. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua bài học GV giúp HS:
- Nắm được hình thức lời văn kể người,kể việc,chủ đề và liên kết trong đoạn văn.
- Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hàng ngày.
- Nhận ra các hình thức,các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật,sự việc,kể việc ; nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc.
- Bước đầu rèn kĩ năng viết câu,dựng đoạn văn tự sự.
B. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ
- HS: Đọc trước bài
Tiết 20 lời văn , đoạn văn tự sự a. mục tiêu cần đạt Qua bài học GV giúp HS : - Nắm được hình thức lời văn kể người,kể việc,chủ đề và liên kết trong đoạn văn. - Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hàng ngày. - Nhận ra các hình thức,các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật,sự việc,kể việc ; nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc. - Bước đầu rèn kĩ năng viết câu,dựng đoạn văn tự sự. b. chuẩn bị GV : Bảng phụ HS : Đọc trước bài c. tiến trình dạy – học I. ổn định tổ chức ( 1’) II.Kiểm tra bài cũ ( 3’) ? Hãy nêu cách làm một bài văn tự sự III.Bài mới ( 36’) GV giới thiệu bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV ghi VD vào bảng phụ,chia bảng làm 2 phần. ? Em hãy chỉ ra số câu ở 2 đoạn ? Cả 2 đoạn văn đều có mục đích gì HS nhận xét. ? Các đoạn 1 và 2 giới thiệu về người nào ? Tác giả dân gian đã giới thiệu đặc điểm gì về họ HS phát hiện GV : - Đoạn 1 : 2 câu,mỗi câu giới thiệu 2 ý rất cân đối , đầy đủ,không thừa,không thiếu. + Câu 1 : 1 ý về Hùng Vương,1 ý về Mị Nương. + Câu 2 : 1 ý về tình cảm,1 ý về nguyện vọng. - Đoạn 2 : + Câu 1 : Giới thiệu chung + Câu 2,3 : Giới thiệu 1 người + Câu 4,5 : Giới thiệu 1 người + Câu 6: Kết lại Do tài của 2 chàng ngang nhau,cách giới thiệu cũng ngang nhau,cân đối,tạo nên vẻ đẹp của đoạn văn. ? Khi viết lời văn kể người ta kể những gì HS trả lời câu hỏi. GV chuẩn xác. ? Em thấy cả 2 đoạn văn kể người trên đều nằm ở phần nào của bài văn ? Nó có nhiệm vụ gì ? Các câu giới thiệu trên thường dùng từ hoặc cụm từ nào ? Theo em,thứ tự các câu trong đoạn như thế nào HS nêu. GV ghi đoạn văn vào bảng phụ. ? Đoạn văn kể rõ về điều gì ? Em hãy tìm từ ngữ chỉ rõ những hành động ,việc làm của Thủy Tinh ? Hành động của Thủy Tinh để lại hậu quả gì ? Lời kể trùng điệp : “ Nước ngập...” gây ấn tượng gì cho người đọc ? Qua phân tích VD em thấy kể việc là kể những gì HS nêu. HS đọc ghi nhớ SGK. HS đọc lại 3 đoạn văn. GV kẻ sẵn bảng phụ. ? Hãy chỉ ra số câu ở mỗi đoạn HS chỉ ra. ? Em hãy cho biết ý chính của mỗi đoạn là gì ? ý chính của đoạn văn được biểu hiện ở câu nào ? Khi học bài “ chủ đề và dàn bài bài văn tự sự” ta gọi đó là câu gì ? Ngoài ý chính các đoạn văn còn có ý nào ( ý phụ) ? Các câu trong đoạn có mối liên hệ như thế nào ? Sự kết hợp nhằm làm nổi bật điều gì ? qua phân tích VD em hiểu gì về đoạn văn HS nêu.