I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Biết tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài văn tự sự
II. Chuẩn bị:
- Học sinh : xem lại các văn bản đã học
III. Kiểm tra: (4) Hãy nêu bố cục của bài văn tự sự và nhiệm vụ của từng phần?
IV. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học:
*Hoạt động 1: Giới thiệu
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm
Ngày soạn: Ngày dạy : Tiết 15: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Biết tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài văn tự sự II. Chuẩn bị: - Học sinh : xem lại các văn bản đã học III. Kiểm tra: (4’) Hãy nêu bố cục của bài văn tự sự và nhiệm vụ của từng phần? IV. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học: *Hoạt động 1: Giới thiệu Hoạt động 2: Hình thành khái niệm Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự: 1. Đề văn tự sự: Giáo viên chép các đề bài lên bảng. ? Lời văn của đề (1, 2) nêu ra những yêu cầu gì? ( Nội dung kể yêu cầu kể gì? ) Học sinh đọc lại đề bài. Học sinh trả lời (1) Kể 1 câu chuyện em thích bằng lời văn của em. (2) Kể chuyện về 1 người bạn tốt (3) Kỷ niệm ngày thơ ấu (4) Ngày sinh nhật của em (5) Quê em đổi mới (6) Em đã lớn rồi Đề 1, 2: Yêu cầu kể chuyện - 1 câu chuyện em thích - 1 người bạn tốt. ? Chữ nào trong đề thể hiện điều đó, gạch chân. ? Cách diễn đạt của các đề 3, 4, 5, 6 có gì khác với đề 1, 2? Học sinh suy nghĩ trả lời - Đề 1, 2 có từ kể - Đề 3, 4, 5, 6 không có từ kể, giống nhan đề 1 bài văn. Vậy các nhan đề 3,4, 5, 6 có phải là đề văn tự sự không? Vì sao? Học sinh phát biểu suy nghĩ - Đó là những đề văn tự sự vì bản thân đề đã chứa đựng nội dung tự sự: 1 kỷ niệm, 1 ngày thơ ấu, 1 ngày sinh nhật, 1 miền quê đổi mới. Giáo viên khái quát: Đề văn tự sự tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: Có đề đã nêu yêu cầu có đề chưa ( đề mở) ? Từ trọng tâm của mỗi đề trên là từ nào? gạch chân Học sinh xác định các từ trọng tâm Giáo viên: Đối tượng của văn tự sự cũng phong phú, trong các đề trên : đề nào kể người, đề nào kể việc Học sinh phát hiện trả lời * Yêu cầu của đề: - Đề 2, 6: nghiêng về kể người ( 1 người bạn tốt, em) - Đề 1, 3: nghiêng về kể việc ( 1 câu chuyện, 1 kỷ niệm ...) - Đề 4,5 : nghiêng về tường thuật (ngày sinh nhật, đổi mới) Giáo viên: Nếu là đề nghiêng về kể người thì chú ý đến nhân vật chính, mỗi đề bài đều có 1 yêu cầu cụ thể được nói đến trong câu văn, Muốn xác định được yêu cầu của đề bài cần đọc kỹ lời văn. Gạch dưới những từ yêu cầu về nội dung, hình thức. Để làm tốt bài văn tự sự chúng ta cần trải qua những bước nào? ( 4 bước) 2. Cách làm bài văn tự sự: Tìm hiểu đề: Tìm hiểu đề Lập ý (tìm ý) * 4 bước: Lập dàn ý Viết văn - Giáo viên xoá các đề còn lại (để đề 1) - Học sinh đọc lại đề 1 * Tìm hiểu đề 1 a, Tìm hiểu đề: ? Đề bài nêu những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện? Học sinh xác định yêu cầu - Yêu cầu: Nghệ thuật: Kể bằng lời văn của mình Nội dung: 1 câu chuyện mình thích ? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào? - Học sinh trình bày ý kiến + Câu chuyện em thích (tuỳ cá nhân lựa chọn) + Bằng lời văn của em (không sao chép của người khác) - Từ yêu cầu trên em hãy xác định nội dung sẽ biết trong bài như thế nào? b. Lập dàn ý Ví dụ: ? Em chọn câu chuyện nào? Chọn sự việc nào trong truyện Thánh Gióng Học sinh lựa chọn sự việc Câu chuyện "Thánh Gióng"" - Sự việc: Thánh Gióng đánh tan giặc Ân bay về trời. ? Kể chuyện Thánh Gióng nhằm thể hiện tư tưởng, chủ đề gì? Học sinh trả lời - Chủ đề: Truyện đề cao tinh thần đánh giặc cứu nước của Thánh Gióng đó cũng là truyền thống đánh giặc của nhân dân ta. Hãy nêu những sự việc chính trong câu chuyện? Học sinh phát hiện - Sự việc: + Gióng ra đời kì lạ + Gióng đánh giặc ? Trong 2 sự việc trên, em chọn viết sự việc nào? Vì sao? ( Gióng đánh giặc vì thể hiện được chủ đề của truyện) Học sinh lựa chọn Nội dung viết: * Sự việc Gióng đánh giặc ? Nếu kể sự việc Gióng đánh giặc thì em sẽ chọn kể từ đoạn nào đến đoạn nào? Học sinh trả lời - " Bấy giờ giặc Ân ... Phong là Phù đổng thiên vương ? Nêu diễn biến các sự việc em chọn kể? Giáo viên khái quát: Nếu chọn sự việc Gióng đánh giặc có thể bỏ qua các chi tiết về sự ra đời của Gióng, chuyện tre đằng ngà, làng Cháy ... để cho câu chuyện tập trung vào chủ đề. ? Khi lập dàn ý của bài văn tự sự cần lưu ý gì? Học sinh nhắc lại kiến thức Học sinh rút ra nhận xét - Giặc Ân xâm lược, giặc mạnh, Vua lo tìm người tài giỏi - Bấy giờ ở làng Gióng có 1 đứa trẻ lên ba ... - Khi nghe tin sứ giả rao bỗng cất tiếng nói... - Yêu cầu giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt. - Tráng sĩ vỗ vào mông ngựa ... - Giặc thất bại - Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng * Ghi nhớ 1, 2 / 48 Hoạt động 3: Dặn dò: - ở nhà: + Nắm vững 2 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý trong bài văn tự sự + Chuẩn bị tiếp bước: Lập dàn ý, viết bài văn hoàn chỉnh.
Tài liệu đính kèm: