Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 120: Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 120: Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007

A.Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

Giúp học sinh:

- Hiểu thế nào là câu sai về chủ ngữ và vị ngữ.

2. Kĩ năng.

- Tự phát hiện ra các câu sai về chủ ngữ và vị ngữ.

3. Thái độ.

- Có ý thức nói viết câu đúng.

B. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ, nội dung lên lớp.

* Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.

 HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ.

GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

 HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài.

Trong khi viết văn đôi khi các em thấy các cô giáo phê: Câu viết sai ngữ pháp, thiếu thành phần. Những lỗi thông thường về ngữ pháp mà các em thường mắc phải là gì? Cách chữa chúng ra sao? Và để giúp các em có ý thức nói và viết câu đúng, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 120: Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 120 
Ngày dạy: Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
A.Mục tiờu cần đạt.
1. Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là câu sai về chủ ngữ và vị ngữ.
2. Kĩ năng.
- Tự phát hiện ra các câu sai về chủ ngữ và vị ngữ.
3. Thái độ.
- Có ý thức nói viết câu đúng.
B. Chuẩn bị: 
* Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ, nội dung lên lớp.
* Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
Trong khi viết văn đôi khi các em thấy các cô giáo phê: Câu viết sai ngữ pháp, thiếu thành phần. Những lỗi thông thường về ngữ pháp mà các em thường mắc phải là gì? Cách chữa chúng ra sao? Và để giúp các em có ý thức nói và viết câu đúng, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
 Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
GV treo bảng phụ, hướng dẫn học sinh khảo sát ví dụ.
? Tìm chủ ngữ, vị ngữ ở mỗi câu trên.
GV: Câu (a) không xác định được chủ ngữ đó là câu thiếu chủ ngữ -> đề mục. Vậy cách chữa loại câu trên như thế nào? Em thử chữa lại cho thành câu đúng.
? Bạn đã chữa ví dụ trên bằng cách nào?
? Ngoài ra ai còn có cách chữa khác?
? Bạn đã chuyển câu sai thành câu đúng bằng cách nào?
GV: Có thể chữa như sau được không?
? ở câu trên cô đã sửa sai bằng cách nào?
GV: Như vậy có mấy cách chữa lỗi câu thiếu chủ ngữ? Là những cách nào?
- Các em cần chú ý để tránh viết sai kiểu câu trên.
? Trong 4 ví dụ, ví dụ nào đúng, ví dụ nào sai? Sai vì sao?
? Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các ví dụ a, d.
GV: Giải thích thêm.
(b): Mới chỉ là cụm danh từ, danh từ trung tâm là "hình ảnh"
(c): Mới có cụm từ :"Bạn Lan" và phần giải thích cho cụm từ ấy.
? Hãy chữa lại phần chưa thành câu để trở thành câu hoàn chỉnh? 
? Nhận xét cách sửa của bạn chữa bằng cách nào?
? Ngoài ra còn có cách chữa nào khác?
? Câu trên đã được chữa bằng cách nào?
GV: Ngoài ra người ta còn có thể.
Hoặc: Biến phần đã cho thành 1 bộ phận của câu.
VD: Tôi rất quý bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
? Yêu cầu của bài tập 1 là gì?
? Đặt câu hỏi để kiểm tra câu có thiếu CN, VN không.
? CN, VN thường trả lời cho những câu hỏi nào?
Tương tự như trên học sinh tự làm phần b, c.
? Bài tập 2 nêu yêu cầu gì?
? Câu nào viết sai? Vì sao?
Yêu cầu: Điền những chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
GV hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi tìm chủ ngữ rồi trả lời?
? Ai học hát?
? Cái gì đua nhau nở rộ?
- Học sinh đọc ví dụ.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- Học sinh chữa câu sai.
- Học sinh nêu ý kiến.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh theo dõi nhận xét.
- Học sinh khái quát, nhận xét.
- Học sinh đọc 4 ví dụ a, b, c, d/129.
- Học sinh chữa câu.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh nhắc lại kiến thức.
- Học sinh đọc bài tập 2.
- Học sinh nhận xét, chữa câu viết sai.
- Học sinh đọc bài tập 3.
a. Không tìm được chủ ngữ (không biết ai cho thấy).
b. Qua truyện... em thấy.
Dế Mèn biết phục thiện.
* Cách chữa:
1. Qua truyện :"Dế Mèn phiêu lưu kí". tác giả cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
- Thêm chủ ngữ.
2. Truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
- Biến trạng ngữ thành chủ ngữ (Bằng cách bỏ từ "qua" ).
3. Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" em thấy Dế Mèn biết phục thiện -> Được.
- Biến vị ngữ thành cụm chủ ngữ (bằng cách thay cho thấy bằng em thấy).
II. Câu thiếu vị ngữ.
- Ví dụ a, d: Đúng vì đầy đủ thành phần.
- Ví dụ b, c: Sai vì thiếu vị ngữ.
a. Thánh gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng.
d. Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A.
a. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt... vào quân thù đã để lại trong em niềm kính phục.
- Thêm vị ngữ.
a. Em rất thích hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
- Biến cụm danh từ đã cho thành 1 bộ phận của cụm C - V.
- Thêm 1 cụm từ làm Vị ngữ.
VD: Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A, là bạn thân của tôi.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1/119.
- Tìm CN:
Ai không làm gì nữa?
Bác Tai, Cô Mắt, Cậu Chân...
- Tìm VN:
? Từ hôm đó Bác Tai, Cô Mắt, Cậu Chân, Cậu Tay như thế nào?
Không làm gì nữa.
2 Bài tập2/130.
- Câu a, d viết đúng vì câu đủ thành phần CN - VN.
- Câu (b): Thiếu chủ ngữ.
-> Chữa: Bỏ từ "Với".
=> Kết quả của năm học đầu tiên ở trường THCS đã động viên em rất nhiều.
- Câu (c): Thiếu vị ngữ.
-> Chữa: Biến cụm danh từ thành 1 bộ phận của cụm C- V.
=> Những câu truyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể luôn đi theo chúng tôi suốt cuộc đời.
3. Bài tập 3/130.
a. (Lớp 6A) bắt đầu học hát.
b. (Chim) hót líu lo.
c. (Hoa) đua nhau nở rộ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Làm bài tập 4, 5/SGK.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng Viet 6 - Tiet 120.doc