Đọc ghi nhớ trong SGK. HS đọc 3 đoạn văn trong SGK. ? Mỗi đoạn văn kể về điều gì ? Xác định câu chủ đề ? Các sự việc được kể theo thứ tự nào GV chuẩn xác . HS nêu yêu cầu bài 2. HS đọc 2 câu a,b. ? Theo em,câu nào đúng ? Câu nào sai ? Vì sao HS làm bài. GV chuẩn xác. ? Em hãy viết câu giới thiệu các nhân vật Thánh Gióng,Lạc Long Quân,Âu Cơ,Tuệ Tĩnh. HS viết I. Lời văn , đoạn văn tự sự 1. Lời văn giới thiệu nhân vật a. Ví dụ : SGK b. Nhận xét Đoạn 1 Đoạn 2 - 2 câu - Tên : Hùng Vương , Mị Nương. - Lai lịch: Mị Nương là con gái vua Hùng. - Tính nết: hiền dịu. - 6 câu - Tên: Sơn Tinh Thủy Tinh - Sơn Tinh : ở núi Tản Viên. Thủy Tinh: ở miền nước thẳm. - Tài năng: gọi gió,hô mưa... c. Ghi nhớ ( SGK) - Khi viết lời văn kể người -> giới thiệu tên,họ,lai lịch,quan hệ,tính nết,tài năng, ý nghĩa của nhân vật. * Chú ý : Lời văn kể người thường mở bài ( giới thiệu nhân vật). - Thường dùng từ : là,có.... 2. Lời văn kể sự việc a. Ví dụ ( Đoạn văn 3 – SGK ) b. Nhận xét - Kể hành động,việc làm của Thủy Tinh đến sau -> nổi giận -> đuổi theo đòi cướp Mị Nương -> hô mưa ,gọi gió làm dông bão. - Kết quả hành động : lũ lụt,tai họa cho cả vùng Phong Châu => Người nghe hình dung ra hậu quả nặng nề của lũ lụt. c. Ghi nhớ Lời văn kể việc : kể các hành động,việc làm ,kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại. 3. Đoạn văn a. Ví dụ ( SGK) b. Nhận xét Đoạn Đoạn 1 Đoạn 2 Đoạn 3 Số câu 2 6 3 ý chính Vua Hùng kén rể ST- TT đến cầu hôn Mị Nương TT dâng nước đánh ST Câu chủ đề “ Vua cha yêu thương xứng đáng” “ Một hôm cầu hôn” “ Thủy Tinh đến sau Mị Nương” -> Các câu trong đoạn có mói quan hệ chặt chẽ ,ý phụ giải thích cho chính ý, làm cho ý chính nổi lên. c. Ghi nhớ Đoạn văn : 2 câu trở lên - Mỗi đoạn có 1 ý chính,diễn đạt thành 1 câu gọi là câu chủ đề. - Các câu khác diễn đạt ý phụ -> làm nổi bật ý chính. II. Luyện tập Bài tập 1 Đoạn a Đoạn b Đoạn c ý chính Sự tài giỏi trong việc chăn bò của Sọ Dừa Cách đối xử trái ngược của các cô con gái phú ông với Sọ Dừa Kể về đặc điểm “ còn trẻ con lắm” của nhân vật. Câu chủ đề Cậu chăn bò rất giỏi Hai cô chị tử tế Và tính cô ... trẻ con lắm Thứ tự kể - C1: Hoạt động bắt đầu. - C2 : nhận xét về hành động - C3,4 : hành động cụ thể hóa cho C2. - C2 : dẫn dắt giải thích rõ việc làm của các nhân vật ở câu 2 - Các câu sau triển khai ý chính bằng cách dẫn chứng chứng minh. Bài tập 2 - Câu a : sai vì thứ tự kể đúng với trình tự hành động ( lộn xộn) không thể cưỡi ngựa rồi mới nhảy lên lưng ngựa rồi mới đóng yên. - Câu b : Đúng vì các hành động của nhân vật được kể đúng theo trình tự,diễn biến sự việc. Bài tập 3 VD : Thánh Gióng là vị anh hùng chiến thắng giặc ngoại xâm đầu tiên của dân tộc ta. IV.Củng cố ( 3’) ? Em hiểu gì về lời văn,đoạn văn tự sự V. Hướng dẫn về nhà ( 2’) - Học kĩ bài,hoàn thành bài tập 4. - Tập viết một đoạn văn ngắn với đề tài : Giới thiệu các thành viên trong gia đình - Soạn bài : Thạch Sanh -------------------------------******************---------------------------
Tài liệu đính kèm: