Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Đào Thị Bích Ngọc

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Đào Thị Bích Ngọc

I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

 II. Chuẩn bị:

 IV. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học:

 *Hoạt động 1: Kiểm tra

 ? Nghĩa của từ là gì? Có những cách giải thích nghĩa của từ như thế nào?

 *Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới.

 Trong từ Tiếng việt có từ chỉ có 1 nghĩa nhưng có những từ do xã hội phát triển, dẫn đến nhận thức của con người cũng phát triển nên nảy sinh nhiều khái niệm mới từ có nhiều cách gọi tên (nhiều nghĩa). Để giúp các em nắm được: Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

*Hoạt động 3: Bài mới

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Đào Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:4/10/2006 
Ngày dạy :5/10/2006
Tiết 19 : Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
	I. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp học sinh nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.	
	II. Chuẩn bị:
	IV. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học:
	*Hoạt động 1: Kiểm tra
	? Nghĩa của từ là gì? Có những cách giải thích nghĩa của từ như thế nào?
	*Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới.
	Trong từ Tiếng việt có từ chỉ có 1 nghĩa nhưng có những từ do xã hội phát triển, dẫn đến nhận thức của con người cũng phát triển nên nảy sinh nhiều khái niệm mới àtừ có nhiều cách gọi tên (nhiều nghĩa). Để giúp các em nắm được: Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
*Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV yêu cầu h/s đọc bài thơ.
? Trong bài thơ có mấy sự vật có "chân"?
? "Chân" của những sự vật nào có thể nhìn thấy, sờ thấy?
Học sinh đọc bài thơ
Học sinh phát hiện trả lời
I. Từ nhiều nghĩa:
1.Bài tập:
Bài thơ "Những cái chân"
à4 sự vật.
- Chân của: gậy, com pa, chân kiềng, chân bàn.
? Sự thật nào không có chân mà vẫn được đưa vào bài thơ?
? Đưa vào nhằm mục đích gì?
Học sinh phát biểu suy nghĩ
- Cái võng.
- Ca ngợi anh bộ đội hành quân.
? Em hiểu nghĩa của các từ "chân" ở trên như thế nào?
Học sinh suy nghĩ trả lời
- Chân (của gậy): Là nơi tiếp xúc đất.
- Chân (của com pa): để giúp com pa quay được.
- Chân (kiềng): dùng để đỡ thân kiềng và xoong nồi ...
- Chân (bàn): dùng để đỡ thân bàn, mặt bàn.
Ngoài ra
? Hãy tìm 1 số nghĩa khác của từ "chân".
Học sinh phát biểu
- Bộ phận dưới cùng tiếp xúc với đất dùng để đi, đứng: đau chân.
- Bộ phận dưới cùng của 1 số đồ vật có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác: chân giường, chân kiềng, chân đèn.
? Nét chung giữa các nghĩa của từ "chân" là gì?à (nơi tiếp xúc với đất)
Học sinh phát biểu ý kiến của mình.
- Bộ phận dưới cùng của 1 số đồ vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nên: chân tường, chân núi, chân răng.
? Tìm thêm.
1 số từ có nhiều nghĩa từ "chân" ở trên?
Học sinh tìm từ mới.
Ví dụ: "Mắt"
- Bộ phận của cơ thể người dùng để nhìn.
- Bộ phận của quả na "mắt na"
- Chỗ lồi lõm của gốc cây bàng (mắt bàng).
? Nét nghĩa chung của từ "mắt là gì"
Học sinh suy nghĩ trả lời.
àChỗ lồi lõm hình tròn hoặc hình thoi.
? Qua đó: Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ " chân", "mắt".
Học sinh trả lời.
- Là những từ nhiều nghĩa
Tương tự nhi trên
? Em có thể tìm thêm 1 số nghĩa khác của các từ sau đây không?
- Giáo viên đưa 1 số từ: xe đạp, toán học, com pa, bút ...
Học sinh trả lời.
- Không.
Giáo viên khái quát:
Đây là những từ chỉ có 1 nghĩa.
? Qua các ví dụ trên em có nhận xét gì về nghĩa của từ.
Học sinh trả lời
2. Ghi nhớ
Từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa.
Giáo viên nêu ví dụ:
"Bà già đi chợ ...
Bói xem ... lợi (1) chăng"
...
Lợi (2)thì có lợi(2) nhưng răng không còn.
? Từ "lợi" trong bài ca dao có những nét nghĩa nào?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Lợi (1): Cái có ích mà con người thu được nhiều hơn những gì bỏ ra.
- Lợi (2): Phần thịt bao phủ xung quanh chân răng.
? Hai từ "lợi" trên có nét nghĩa chung nào không?
Học sinh trả lời.
Không có nét nghĩa chung.
àTừ đồng âm khác nghĩa
Giáo viên: So sánh giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:
+ Từ đồng âm: Âm thanh giống nhau nét nghĩa xa nhau.
+ Từ nhiều nghĩa: Giữa các nghĩa có mối quan hệ nhất định có thể tìm ra cơ sở những nét nghĩa chung.
Giáo viên khái quát chuyển ý:
Các từ "chân", "mắt" ở trên có nhiều nghĩa như vậy là do có hiện tượng chuyển nghĩa của từ ược hiểu như thế nào?
? Cho biết nghĩa đầu tiên của từ "chân" là nghĩa nào?
" Mắt"
Học sinh suy nghĩ trả lời.
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
1. Bài tập:
- Bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc động vật.
Nghĩa đầu tiên gọi là nghĩa gốc (nghĩa đen), nghĩa chính). Nó là cơ sở để hình thành nghĩa chuyển của từ.
? Nêu 1 số nghĩa chuyển của từ "chân" mà em biết?
Học sinh trả lời.
- Bộ phận tiếp xúc với đất của sự vật nói chung.
- Bộ phận gắn liền với đất hoặc sự vật khác. 
Giáo viên:
Muốn hiểu từ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển phải đặt trong văn cảnh cụ thể.
Như vậy từ "chân" trong bài thơ "Những cái chân" được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
Học sinh suy nghĩ trả lời.
Dùng với nghĩa chuyển nhưng vẫn được hiểu theo nghĩa gốc nên mới có sự liên tưởng thú vị: cái kiềng có tới 3 chân nhưng "chẳng bao giờ đi cả" còn cái võng không có chân mà "đi khắp nước".
Giáo viên:
Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra 1 số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng.
+ Đầu: Đầu sông, đầu nhà, đầu mối, đầu têu.
+ Mũi : Mũi kim, mũi kéo, mũi thuyền, mũi đất.
+ Tay: Tay ghế, tay vịn cầu thang, tay súng.
? Qua ví dụ: Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Trong từ nhiều nghĩa có những loại nghĩa nào?
2. Ghi nhớ (SGK/56)
? Bài tập nêu yêu cầu gì mà chúng ta phải thực hiện.
- Học sinh đọc bài tập 2 (SGK).
Học sinh thực hiện.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 2 (56)
- Lá: Lá phổi, lá lách.
- Quả: Quả tim, quả thận. 
2. Bài tập 3 (56)
Yêu cầu: Tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa SGK ba ví dụ minh hoạ.
Học sinh thực hiện
a. 
Cái cửa à cửa gỗ;
cái cuốcàcuốc đất; hộp sơn à sơn cửa; cân muối à muối dưa.
b.
- Đang bó lúa àgánh 3 bó lúa
- Cuộn bức tranh à3 cuộn giấy
- Đang nắm cơm à3 nắm cơm
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh học ở nhà 
Nghĩa của từ là gì? Có những cách giải thích nghĩa của từ như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 19-Tu nhieu nghia.doc