Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 111 - Mai Anh Hoa - Năm 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 111 - Mai Anh Hoa - Năm 2006-2007

A.Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

Giúp học sinh:

- Hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn: Lòng yêu nước bắt nguồn từ yêu những gì gần gũi thân thuộc của quê hương.

2. Kĩ năng.

- Nắm được nét đặc sắc của bài văn tùy bút - chính luận kết hợp chính luận- trữ tình, tư tưởng của bài văn thể hiện đầy sức thuyết phục không phải chỉ bằng lí lẽ mà còn bằng sự hiểu biết phong phú tình cảm thắm rthiết của tác giả đối với Tổ quốc Xô Viết.

3. Thái độ.

- Có tình cảm yêu qúi nước Tổ quốc Xô Viết.

B. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp.

* Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.

C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.

 HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ.

? Trình bày những phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam? Trong bài kí tác giả sử dụng chủ yếu những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của nghệ thuật ấy?

 HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài

 HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 111 - Mai Anh Hoa - Năm 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Bài 27: Lòng yêu nước 
Ngày dạy: ( I-li-a-Ê-ren-bua )
 Tiết 111: Đọc - hiểu văn bản 
A.Mục tiờu cần đạt.
1. Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn: Lòng yêu nước bắt nguồn từ yêu những gì gần gũi thân thuộc của quê hương.
2. Kĩ năng.
- Nắm được nét đặc sắc của bài văn tùy bút - chính luận kết hợp chính luận- trữ tình, tư tưởng của bài văn thể hiện đầy sức thuyết phục không phải chỉ bằng lí lẽ mà còn bằng sự hiểu biết phong phú tình cảm thắm rthiết của tác giả đối với Tổ quốc Xô Viết.
3. Thái độ.
- Có tình cảm yêu qúi nước Tổ quốc Xô Viết.
B. Chuẩn bị: 
* Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp.
* Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
? Trình bày những phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam? Trong bài kí tác giả sử dụng chủ yếu những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của nghệ thuật ấy?
 hoạt động 2: Giới thiệu bài
 hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của h/s
Nội dung cần đạt
GV gọi học sinh đọc chú thích dấu *
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
GV: Nêu yêu cầu đọc: 
- Giọng đọc rắn rỏi, dứt khoát vừa mềm mại, dịu dàng, nhịp điệu chậm, chắc khỏe...
GV đọc mẫu
GV gọi học sinh đọc nối tiếp.
? Nêu đại ý của bài văn?
? Bài văn có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
? Trong đoạn đầu nhà văn nói đến vấn đề gì? Lập luận của tác giả có gì đặc biệt?
? Tại sao lòng yêu nước lại bắt đầu từ lòng yêu những vật tầm thường nhất?
? Tiếp đó tác giả trình bày đến điều gì?
? Biểu hiện của lòng yêu nước ở con người Xô Viết gắn với những vẻ đẹp nào? 
? Em có nhận xét gì về cách lựa chọn hình ảnh miêu tả?
? Qua lời văn miêu tả, em cảm nhận được gì về tình yêu quê hương của tác giả?
? Hai câu kết có tác dụng gì?
? So sánh cách trình bày câu đầu và câu kết đoạn?
GV khái quát, chuyển ý.
? ở Việt Nam ta có lòng yêu nước, có cội nguồn như vậy không?
? Tìm dẫn chứng thơ văn thể hiện bản sắc riêng của từng vùng miền khác nhau?
? Theo cách lập luận ở đoạn văn vừa tìm hiểu. Em có nhận xét gì về thứ tự lập luận?
GV gọi học sinh đọc phần còn lại.
? Tác giả trình bày vấn đề: Lòng yêu nước trong hoàn cảnh nào?
? Lời văn nào diễn tả điều đó?
? Tại sao khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta thì ta mới hiểu lòng yêu nước của mình lớn dường nào?
GV: Bác Hồ đã từng nói: '' Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy...''
? Câu văn '' Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa '' có ý nghĩa gì?
? Sức mạnh của lòng yêu nước được thể hiện rõ nhất khi nào?
? Theo em, lòng yêu nước của con người Xô Viết thể hiện trong văn bản có gì giống và khác với người Việt Nam?
? Là một bài báo nhưng văn bản này đã gây sự xúc động lớn cho người đọc vì cách diễn đạt mang tính nghệ thuật . Em hãy chỉ ra điều đó?
? Bài văn thể hiện nội dung gì?
? Lòng yêu nước được biểu hiện như thế nào?
- Đọc
- Nghe
- Phát hiện
- Phát hiện
- Nghe
- Độc lập
- Phát hiện 
- Phân tích
-
- Phát hiện
- Nghe
- Nghe
- Phát hiện
- Phát hiện
- Độc lập
- Giải thích
- Phát hiện
- So sánh
I. Đọc - tiếp xúc văn bản
1. Tác giả, tác phẩm
- Tác giả I-li-a Ê-ren bua ( 1891 - 1962 ) nhà văn, nhà báo Nga ( Liên Xô cũ ) nổi tiếng.
- Trích bài bút kí - chính luận '' Thử lửa '' viết 6/1924 trong thời kì gay go quyết liệt nhất của cuộc chiến tranh chống phát xít Đức...
- Thép Mới dịch ra Tiếng Việt năm 1954.
2. Đọc.
3. Từ khó.
4. Cấu trúc văn bản.
* Đại ý.
Bài văn lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
- Từ đầu...yêu Tổ quốc: những biểu hiện của lòng yêu nước.
- Còn lại: sức mạnh của lòng yêu nước.
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Những biểu hiện của lòng yêu nước.
- Mở đầu: tác giả nói đến vấn đề lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất ( mở đoạn ).
- Vì đó là những biểu hiện sự sống đất nước được con người tạo ra, chúng đem lại niềm vui hạnh phúc cho con người.
- Tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể.
* Biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước ( phát triển đoạn )
+ Cánh rừng bên sông.
+ Những đêm tháng sáu. Bóng thùy dương tư lự trưa hè vàng ánh.
+ Khi trời núi cao.
+ Sương mù dòng sông...
- Hình ảnh tiêu biểu cho từng nét đẹp văn hóa của nước Nga.
- Hình ảnh quen thuộc gần gũi với người dân...
- Yêu những cái gần gũi, gắn bó trong cuộc sống con người Xô Viết.
- Tác giả là người am hiểu và có tình cảm sâu sắc với các miền đất nước.
- Ông tự bày tỏ lòng yêu nước của mình.
- Câu kết : Khái quát qui luật của tự nhiên.
->Lòng yêu nước thiêng liêng được nâng lên từ lòng yêu nhà, yêu xóm, yêu quê hương bình thường giản dị ( kết đoạn ).
- Câu mở đầu: khái quát lòng yêu nước ->cụ thể.
- Câu kết đoạn: cụ thể -> khái quát.
- ở Việt Nam lòng yêu nước cũng biểu hiện như vậy.
- " Anh đi anh nhớ quê nhà...''
- '' Giếng nước gốc đa nhớ...''
- Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi...
- 2 câu mở đầu nêu vấn đề: khởi nguồn của lòng yêu nước.
- Mở rộng: yêu nước bắt nguồn từ tình yêu vẻ đẹp quê hương; đẫn chứng minh họa.
- 2 câu cuối khái quát lại vấn đề, kết luận.
2. Sức mạnh của lòng yêu nước.
- Thử thách trong chiến tranh.
- '' Có thể nào quan niệm được sức mạnhcủa tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn...''
- Khi nguy cơ mất nước, lòng yêu nước trỗi dậy, nếu cần phải đổ máu hi sinh để giữ lấy...->Lòng yêu nước là giá trị tinh thần có thể nhìn thấy được.
- Tiếng nói thầm kín tha thiết nhất, cháy bỏng nhất trong lòng mỗi người dân Xô Viết.Khi xe tăng Đức cách thủ đô Mát xcơ va vài cây số, lúc đó lòng yêu nước mới được đem ra thử thách cao độ nhất. Nhhừng người dân Nga đã chọn con đường cứu nước chiến đấu vì Tổ quốc.
- Sức mạnh của lòng yêu nước thể hiện rõ nhất khi đất nước có chiến tranh.
- Lòng yêu nước của con người Việt Nam cũng tương tự như mọi người Nga. Lòng yêu nước luôn được thử thách trong chiến tranh đã biến thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chiến thắng kẻ thù xâm lược.
 III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Lời văn giàu hình ảnh thấm đượm cảm xúc suy tư chân thành.
2 . Nội dung.
- Bài văn thể hiện tình yêu nước tha thiết của tac sgiả và người dân Xô Viết trong hoàn cảnh thử thách của chiến tranh.
* Ghi nhớ ( SGK ).
IV.Luyện tập
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài.
- Làm bài tập luyện tập.
- Chuẩn bị: Câu trần thuật đơn có từ là.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 6 - Tiet 111.doc