Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 123: Cầu Long Biên - Chứng nhận lịch sử - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 123: Cầu Long Biên - Chứng nhận lịch sử - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007

A.Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

- Bước đầu nắm được khái niêm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học các loại văn bản đó.

- Hiểu được ý nghĩa "làm chứng nhân lịch sử" của cầu Long Biên từ đó nâng cao làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm với quê hương đất nước đối với di tích lịch sử.

2. Kĩ năng.

- Thấy được vị trí tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi ký này.

3. Thái độ.

B. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp.

* Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.

 HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ.

Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

 HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài.

Từ đầu học kỳ II các em đã được học các tác phẩm, đoạn trích thuộc thể loại truyện, ký và nắm được đặc điểm của các thể loại này. Bên cạnh đó còn có những văn bản đề cập đến những vấn đề có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số. Đó là loại văn bản nhật dụng. Để giúp các em hiểu được loại văn bản này SGK ngữ văn lớp 6 lần lượt giới thiệu 3 văn bản nhật dụng mà tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu văn bản đầu tiên.

 

doc 7 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1073Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 123: Cầu Long Biên - Chứng nhận lịch sử - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 123 
Ngày dạy: Cầu Long Biên - Chứng nhận lịch sử
 (Thúy Lan, báo người Hà Nội)
A.Mục tiờu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Bước đầu nắm được khái niêm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học các loại văn bản đó.
- Hiểu được ý nghĩa "làm chứng nhân lịch sử" của cầu Long Biên từ đó nâng cao làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm với quê hương đất nước đối với di tích lịch sử.
2. Kĩ năng.
- Thấy được vị trí tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi ký này.
3. Thái độ.
B. Chuẩn bị: 
* Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp.
* Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
Từ đầu học kỳ II các em đã được học các tác phẩm, đoạn trích thuộc thể loại truyện, ký và nắm được đặc điểm của các thể loại này. Bên cạnh đó còn có những văn bản đề cập đến những vấn đề có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số... Đó là loại văn bản nhật dụng. Để giúp các em hiểu được loại văn bản này SGK ngữ văn lớp 6 lần lượt giới thiệu 3 văn bản nhật dụng mà tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu văn bản đầu tiên.
 Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
GV: Nêu yêu cầu đọc
- Yêu cầu: Đọc giọng chậm rãi, tình cảm nhu tâm tình với cây cầu.
- GV đọc mẫu 1 đoạn.
- GV nêu khái niệm văn bản nhật dụng SGK.
? Theo em tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào trong bài kí trên?
? Dựa vào nội dung có thể chia văn bản làm mấy phần? Cụ thể từng phần?
GV: Để hiểu sâu hơn về nội dung, chúng ta đi phân tích theo bố cục trên.
? Em hiểu thế nào là chứng nhân?
? Đoạn đầu cho ta biết những thông tin gì về cây cầu Long Biên.
? Những thông tin trên được trình bày qua ngôi kể thứ mấy? Cách trình bày ấy có tác dụng gì?
? So sánh cầu Long Biên với cầu Thăng Long, Tương Dương (Phần đọc thêm) em có nhận xét gì?
GV khái quát chuyển ý: Vai trò chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên được biểu hiện cụ thể như thế nào? -> Phần 2.
? Cầu Long Biên đã chứng kiến những thời kỳ lịch sử nào của dân tộc?
? Cách trình bày của tác giả trong đoạn văn có gì giống và khác so với đoạn văn trên?
? Em hãy tìm những chi tiết biểu hiện mối tương quan của cây cầu với những vấn đề lịch sử, xã hội?
? Tên gọi đầu tiên của cầu là Đu Me (tên của viên toàn quyền Pháp ở Đông Dương) tên gọi đó thể hiện điều gì?
? Tại sao nói cầu Long Biên là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của Pháp ở Việt Nam? Động cơ xây dựng cầu của Pháp là gì?
GV: Và 1 thực tế cầu Long Biên không chỉ để xây dựng bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của bao người... Tất cả các sự kiện trên đều gắn với cây cầu vì vậy cầu Long Biên là nhân chứng của 1 thời đau thương của 1 thời kỳ lịch sử.
? Trong đoạn văn tác giả so sánh cây cầu như 1 dải lụa uốn lượn, vắt ngang sông Hồng... nặng 17 tấn. Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em suy nghĩ gì?
GV: Tóm lại với phương thức thuyết minh là chủ yếu, đoạn văn giúp em nhận thức được gì về cầu Long Biên?
? Năm 1945 cây cầu được đổi tên từ Đu Me sang Long Biên (tên 1 làng bên bờ sông Hồng nơi cầu bắc qua) có ý nghĩa gì?
? Những dòng thơ tả cảnh đông vui nhộn nhịp trên cầu Long Biên, những ấn tượng về màu xanh bên bờ bãi sông Hồng đã thể hiện vai trò chứng nhân lịch sử của cây cầu ở thời kỳ nào?
? Em có nhận xét gì về lời văn trong đoạn này? Tác dụng của nó.
? Việc nhắc lại những câu thơ của Chính Hữu gắn liền với những ngày đầu năm 1947 đã xác nhận ý nghĩa nhân chứng nào của cầu Long Biên?
? Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, dân tộc ta lại bước vào cuộc kháng chiến gây go ác liệt chống đế quốc Mỹ. 1 lần nữa cầu Long Biên lại chứng kiến và ghi lại sự kiện đáng nhớ.
? Em hãy tìm những chi tiết tả cây cầu Long Biên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ?
? Hãy so sánh cách kể, lời văn của đoạn này so với đoạn đầu? ? Ngôi kể? Từ ngữ?
? Với cách trình bày linh hoạt trên, đoạn ký giúp người đọc cảm nhận được điều gì?
GV: Như các em đã biết giờ đây bắc qua sông Hồng còn có thêm cầu Thăng Long, Chương Dương hiện đại hơn, dài rộng hơn. Nhưng với thời gian tồn tại, với những gì mà cầu Long Biên chứng kiến và ghi lại thì ý nghĩa của nó lớn hơn nhiều đặc biệt là vai trò "Chứng nhân" lịch sử.
? Tại sao tác giả gọi cầu "Long Biên" là "Chứng nhân" lịch sử?
GV khái quát: Giờ đây cầu Long Biên đã trở về vị trí khiêm nhường nhưng ý nghĩa lịch sử của nó thì không hề "Khiêm nhường".
? Khách du lịch nước ngoài, họ trầm ngâm nện từng bước chân xuống mặt cầu ... có ý nghĩa gì?
? Em đánh giá như thế nào về ý tưởng của người viết trong câu văn cuối bài?
? Nhịp cầu vô hình ở đây là nhịp cầu nào?
GV: Với ý tưởng này, cầu Long Biên sẽ còn sống lau, sẽ trẻ lại, sẽ thành điểm dừng chân, du lịch khá lí thú đối với du khách 5 châu khi đến thăm đất nước ta.
? Chủ đề tư tưởng của bài kí là gì?
? Đặc sắc về nghệ thuật?
 Lan, báo người Hà Nội) (Thúy Lan, báo người Hà Nội)
- 3 học sinh đọc tiếp -> hết.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh chia đoạn.
- Học sinh đọc đoạn 1 SGK.
- Học sinh dựa vào SGK trả lời.
- Học sinh phát hiện chi tiết.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh theo dõi phần 2.
- Học sinh nêu ý kiến.
- Học sinh nêu ý kiến.
- Học sinh thảo luận nhóm 2 người.
- Học sinh khái quát vấn đề, nêu nhận xét.
- Chú ý đoạn từ 1945 -> dẻo dai.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh nêu ý kiến cá nhân.
- Học sinh nêu nhận xét.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh phát hiện chi tiết.
- Học sinh so sánh nhận xét.
- Học sinh trình bày cảm nhận.
- Học sinh nghe.
- Học sinh chú ý đoạn đầu và cuối văn bản.
- Học sinh thảo luận nhóm 2 người.
- Học sinh nêu suy nghĩ bản thân.
- Học sinh phát biểu đánh giá.
- Học sinh khái quát.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
1. Tác giả, tác phẩm.
- Đây là bài báo đăng trên báo "Người Hà Nội" - Tác giả: Thúy Lan.
2. Đọc.
3. Từ khó.
II. Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
- Khái niệm văn bản nhật dụng: Không phải là 1 khái niệm chit thể loại hoặc chỉ kiểu văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng như: Thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy... văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
- Thể loại: Thường sử dụng thể kí (hồi kí, bút kí...).
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Bố cục: 3 phần.
1. Từ đầu -> và anh dũng của thủ đô Hà Nội: Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử.
2. Tiếp -> dẻo dai, vững trắc: Biểu hiện chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên.
3. Còn lại: Cầu Long Biên - chứng nhân của tình yêu đất nước việt Nam.
III. Phân tích.
1. Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
- Lai lịch, tên gọi, thời gian xây dựng...
-> Mặc dù đã là hồi kí nhưng trong đoạn văn khôg hề có 1 đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất mà đã được sự vật được trình bày như từ điểm nhìn của ngôi thứ 3 và phương thức thuyết minh là chủ yếu -> Tạo tính chân thực khách quan.
- Về quy mô tuy nhỏ hơn song nó có vai trò quan trọng về nhiều mặt: Hơn 100 năm tồn tại ngay cạnh thủ đô câug Long Biên đã trở thành nhân chứng lịch sử cho 1 thế kỷ đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
2. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử.
a. Trong thời kỳ Pháp thuộc.
- Vẫn từ điểm nhìn của ngôi kể 3, phương thức thuyết minh là chủ yếu.
- Khác: Nhưng những đặc điểm của sự vật được trình bày trong mối tương quan với những vấn đề lịch sử, xã hội khác.
- Tên cầu: Đu Me.
- Cầu Long Biên là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần 1.
- Là thành tựu văn minh thời cầu sắt.
- Được xây dựng bằng mồ hôi và cả xương mấu của bao con người Việt.
- Tên cầu biểu thị quyền lực thống trị của thực dân Pháp trên nước Việt Nam.
- Động cơ: Không phải để mở mang khoa học, văn hóa cho người Việt Nam. Xây dựng cầu để phục vụ cho việc khai thác thuộc địa ở Việt Nam.
- Sự so sánh bất ngờ, lí thú thể hiện sức mạnh kỹ thuật của cây cầu sắt, là tiến bộ công nghiệp làm cầu đầu tiên ở Việt Nam được áp dụng tại Việt Nam, xưn lẫn trong đó là niềm tự hào của người viết.
-> Phương thức thuyết minh.
=> Khẳng định vai trò của cầu Long Biên, "Chứng nhân" ở nhiều phương diện.
b. Cầu Long Biên từ cách mạng tháng 8/1945 đến nay.
-> Chứng tỏ ý thức chủ quyền độc lập của dân tộc: Là cây cầu thắng lợi của cách mạng tháng 8.
-> Cầu Long Biên là nhân chứng của cuộc sống lao động hòa bình.
- Lời văn giàu hình ảnh và gợi cảm xúc -> gợi cảm giác êm đềm thư thái cho người đọc.
- Nhân chứng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ mà hào hùng của dân tộc.
- Đặc biệt 12 ngày đêm tháng 12/1972: Trong mưa bom bão đạn của giặc Mỹ, cầu Long Biên đổ gục, bị thương tơi tả nhưng vẫn gồng mình lên chiến đấu và chiến thắng.
- Cây cầu thân thương trở thành mục tiêu...
- Cầu bị đánh 10 lần...
- Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất. Từ "Tôi" xuất hiện 10 lần.
- Từ ngữ bộc lộ tình cảm thiết tha sâu sắc của tác giả.
- Phép nhân hóa, miêu tả, bày tỏ cảm xúc.
=> Cầu long Biên "Chứng nhân sống động của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Đồng thời thể hiện tình yêu của tác giả với cây cầu.
3. Cầu Long Biên hôm nay và ngày mai.
- Là cách nói nhân hóa làm cho cây cầu có 1 sự sống, 1 linh hồn. cây cầu không phải là vật vô tri vô giác mà là 1 chứng nhân sống động. Cầu trở thành "nguời đương thời" của bao nhiêu thế hệ. Cách gọi đó làm tăng giá trị diễn đạt của bài văn, gợi bề dày lịch sử của cây cầu, nhắc nhở mọi người yêu quý giữ gìn cây cầu trong tương lai.
-> Cầu Long Biên không chỉ làm cho bao thế hệ người Việt Nam xúc động mà còn làm cho bao khách du lịch nước ngoài phải trầm ngâm suy nghĩ.
- Là 1 ý tưởng đẹp, mới và đầy nhân văn.
-> Nhịp cầu của tình đoàn kết hữu nghị qua thăm lại cây cầu lịch sử du khách sẽ hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam.
IV. Tổng kết.
- Chủ đề: Cầu Long Biên - cây cầu thân yêu hùng vĩ.
* Ghi nhớ: SGK.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Nắm chắc phần ghi nhớ.
- Soạn bài: Bức thư....

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng Viet 6 - Tiet 123.doc