Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 133 đến 140 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 133 đến 140 - Năm học 2011-2012

I. Phần văn:

1. Lập bảng thống kê các văn bản đã học.

- Yêu cầu: Nhớ chính xác theo các cụm bài, các kiểu văn bản đã học theo thứ tự.

a. Tự sự:

- Tự sự dân gian: các truyện cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, cười.

- Tự sự trung đại

- Tự sự hiện đại: thơ tự sự, trữ tình,

b. Văn bản miêu tả:

c. Văn bản biểu cảm

d. Văn bản nhật dụng.

2. Nêu khái niệm

3. Lập bảng thống kê về các nhân vật chính.

4. Nêu nhân vật mà mình thích? Vì sao?

5. Phương thức biểu đạt: Tự sự

6. Những văn bản thể hiện:

a. Truyền thống yêu nước: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,

b. Tinh thần nhân ái: Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy.

7. HS về nhà làm.

II. Phần Tập làm văn:

1. Các loại văn bản và phương thức biểu đạt

2,3. Xác định phương thức biểu đạt:

4. phần II mục 1,2

5. Mối quan hệ giữa sự việc nhân vật, chủ đề:

- Sự việc phải do nhân vật làm ra. Nếu không có nhân vật thì sự việc trở nên vụn nát ngược lại nếu không có sự vệc thì nhân vật trở nên nhạt nhẽo.

- Sự việc và nhân vật phải cùng tập trung để thể hiện chủ đề.

6. Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố:

- Chân dungvà ngoại hình

- Ngôn ngữ

- Cử chỉ hành động, suy nghĩ

- Lời nhận xét của các nhân vật khác

7. Thứ tự và ngôi kể:

a. Thứ tự kể:

- Theo trình tự thời gian: Làm cho câu chuyện mạch lạc rõ ràng.

- Theo trình tự không gian: Làm cho cảnh vật trở nên có thứ tự.

- Kết hợp: tạo sự bất ngờ lí thú.

b. Ngôi kể:

- Ngôi thứ nhất: làm cho câu chuyện như thật.

- Ngôi thứ ba: làm cho câu chuyện mang tính khách quan.

 

doc 11 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 133 đến 140 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/4/2012
Ngày giảng: ..
TIẾT 133:
TỔNG KẾT PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Nội dung, nghệ thuật của các bài văn.
- Thể loại, phương thức biểu đạt của các văn bản.
- Hệ thống kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học.
- Đặc điểm và cách thức tạo lập các kiểu văn bản.
- Bố cục của các loại văn bản đã học.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết ý nghĩa, yêu cầu và cách thức thực hiện các yêu cầu của bài tổng kết.
- Khái quát, hệ thống văn bản trên các phương diện cụ thể.
- Cảm thụ và phát biểu cảm nghĩ cá nhân.
- Nhận biết các phương thức biểu đạt đã học trong các văn bản cụ thể.
- Phân biệt được các loại văn bản: tự sự, miêu tả.
B. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 6A:.;6B:..
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới
* Hoạt động 2: Nội dung
- GV cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau
- GV tổng kết nhận xét.
I. Phần văn:
1. Lập bảng thống kê các văn bản đã học.
- Yêu cầu: Nhớ chính xác theo các cụm bài, các kiểu văn bản đã học theo thứ tự.
a. Tự sự:
- Tự sự dân gian: các truyện cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, cười.
- Tự sự trung đại
- Tự sự hiện đại: thơ tự sự, trữ tình,
b. Văn bản miêu tả:
c. Văn bản biểu cảm
d. Văn bản nhật dụng.
2. Nêu khái niệm
3. Lập bảng thống kê về các nhân vật chính.
4. Nêu nhân vật mà mình thích? Vì sao?
5. Phương thức biểu đạt: Tự sự
6. Những văn bản thể hiện:
a. Truyền thống yêu nước: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,
b. Tinh thần nhân ái: Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy...
7. HS về nhà làm.
II. Phần Tập làm văn:
1. Các loại văn bản và phương thức biểu đạt
2,3. Xác định phương thức biểu đạt:
4. phần II mục 1,2
5. Mối quan hệ giữa sự việc nhân vật, chủ đề:
- Sự việc phải do nhân vật làm ra. Nếu không có nhân vật thì sự việc trở nên vụn nát ngược lại nếu không có sự vệc thì nhân vật trở nên nhạt nhẽo.
- Sự việc và nhân vật phải cùng tập trung để thể hiện chủ đề.
6. Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố:
- Chân dungvà ngoại hình
- Ngôn ngữ
- Cử chỉ hành động, suy nghĩ
- Lời nhận xét của các nhân vật khác
7. Thứ tự và ngôi kể:
a. Thứ tự kể:
- Theo trình tự thời gian: Làm cho câu chuyện mạch lạc rõ ràng.
- Theo trình tự không gian: Làm cho cảnh vật trở nên có thứ tự.
- Kết hợp: tạo sự bất ngờ lí thú.
b. Ngôi kể:
- Ngôi thứ nhất: làm cho câu chuyện như thật.
- Ngôi thứ ba: làm cho câu chuyện mang tính khách quan.
* Hoạt động 4: Củng cố, HDVN:
 4. Củng cố:
- GV hệ thống bài
5. Hướng dẫn về nhà:
- Soạn bài: Tổng kết phần Tiêng Việt
Hoàn thiện bài tập.
Ngày soạn: 30/4/2012
Ngày giảng: ..
Tiết 134
TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Danh từ, động từ, tính từ; cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ.
- Các thành phần chính của câu.
- Các kiểu câu.
- Các phép nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
- Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
2. Kỹ năng:
- Nhận ra các loại từ và phép tu từ.
- Chữa được các lỗi về câu và dấu câu.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc soạn bài của HS
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG2: 
NỘI DUNG
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
- Từ là gí? Cho VD?
- Thế nào là từ đơn? Từ phức? Cho VD?
- Từ ghép khác từ láy ở điểm nào? VD?
I. Từ và cấu trạo từ:
- Từ là đơn vị tạo nên câu.
Ăn/ uống/ ở/
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
- Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên.
Từ phức và từ láy: đều thuộc loại từ phức, nghĩa là chúng đều gồm ít nhất hai tiếng trở lên.
+ Từ phức được tạo ra bằng cách kết hợp các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhauthì được gọi là từ ghép.
+ Từ phức được tạo ra bằng cách kết hợp các tiếng có quan hệ lặp âm với nhau thì được gọi là từ láy.
- HS nhắc lại các từ loại đã học và cho VD?
II. Từ loại và cụm từ:
1. Từ loại: DT, ĐT, Dại từ, TT, ST, LT, chỉ từ, phó từ.
2. Cụm từ: Cụm DT, cụm Đt, cụm TT
