* Hoạt động 1: Giới thiệu.
Mỗi khi tết đến, xuân về, người Việt Nam chúng ta lại nhớ tới đôi câu đối quen thuộc và rất nổi tiếng:
" Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh"
Bánh Chưng và bánh Giầy là 2 thứ bánh không những rất ngon, rất bổ, không thể thiếu được trong mâm cỗ tết của dân tộc Việt Nam mà còn mang bao ý nghĩa sâu xa lí thú. Các em có biết 2 thứ bánh đó bắt nguồn từ 1 truyền thuyết nào từ thời Vua Hùng ?
* Hoạt động 2: Bài mới.
Soạn 5/9/2006 Văn bản: Bánh Chưng, Bánh Giầy Dạy 6/9/2006 (Tự học có hướng dẫn) * Hoạt động 1: Giới thiệu. Mỗi khi tết đến, xuân về, người Việt Nam chúng ta lại nhớ tới đôi câu đối quen thuộc và rất nổi tiếng: " Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh" Bánh Chưng và bánh Giầy là 2 thứ bánh không những rất ngon, rất bổ, không thể thiếu được trong mâm cỗ tết của dân tộc Việt Nam mà còn mang bao ý nghĩa sâu xa lí thú. Các em có biết 2 thứ bánh đó bắt nguồn từ 1 truyền thuyết nào từ thời Vua Hùng ? * Hoạt động 2: Bài mới. Hoạt động của thầy Họạt động của trò Nội dung cần đạt GV: Nêu yêu cầu đọc: Đọc chậm rãi, tình cảm. - Giáo viên đọc mẫu. GV: Yêu cầu học sinh đọc. ? Giải nghĩa các từ: Lang, chứng giám, sơn hào hải vị. ? Truyện có mấy sự việc? Đó là những sự việc nào? -HS nghe. -3 học sinh đọc. -HS giải thích. - Học sinh trả lời. I. Đọc - tiếp xúc văn bản. * Đọc. * Từ khó: * Cấu trúc văn bản: - 2 sự việc: Vua Hùng chọn người nối ngôi, Lang Liêu làm bánh và được chọn là người nối ngôi. ? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? ý định ra sao, hình thức như thế nào? - Học sinh phát hiện. II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Hoàn cảnh, ý định cách thức chọn người nối ngôi của Vua Hùng * Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, vua đã già, các con đông. * ý định: Người nối ngôi phải nối được chí vua * Hình thức: Nhân ngày lễ tiên vương. ? Em có suy nghĩ gì về ý định chọn người nối ngôi của Vua Hùng? ? Tại sao nói đó là ý định đúng đắn, tiến bộ? GV: Yêu cầu học sinh đọc đoạn '' Các lang ai cũng muốn --> lễ tiên vương''. ? Sau khi Vua cha nêu ý định và cách chọn người nối ngôi các lang đã làm gì? ? Việc các lang đua nhau làm cỗ thật hậu chứng tỏ điều gì? (Các lang có hiểu được ý sâu sa của nhà vua không?) ( Thảo luận nhóm ). GV: Gọi các nhóm trình bày. -HS suy nghĩ trả lời. - HS giải thích. -HS đọc. -HS phát hiện. -HS thảo luận nhóm. - Đại diện trả lời. -> ý định đúng đắn và tiến bộ: + Đúng: Coi trọng được cái chí của 1 người đứng đầu 1 đất nước. + Tiến bộ: Vì không bị ràng buộc vào luật lệ của Triều đình: Truyền ngôi cho con trưởng. - Cố làm vừa ý cha, thi nhau làm cỗ thật hậu - Các lang chưa hiểu được ý vua sâu sắc mà chỉ hiểu ở mức thông thường, hạn hẹp. Đó chính là câu đố thông minh để tìm người tài giỏi, hiểu ý mình. GV: Các lang chuẩn bị cỗ thật hậu càng chứng tỏ các lang xa rời ý vua, không hiểu cha mình àcâu chuyện trở nên hấp dẫn. Vì sao lang Liêu đã vượt qua được các anh, em của mình để làm vừa ý vua -> phần 2 GV: Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn ''Người buồn nhất -> hình tròn''. ? Hoàn cảnh của Lang Liêu có gì khác biệt so với các anh,em? -HS đọc thầm. - HS trả lời. 2. Lang Liêu - Là người thiệt thòi nhất, mồ côi mẹ, cuộc sống nghèo, chăm việc đồng áng. ? Vì sao chỉ có Lang Liêu mới được thần giúp? ? Trước sự mách bảo của thần Lang Liêu đã làm gì? ? Việc thần giúp Lang Liêu có phải là ngẫu nhiên không? ? Vì sao 2 thứ bánh của Lang Liêu lại được chọn để tế trời đất? -HS suy nghĩ phát biểu. - HS phát hiện. - HS trả lời. -HS bộc lộ suy nghĩ. - Thật thà, tốt bụng, chăm chỉ làm ăn... - Hiểu được ý thần chàng bèn chọn - ý định của thần thánh, của lòng dân hợp ý Vua. - Vì đó là thứ bánh có ý nghĩa thực tế (quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo) - Thể hiện ý tưởng sâu sắc (Trời-Đất) chứng tỏ tài, đức của người nối ngôi. GV: Đây là thứ bánh mang ý thần, lòng dân, chí vua cũng là sáng tạo của người anh hùng văn hoá à Lang Liêu làm đúng ý cha à nối ngôi Vua ? Việc Lang Liêu đem những thứ được làm ra từ trong lòng đất, đồng ruộng cúng tiên vương giúp ta hiểu Lang Liêu là người như thế nào? -HS chú ý lắng nghe. -Học sinh phát biểu suy nghĩ -> Lang Liêu là người tài năng, thông minh, hiếu thảo. Trân trọng những cái bình thường nhưng là công sức, mồ hôi của người lao động. ? Qua tìm hiểu truyện, em hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng, bành giầy? -Học sinh suy nghĩ, trả lời. 3. ý nghĩa : - Giải thích nguồn gốc của 2 loại bánh cổ truyền 1 cách thú vị. - Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy, tục thờ cúng tổ tiên. - Đề cao nghề nông, trồng lúa nước. ? Nhận xét nghệ thuật kể chuyện? ? ý nghĩa của chuyện - HS khái quát nghệ thuật, nội dung. III. Tổng kết * Nghệ thuật: * Nội dung: * Ghi nhớ ( SGK) - Kể ngắn gọn 2 truyện truyền thuyết; đặc điểm, ý nghĩa truyện? IV. Luyện tập * Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. - Làm bài tập: 1, 2, 4 (SBT /3) - Chuẩn bị bài: Từ và cấu tạo của từ.
Tài liệu đính kèm: