Có nhiều cách mở bài. Sau đây là 1 ví dụ:
Học sinh thực hiện
“ Ngày xưa, giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, Vua sai sứ giả đi cầu người tài ra đánh giặc. Khi tới làng Gióng, 1 đứa bé lên 3 mà không biết nói, biết cười, biết đi tự nhiên nói được bảo mẹ ra mời sứ giả vào. Chú bé ấy là Thánh Gióng”
? Phần thân bài của bài văn tự sự có nhiệm vụ gì?
Học sinh nhắc lại
2. Thân bài:
à Kể diễn biến sự việc
? Khi kể diễn biến sự việc cần đảm bảo yêu cầu gì?
Học sinh trả lời
à Giữ được cốt truyện
à Kể theo trình tự: Sự việcnào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau.
à Chú ý kể bằng lời văn của em.
? Hãy nhắc lại diễn biến các sự việc trong truyện Thánh Gióng
Học sinh nhận xét: ? Sự việc đã đầy đủ chưa? đã theo trình tự chưa?
Học sinh nhắc lại kiến thức
Học sinh nhận xét
+ Sự ra đời của Thánh Gióng
+ Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc
+ Thánh Gióng bảo nhà vua làm cho ngựa sắt, roi sắt 
+ Thánh Gióng lớn nhanh như thổi
+ Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông trận giết giăc.
+ Roi sắt gẫy, lấy tre làm vũ khí
+ Thánh Gióng đánh tan giặc lên núi cởi bỏ áo giáp sắt và bay về trời.
? Phần kết bài của bài văn tự sự có nhiệm vụ gì?
Học sinh trả lời
à Nêu kết cục của sự việc
? Nêu kết bài của em?
Học sinh trình bày
3. Kết bài:
- Vua nhớ công ơn, lập đền thờ, phong danh hiệu
- Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng
? Thông qua hình tượng Thánh Gióng nhân dân muốn bày tỏ điều gì? (Kể chuyện Thánh Gióng nhằm mục đích gì?)
Học sinh trả lời
à Ca ngợi tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của Thánh Gióng, cũng là của nhân dân ta, dân tộc ta.
(Đó cũng là chủ đề câu chuyện)
Giáo viên:
Nếu em nào kể câu chuyện khác không phải là truyện Thánh Gióng cũng cần xây dựng 1 dàn ý tương tự như trên.
- Giáo viên trả bài để học sinh tự nhận xét, đánh giá bài viết của mình.
? Em có ý kiến thắc mắc gì về bài viết của mình?
Giáo viên: Cô giáo có 1 số nhận xét khái quát vềbài viết của các em như sau:
Học sinh nêu ý kiến
1.
2.
IV. Trả bài
V. Nhận xét
1. Ưu điểm:
- Đa số các em hiểu yêu cầu của đề bài, nắm được cốt truyện và kể lại được câu chuyện theo trình tự
- Một số bài viết có sáng tạo, đã biết kể bằng lời văn của mình (Luân, Phương, Hoà)
- Có những câu văn, đoạn văn hay
Ví dụ: “Nhà Vua nói: Ta chỉ có 1 người con gái, biết gả cho ai đây. Sơn Tinh nói: Xin ngài hãy gả cho thần”. Thuỷ Tinh nói: “Xin ngài đừng gả cho hắn mà hãy gả cho thần” 2 người nói đi nói lại, cuối cùng nhà Vua nói” Các ngươi đừng cãi nhau nữa mà hãy nghe đây” 
“ Gióng đánh rất nhanh. Chẳng mấy chốc quân giặc chỉ còn 1 nửa nhưng nửa còn lại rất hùng mạnh vì có chủ tướng, quân giặc ào ào thét nhau xông lên, nhưng ra tới đâu Gióng diệt đến đó. Bỗng keng, gậy của Gióng bị mười mấy lưỡi gươm chém vào gẫy làm đôi. Không bối rối Gióng vứt gẫy xuống đất, nhổ tre bên đường mà đánh giặc.