- Nghĩa của từ có mấy loại? Đó là những loại nào?
III. Nghĩa của từ 
Nghĩa gốc và nghĩa chuyển tạo nên hiện tượng nhiều nghã của từ.
VD: Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Xuân1: mùa xuân, mùa đầu của 1 năm.
Xuân2: chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung.
- Trong tiếng Việt, ngoài từ thuần Việt chúng ta còn vay mượn ngôn ngữ của nước nào?
IV. Nguồn gốc của từ:Chúng ta vay mượn tiếng Hán và ngôn ngữ ấn âu
- Nhắc lại các lỗi thường gặp
- Nhắc lại các phép tu từ đã học? Tác dụng?
- Nêu các loại câu đã học
V. Lỗi dùng từ
- Lặp từ
- lần lộn từ gần âm
- Dùng từ không đúng nghĩa,
VI. Các phép tư từ: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
VII. Câu:
- Câu trần thuật đơn có từ là
- Câu trần thuật đơn không có từ là.
- Các thành phần chính của câu: CN-VN.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:
Kết hợp trong HĐ 2.
HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ, HDVN
4. Củng cố:
Hệ thống kiến thức TV.
5. Hướng dẫn học tập:
Ôn tập về dấu câu
Ngày soạn: 30/4/2012
Ngày giảng: ..
Tiết 135 
ÔN TẬP TỔNG HỢP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
- Nắm được kiến thức cơ bản của môn ngữ văn 6 về văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- Tích hợp ba phân môn để làm tốt bài tập.
1.Kiến thức
- Bài tập làm văn số 8 là bài kiểm tra tổng hợp cuối năm nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện sau:
	+ Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn học Ngữ văn.
	+ Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (kể và miêu tả) trong 1 bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung.
2.Kĩ năng: Biết liên hệ phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6 - Tập 2 để làm phong phú thêm nhận thức của mình về chủ đề đã học.
 3.Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu và niềm đam mê đối với môn Văn học.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Nội dung ôn tập.
- HS Ôn tập lại kiến thức đã học
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Khởi động:
1. Ổn định lớp: 6a:; 6b:.............................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các thể loại văn bản đã được học? Cho ví dụ văn bản cụ thể.
3. Bài mới: 
- Lời vào bài: Tiết “Ôn tập tổng hợp” sẽ giúp các em có kiến thức tổng hợp về môn Ngữ văn để làm tốt bài kiểm tra học kì.
* Hoạt động 2: Nội dung 
- Yêu cầu học sinh nắm chắc các đặc điểm thể loại đã học.
- Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản đã học: nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu, vẻ đẹp của các trang văn miêu tả, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ và ý nghĩa của văn bản.
- Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm, thể loại ở những văn bản đã học.
- Nắm nội dung và ý nghĩa 3 văn bản nhật dụng.
Phần Tiếng Việt:
- Gv:Phần tiếng Việt ở học kì II, cần chú ý những gì?
- Hs: - Phó từ.
	- Các vấn đề về câu: 
+ Các thành phần chính của câu.
+ Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn.
+ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
Phần Tập Làm Văn
- Gv nhắc lại kiến thức về văn tự sự, miêu tả và đơn từ.
- Gv cho hs làm quen với một số dạng đề kiểm tra học kì những năm trước.
I. Về phần đọc - hiểu văn bản:
- Yêu cầu học sinh nắm chắc các đặc điểm thể loại đã học.
- Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản đã học: nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu, vẻ đẹp của các trang văn miêu tả, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ và ý nghĩa của văn bản.
* Thơ:
Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ
Lượm – Tố Hữu
Mưa – Trần Đăng Khoa
*Nội dung và ý nghĩa 3 văn bản nhật dụng.
- Động Phong Nha: danh lam thắng cảnh.
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: bảo vệ, giữ gìn môi trường.
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử: di tích lịch sử.
II. Phần Tiếng Việt:
- Phó từ.
- Các vấn đề về câu: 
+ Các thành phần chính của câu.
+ Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn.
+ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
III. Phần Tập Làm Văn
- Tự sự
- Miêu tả
- Đơn từ.
* Hoạt động 3: Luyện tập:
- Kết hợp trong hoạt động 2.
* Hoạt động 4: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố:
- GV hệ thống bài
5. Hướng dẫn về nhà:
- Soạn bài: Tổng kết phần Tiêng Việt
Hoàn thiện bài tập.
Ngày soạn: 30/4/2012
Ngày giảng: ..
Tiết 136 
ÔN TẬP TỔNG HỢP (Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1.Kiến thức
- Bài tập làm văn số 8 là bài kiểm tra tổng hợp cuối năm nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện sau:
	+ Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn học Ngữ văn.
	+ Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (kể và miêu tả) trong 1 bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung.
2.Kĩ năng: Biết liên hệ phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6 - Tập 2 để làm phong phú thêm nhận thức của mình về chủ đề đã học.
 3.Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu và niềm đam mê đối với môn Văn học.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Nội dung ôn tập.
- HS Ôn tập lại kiến thức đã học
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Khởi động:
1. Ổn định lớp: 6a:; 6b:.............................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các thể loại văn bản đã được học? Cho ví dụ văn bản cụ thể.
3. Bài mới: 
* Hoạt động 2: Nội dung
IV.Hướng dẫn tự học:
- Ôn lại những kiến thức đã học.
- Làm một số dạng bài tập trong các đề kiểm tra học kì năm trước.
* Bài mới: Kiểm tra học kì II vào sáng ngày 8/05/2012. Cần ôn tập chu đáo để làm bài kiểm tra.
Hướng dẫn làm bài kiểm tra học kì II
- Cấu trúc: Trắc nghiệm, tự luận tỉ lệ 3/7.
- Nội dung: Chú ý các phép tu từ, thành phần chính của câu.
- Ôn tập chu đáo, luyện tập nhiều về văn miêu tả, đặc biệt là văn tả người.
 Hoạt động 4: Củng cố, HDVN:
 4. Củng cố:
- GV hệ thống bài
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kì.
Ngày soạn: 30/4/2012
Ngày giảng: ..
Tiết 137 + 138:
KIỂM TRA HỌC KÌ II.
(Đề chung của Phòng GD&ĐT)
Ngày soạn: 10/5/2012
Ngày giảng: ..
Tiết 140 
	 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: Hệ thống lại tất cả các kiến thức đã học ở học kỳ II ở 3 phân môn: Văn - Tiếng Việt và Tập làm văn
2.Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng phân tích sửa lỗi trong bài làm của mình
3.Thái độ: Nghiêm túc trong giờ trả bài.
B.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Chấm và trả bài, vào điểm theo đáp án.
2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức có trong bài kiểm tra, tự đánh giá bài viết của mình.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định lớp: 6A:..........................................; 6B:................................................... 
2. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện
3.Bài mới :
* Hoạt động 2: Trả bài
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
Đáp án
- Gv: Phát vấn về đáp án của phần trắc nghiệm.
- Hs Trả lời
- Gv: Gọi Hs lên bảng xác định các thành phần của câu.
- Hs: Xác định.
- GV: Qua bài viết của mình em nào có thể lập dàn ý cho đề bài này?
- HS: Trả lời các ý chính của bài.
- Gv: Viết dàn ý và thang điểm. Nhận xét:
-Ưu điểm:
- Hạn chế
* Hoạt động 3: Sửa lỗi
* Sửa lỗi 	
-GV treo bảng phụ, ghi các lỗi sai, HS sửa.
- GV nhận xét, sửa sai
* GV đọc một số bài tốt cho cả lớp nghe( Huấn, Huyền)
- Gv: Đọc tên, ghi điểm.
I. Đáp án và thang điểm 
( Xem đáp án của phòng giáo dục Đam Rông trong tiết kiểm tra học kỳ II)
* Trắc nghiệm: 3.0 điểm
*Tự luận :7.0điểm
II. Nhận xét:
* Ưu điểm:
- Nắm được tác giả, nội dung văn bản
- Xác định được thành phần trạng ngữ.
- Viết được bài văn tả cảnh.
* Hạn chế:
- Nhiều bạn xác định sai chủ ngữ vị ngữ, không nhớ kiểu câu tồn tại.
- Bài văn miêu tả còn lộn xôn, sai chính tả nhiều.
- Đoạn văn chưa thống nhất về nội dung.
III.Sửa lỗi:
a, Lỗi kiến thức
- Mẹ em mát tròn như hai hòn bi ve -> Mẹ em có đôi mắt tròn đen lay láy... Tiếng mẹ ồm ồm-> Tiếng thanh nhẹ...
b, Lỗi diễn đạt
- Dùng từ: mẹ em ngộ-> Mẹ em nổi nóng
- Lời văn: 
+ Lủng củng, kể lể nhiều hơn tả: Hàng ngày mẹ em ra đồng làm, trưa về mẹ nấu cơm cho cả nhà, tối đến mẹ bảo em học...
c,Sửa lỗi chính tả.
 Gia dẻ-> da dẻ.
4. Đọc bài khá:
5. Đọc điểm:
* Hoạt động 4: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố:
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II:
Lớp 
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm >TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm 
< TB
 6a
27
4
11
11
26
1
1
6b
28
6
7
12
20
8
8
5. HDVN:
 Về nhà viết lại bài viết tập làm văn vào vở. Xem lại kiểu câu tồn tại, cho ví dụ. Xem trước các văn bản của sách giáo khoa ngữ văn 7. 
Ngày soạn: 10/5/2012
Ngày giảng: ..
Tiết 140:
 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
 (Phần Văn và Tập làm văn)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: Vẻ đẹp, ý nghĩa của một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
2.Kĩ năng:
- Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về di tích lịch sử (danh lam thắng cảnh) ở địa phương.
- Quan sát, tìm hiểu, ghi chép thông tin cụ thể về đối tượng.
- Trình bày trước tập thể lớp
3.Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu và niềm đam mê đối với môn Văn học.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Nội dung bài giảng.
- HS: Làm việc nhóm, tham quan, phát vấn, thuyết trình, sưu tầm tranh ảnh.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Khởi động:
1.Ổn định lớp: 6a:...............................................; 6b:...............................................
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
* Hoạt động 2: Nội dung:
Chuẩn bị ở nhà
Bài 1:
- Gv hướng dẫn Hs thực hiện theo yêu cầu của sgk/161.
- Tất cả học sinh đều phải tự ôn lại.
Bài 2: 
- Gv cho Hs chọn địa danh, phân nhóm, hướng dẫn các em tham quan, tìm hiểu.
- HS tổ chức tham quan theo nhóm, tìm tòi tài liệu về địa danh của nhóm mình.
Bài 3: 
- Gv yêu cầu cả bốn nhóm chọn một yếu tố môi trường, tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, cách bảo vệ. 
- Hs: Tự tổ chức tìm hiểu vấn đề môi trường.
Bài 4: Gv yêu cầu một Hs sưu tầm 1 bài viết về địa phương.
Hoạt động 3: Luyện tập:
Bài 1: 
- Gv phát vấn Hs để ôn lại các văn bản có giới thiệu danh thắng, di tích, môi trường.
- Hs nhớ, học hỏi cách giới thiệu để biết cách giới thiệu một danh thắng, di tích ở địa phương mình.
Bài 2:
- Gv hướng dẫn:Danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử đó ở đâu? Có từ bao giờ, được phát hiện khi nào? Do ai, nhân tạo hay cảnh tự nhiên?
- Các nhóm có 5 phút để trao đổi trước khi lên thuyết trình.
- Đại diện nhóm thuyết trình, các nhóm nghe, bổ sung, nhận xét.
- Gv nhận xét, giới thiệu lại, ghi điểm.
Bài 3:
- HS: Lần lượt các nhóm cử đại diện nhóm lên bảng thuyết trình vấn đề nhóm minh đã chuẩn bị.
- Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.
- Gv: Theo dõi, nhận xét, chấm điểm.
Bài 4: 
- Gv khuyến khích, chọn bài sưu tầm hoặc bài viết của hay của hs và yêu cầu các em ttrình bày trước lớp.
- Hs: Trình bày.
Nhớ lại các kiến thức học được trong tiết học về nhà.
I.Chuẩn bị ở nhà:
Bài 1: Xem lại các văn bản có giới thiệu địa danh, môi trường.
Bài 2: Chọn 1danh lam thắng cảnh ở địa phương, tham quan, tìm hiểu để giới thiệu với bạn bè.
Bài 3: Tìm hiểu vấn đề môi trường ở địa phương: sông, suối, rừng núi, thôn bản,..)
Bài 4: Sưu tầm bài viết về địa phương em.
II. Hoạt động trên lớp:
1. Văn bản giới thiệu về danh thắng, di tích lịch sử và môi trường:
- Sông nước Cà Mau.
- Cô Tô.
- Cầu Long Biên-Chứng nhân lịch sử.
- Động Phong Nha.
- Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ.
2. Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương Phú Thọ:
- Danh lam thắng cảnh: Ao trời- Suối tiên; Ao Châu. 
- Di tích lịch sử: Đền Hùng; Đền thờ Ngô Quang Bích
- Vẻ đẹp?
- Ý nghĩa lịch sử?
- Giá trị kinh tế?
3.Vấn đề môi trường và bảo vệ, giữ gìn môi trường ở quê hương em.
- Rừng
- Rác thải
- Nước sạch
- Không khí
4. Bài viết hay về quê hương Phú Thọ
* Hoạt động 4: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học và sự chuẩn bị của HS
5. Hướng dẫn về nhà ôn tập trong hè: 
- Viết một bài văn giới thiệu về quê hương Phú Thọ.
- Tập viết chính tả để rèn chữ.
- Ôn tập lại kiến thức theo đề cương.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 T133- 140.doc