Giáo án Ngữ văn 6 tiết 133 đến 136 - GV: Trương Hạnh Huyền

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 133 đến 136 - GV: Trương Hạnh Huyền

Tiết 133: TỔNG KẾT PHẦN VĂN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh:

- Làm quen với loại hình bài tổng kết chương trình: Hệ thống văn bản, nhân vật chính trong các truyện, đặc trưng thể loại của văn bản.

- Củng cố và nâng cao khả năng hiểu biết và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng văn học tiêu biểu.

- Đặc điểm nổi bật của các phương thức biểu đạt và sự kết hợp giữa các phương thức trong một văn bản.

- Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích.

B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

- Tổng kết theo câu hỏi trong SGK (tr. 154)

Câu 1: Ghi lại theo trí nhớ các nhan đề đã học trong năm theo cụm bài, kiểu văn bản đã học theo thứ tự cụm chương trình sau đó đối chiếu SGK, bổ sung, điều chỉnh chỗ sai.

- Học sinh tự làm vào vở.

Câu 2: Đọc các chú thích (* ) ở các bài 1; 5; 10; 14; 19 và trả lời câu hỏi:

 - Truyền thuyết là gì ?

 - Truyện cổ tích là gì ?

 - Truyện ngụ ngôn là gì ?

 - Truyện cười là gì ?

 - Truyện trung đại là gì ?

 - Văn bản nhật dụng là gì ?

Y/c: Trả lời ngắn gon đầy đủ, có nêu từ 1 đến 2 ví dụ minh họa.

 

doc 6 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 1245Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 133 đến 136 - GV: Trương Hạnh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/05
Ngày dạy: 06/05
Tiết 133: tổng kết phần văn 
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh:
Làm quen với loại hình bài tổng kết chương trình: Hệ thống văn bản, nhân vật chính trong các truyện, đặc trưng thể loại của văn bản.
Củng cố và nâng cao khả năng hiểu biết và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng văn học tiêu biểu. 
Đặc điểm nổi bật của các phương thức biểu đạt và sự kết hợp giữa các phương thức trong một văn bản.
Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích.
B. Tiến trình lên lớp:
- Tổng kết theo câu hỏi trong SGK (tr. 154)
Câu 1: Ghi lại theo trí nhớ các nhan đề đã học trong năm theo cụm bài, kiểu văn bản đã học theo thứ tự cụm chương trình sau đó đối chiếu SGK, bổ sung, điều chỉnh chỗ sai.
- Học sinh tự làm vào vở.
Câu 2: Đọc các chú thích (* ) ở các bài 1; 5; 10; 14; 19 và trả lời câu hỏi:
 - Truyền thuyết là gì ?
 - Truyện cổ tích là gì ?
 - Truyện ngụ ngôn là gì ?
 - Truyện cười là gì ?
 - Truyện trung đại là gì ?
 - Văn bản nhật dụng là gì ?
Y/c: Trả lời ngắn gon đầy đủ, có nêu từ 1 đến 2 ví dụ minh họa.
Câu 3: Lập bảng thống kê các nhân vật chính trong các văn bản tự sự (truyện, văn xuôi) đã học.
 ( Học sinh làm ở nhà )
1. Thứ tự
2. Nhan đề văn bản
3. Nhân vật chính
4. Tính cách và ý nghĩa của nhân vật chính.
 Câu 5: Giữa các loại truyện dân gian, trung đại và hiện đại có điểm gì khác nhau về phương thức biểu đạt. 
- Phải có cốt truyện nhân vật, chi tiết kể, tả
Câu 6: + Những văn bản thể hiện tinh thần yêu nước:
- Thánh Gióng, sự tích Hồ Gươm 
 + Tinh thần nhân ái:
- Con rồng cháu tiên, bánh chưng - bánh giầy
 Luyện tập:
Bài 1: Cảm nhận của em về những bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Mưai.
Bài 2: Nghệ thuật chủ yếu trong văn bản Búc thư của thủ lĩnh da đỏ? Tác dụng?
Bài 3: Yếu tố dân gian được thể hiện qua văn bản Lao xao của Duy Khán? Tác dụng?
--------------------------------
 Ngày soạn: 01/05
Ngày dạy: 06/05
Tiết 134: tổng kết phần tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh:
Làm quen với loại hình bài tổng kết chương trình: Hệ thống văn bản, nhân vật chính trong các truyện, đặc trưng thể loại của văn bản.
Củng cố và nâng cao khả năng hiểu biết và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng văn học tiêu biểu. 
Đặc điểm nổi bật của các phương thức biểu đạt và sự kết hợp giữa các phương thức trong một văn bản.
Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích.
B. Tiến trình lên lớp:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điền vào bảng 1 trong SGK (trang 155)
 + Tự sự: Con rồng cháu tiên, đêm nay Bác không ngủ
 + Miêu tả: Sông nước Cà Mau, mưa Cô Tô.
 + Biểu cảm: Lượm, đêm nay Bác không ngủ, Mưa, Cô Tô, Lao xao.
 + Nghị luận: Lòng yêu nước 
 + Nhật dụng: Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha.
 + Hành chính, công vụ: Đơn từ.
* Mục đích:
 1. Tự sự: Kể chuyện, kể việc, làm sống lại câu chuyện, sự việc.
 2. Miêu tả: Tái hiện cụ thể, sinh động như thật cảnh vật hoặc chân dung con người
 3. Đơn từ: Giải quyết yêu cầu, nguyện vọng của người viết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát kết cấu, bố cục của các loại văn bản.
1. Mở bài:
 - Tự sự: Giới thiệu khái quát chuyện, nhân vật hoặc dẫn vào truyện.
 - Miêu tả: Tả khái quát cảnh, người.
2. Thân bài: 
 - Tự sự: Diễn biến câu chuyện, sự việc một cách chi tiết.
 - Miêu tả: Tả cụ thể chi tiết theo một trình tự nhất định.
3. Kết luận:
 - Tự sự: Kết cục của truyện, số phận các nhân vật, cảm nghĩ của người kể.
 - Miêu tả: ấn tượng chung, cảm xúc của người tả.
Luyện tập:
Bài 1: Kể lại bài thơ Đêm nay Bác không ngủ bằng văn xuôi.
 Ngôi kể: nhập vai anh đội viên, ngôi thứ nhất.
- Dựa vào bài thơ.
- Kể bằng lời văn của mình.
- Không sáng tạo. thêm bớt quá nhiều.
Bài 2: Dựa vào văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ em hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh đẹp của mảnh đất này. 
-----------------------------------
 Ngày soạn: 02/05
Ngày sạy: 07/06
Tiết 135: tổng kết phần Tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh:
Củng cố và hệ thống hóa kiến thức cả năm lớp 6.
So sánh, hệ thống hóa khái quát hơn. 
Giải bài tập tổng hợp.
B. Tiến trình lên lớp:
I. Hệ thống hóa kiến thức về từ và cấu tạo từ:
- Học sinh trả lời các câu hỏi, cho ví dụ.
- GV bổ sung, kết luận:
 1. Từ là gì? Cho ví dụ ?
 2. Thế nào là từ đơn ? Từ phức ? VD ?
 3. Từ ghép khác từ láy ở điểm nào ? Cho VD ?
II. Từ loại và cụm từ:
- Học sinh nhắc lại 7 từ loại đã học.
- Những từ loại nào có thể mở rộng thành cụm từ ?
Giáo viên: Từ là đơn vị cơ bản để tạo nên câu.
Nó được phân chia thành từ loại là để chỉ rõ chức năng của từ trong việc tạo câu
- Khi nằm trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ thì ý nghĩa của các danh từ, động từ, tính từ cụ thể hơn. 
* ý nghĩa của từ:
 - Là nội dung mà từ biểu thị.
III. Câu:
- Các loại câu đã học:
 + Câu trần thuật đơn.
 + Câu trần thuật đơn có từ là.
 + Câu trần thuật đơn không có từ là.
- Các thành phần chính của câu:
 + Chủ ngữ
 + Vị ngữ.
IV. Dấu câu:
- Dấu chấm: Kết thúc câu trần thuật.
- Chấm hỏi: Kết thúc câu nghi vấn.
- Chấm than: Kết thúc câu cầu khiến hoặc cảm thán.
- Dấu phẩy: Phân cách các câu thành phần và các bộ phận của câu.
C. Luyện tập:
- Học sinh giải lại các bài tập tổng hợp
- Giáo viên bổ sung, nhận xét, kết luận.
Kiểm tra của tổ trưởng
Ngày 03 tháng 05 năm 2010
 Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 136: ôn tập tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh:
Nắm vững các yêu cầu của 3 phần: Văn, tiếng việt, TLV, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.
Tích hợp giữa 3 phân môn ở cấp độ khái quát, hệ thống toàn chương trình một năm học.
Luyện kĩ năng khái quát hóa,hệ thống hóa, ghi nhớ.
B. Tiến trình lên lớp:
I. Hệ thống hóa những nội dung cơ bản: 
1. Phần đọc, hiểu văn bản:
Học kỳ I: Truyện dân gian
 Truyện trung đại
Học kỳ II: Truyện, ký, thơ tự sự, trữ tình hiện đại
 Văn bản, nhật dụng.
- Trình bày tóm tắt các điểm chủ yếu của từng loại văn bản.
- Cốt truyện, nhân vật chính, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
- Nghệ thuật miêu tả, kể chuyện, thứ tự kể, tả, ngôi kể, tả
- Cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, đối lập 
- Chủ đề, ý nghĩa của văn bản.
2. Phần Tiếng Việt:
- Từ: + Từ, nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
 + Danh từ và cụm danh từ.
 + Động từ và cụm động từ.
 + Tính từ và cụm tính từ.
 + Số từ và lượng từ, chỉ đinh từ.
- Các vấn đề về câu (tiết 135)
- Các biện pháp tu từ:
 + So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
3. Phần Tập làm văn:
- Tự sự, kể chuyện:
 + Kể chuyên dân gian.
 + Kể chuyện đời thường
 + Kể chuyện sáng tạo, tưởng tượng.
- Miêu tả:
 + Tả cảnh thiên nhiên.
 + Tả đồ vật và cây cối.
 + Tả người (Chân dung và hành động)
 + Tả cảnh sinh hoạt.
 + Miêu tả tưởng tượng sáng tạo
- Đơn từ:
 + Theo mẫu
 + Không theo mẫu
II. Luyện tập:
- GV hướng dẫn học sinh giải đề kiểm tra tổng hợp trong SGK (trang 164-166)
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 133134135136 van 6.doc