- Trình bày sạch, chữ viết đẹp (Tráng, Dung)
Bên cạnh những ưu điểm trên, còn có 1 số nhược điểm các em cần rút kinh nghiệm
Giáo viên:
Những lỗi trên đây mong các em cố gắng sửa chữa trong bài sau đây là 1 số ví dụ cụ thể:
2. Nhược điểm:
* Nội dung: Có bài chưa hiểu yêu cầu của đề, làm lệch đề: Kể về bà nội của mình, kể lung tung.
- Đề yêu cầu kể truyện truyền thuyết đi kể truyện cổ tích.
- 1 số bài làm dang dở, chưa hoàn chỉnh (bỏ dở bài)
- 1 số bài sơ sài, thiếu chi tiết
- Có bài còn phụ thuộc quá nhiều vào sách tham khảo, bài văn mẫu.
* Hình thức:
- Có bài ghi rõ: Mở bài, Thân bài, kết luận trong bài làm.
- Sai rất nhiều lỗi chính tả
- Đa số các em chưa biết kẻ điểm, lời phê
- Giáo viên treo bảng phụ (1)
? 1 em lên bảng chữa lại cho đúng chính tả
Học sinh nhận xét
Viết sai lỗi chính tả
- Vợ trồng - Vợ chồng 
- Vết trân - Vết chân
- Kén trồng - Kén chồng
- Hai tràng trai - Hai chàng trai
- 20 ngường con trai - 20 người con trai
Giáo viên:
Dưới đây là 1 só đoạn văn trong bài viết của các em mà cô giáo đã chọn ra
- Giáo viên treo bảng phụ (2)
? Em có nhận xét gì về đoạn văn (a)
? Học sinh nhận xét đoạn văn (b)
Học sinh đọc lại các đoạn văn
Học sinh nhận xét
a. "Liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Và 12 tháng sau sinh ra 1 cậu bé mặt mũi rất là khôi ngô"
--> câu thiếu thành phần chủ ngữ, thừa từ "là"
b. 'Ngày xưa có 2 vợ chồng sinh ra được 1 đứa con, nhưng đứa con mà 2 vợ chồng sinh ra lại không biết nói, thật là lạ đứa con đã lên 3 rồi mà lại không biết nói"
--> Câu văn lủng củng, lặp từ nhiều.
? Tương tự như trên, nhận xét đoạn văn (c)
Hãy sửa lại các đoạn văn trên cho đúng và hay.
Học sinh làm ra giấy nháp
c. ... " Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ và hỏng hóc hết. 2 vợ chồng ông lão phải khổ cực để nuôi chú"
--> Dùng từ chưa phù hợp với văn cảnh, chưa hay.
- Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn văn sau khi đã sửa lại.
- Học sinh nhận xét
Giáo viên:
Đây là bài viết đầu tiên về văn tự sự, các em còn bỡ ngỡ và còn 1 số thiếu sót. Mong rằng qua tiết trả bài này các em cùng rút kinh nghiệm và sửa chữa để bài sau đạt kết quả cao hơn.
-Đọc, nhận xét
-Nghe
Sửa lại:
a. " Bà liền đặt chân ... và 12 tháng sau bà sinh ra 1 cậu bé ...
b. ngày xưa có 2 vợ chồng sinh được 1 đứa con, nhưng thật kỳ lạ. Đứa bé đx 3 tuổi mà vẫn không biết nói, cười...
c. " Cơm ăn ... căng đứt chỉ 2 vợ chồng ông lão làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con ".
* Đọc trước lớp: Bài khá
Tổng số điểm:
- Điểm 7 : 1 - Điểm 3 : 2
- Điểm 6 : 4 - Điểm 2: 4
- Điểm 5 : 11 - Điểm 1 : 2
- Điểm 4 : 7
	*Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà	
	* ở nhà:
	- Tự chữa lại những sai sót trong bài của mình
	- Chép lại bài sai nhiều lỗi chính tả
	- Xem thêm thể văn tự sự

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 24 - Tra bai TLV so1.doc