Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 109 - Mai Anh Hoa - Năm 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 109 - Mai Anh Hoa - Năm 2006-2007

A.Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

Giúp học sinh:

- Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với đời sống của dân tộc Việt nam, cây tre trở thành một biểu tượng của Việt nam.

2. Kĩ năng.

- Nắm được những đặc điểm ngệ thuật của bài kí: giàu chi tiết và hình ảnh kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu,

3. Thái độ.

- Có tình cảm yêu qúi cây tre Việt Nam.

B. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp.

* Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.

C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.

 HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ.

Biện pháp so sánh được thể hiện trong bài kí '' Cô Tô '' như thế nào? Phân tích một vài hình ảnh so sánh?

 HOẠT ĐỘNG 2: Khởi động

 HOẠT ĐỘNG 3: Đọc, hiểu văn bản.

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 109 - Mai Anh Hoa - Năm 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Bài 26: Cây tre Việt Nam 
Ngày dạy: ( Thép Mới )
 Tiết 109 : Đọc - hiểu văn bản 
A.Mục tiờu cần đạt.
1. Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với đời sống của dân tộc Việt nam, cây tre trở thành một biểu tượng của Việt nam.
2. Kĩ năng.
- Nắm được những đặc điểm ngệ thuật của bài kí: giàu chi tiết và hình ảnh kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu,
3. Thái độ.
- Có tình cảm yêu qúi cây tre Việt Nam.
B. Chuẩn bị: 
* Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp.
* Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Biện pháp so sánh được thể hiện trong bài kí '' Cô Tô '' như thế nào? Phân tích một vài hình ảnh so sánh?
 hoạt động 2: Khởi động
 hoạt động 3: Đọc, hiểu văn bản.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của h/s
Nội dung cần đạt
GV gọi học sinh đọc chú thích dấu *
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
GV: Nêu yêu cầu đọc: 
- Giọng điệu cần thích hợp: 
+Khi trầm lắng suy tư, lúc ngọt ngào dịu dàng.
+ Khi khẩn trương sôi nổi, lúc phấn khởi hân hoan, khi thủ thỉ tâm tình, lúc mơ màng bây bổng...
- Đoạn cuối đọc chậm, giọng chắc khỏe và ấm áp.
GV đọc mẫu
GV gọi học sinh đọc nối tiếp.
? Qua chuẩn bị bài ở nhà em hãy nêu bố cục bài văn? Nội dung từng phần?
? Coi đây là một bài văn hoàn chỉnh thì các phần tương ứng với phần nào trong bố cục của một bài văn hoàn chỉnh?
? Từ bố cục trên nêu đại ý của bài văn?
? Bài văn thuộc thể loại nào? Thể loại có gì giống và khác với bài Cô Tô vừa học?
? Đọan 1 tác giả đã ca ngợi những đặc điểm phẩm chất cao đẹp nào của cây tre?
? ở các đoạn văn tiếp theo, phẩm chất của tre được tác giả giới thiệu như thế nào?
? Miêu tả phẩm chất của tre, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
? Chọn, phân tích một biện pháp nghệ thuật đặc sắc?
? Qua tìm hiểu, em có cảm nhận gì về phẩm chất của cây tre?
 GV bình chuyển sang ý 2.
? Mở đầu bài kí, tác giả viết 
'' Tre gắn bó với con người Việt Nam suốt cuộc đời ''. 
? Câu văn nào trong bài đã khái quát được điều đó?
? Sự gắn bó của cây tre với con người được thể hiện trên những lĩnh vực nào?
? Em hãy tìm trong bài những dẫn chứng thể hiện sự gắn bó của cây tre đối với con người?
GV phân tích thêm
? Trong cuộc đấu tranh giữ nước thì hình ảnh cây tre lại được giới thiệu như thế nào?
GV bình
? Để tôn vinh, ca ngợi cây tre tác giả đã gọi tre danh hiệu như thế nào?
? Em thấy danh hiệu đó có xứng đáng không?
? Em có nhận xét gì về âm hưởng, nhịp điệu của câu văn:
'' Muôn ngàn đời biết ơn...
Sông Hồng bất khuất...''
? ý nghĩa của nghệ thuật ấy?
? Các dẫn chứng trên đã được sắp xếp theo trình tự nào?
GV khái quát chuyển ý.
? Tác giả mở đầu đoạn kết bằng hình ảnh nhạc của trúc, của tre...hình ảnh đó có ý nghĩa gì?
? Nhận xét gì về nhịp điệu , âm điệu trong các câu văn?
? Trong đoạn văn, hình ảnh nào có ý nghĩa đặc biệt?
? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì?
? Tác giả hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai?
? Bài văn thành công ở những nghệ thuật nào?
? Bài kí ca ngợi điều gì?
? Sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao nói về cây tre?
- Đọc
- Nghe
- Phát hiện
- Phát hiện
- Nghe
- Độc lập
- Phát hiện 
- Phân tích
-
- Phát hiện
- Nghe
- Nghe
- Phát hiện
- Phát hiện
- Độc lập
- Giải thích
- Phát hiện
- So sánh
I. Đọc - tiếp xúc văn bản
1. Tác giả, tác phẩm
- Thép Mới ( 1925 - 1991 ) tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê quận Tây Hồ - Hà Nội.
- Chủ yếu viết báo, bút kí.
2. Đọc.
3. Từ khó.
4. Cấu trúc văn bản.
1. Từ đầu...chí khí như người: Cây tre có mặt ở khặp mọi nơi trên đất nước và có những phẩm chất đáng quí.
2. Tiếp...chung thủy: Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động.
3. Tiếp ...chiến đấu: Tre sát cánh cùng con người trong chiến đấu.
4. Còn lại: Tre là bạn đồng hành với con người Việt trong quá khứ, hiện tại, tương lai.
- Mở bài: phần 1
- Thân bài: phần 2, 3
- Kết bài: phần 4
* Đại ý: Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi nơi, gắn bó với con người Việt, giúp đỡ con người trong cuộc sống lao động và chiến đấu trong quá khứ, hiện tại, tương lai.
- Giống: đều thuộc thể kí
- Khác : 
+ '' Cây tre '': Bút kí chính luận + trữ tình + thuyết minh giới thiệu.
+ '' Cô Tô ": Tự sự + miêu tả.
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Phẩm chất đáng quí của cây tre.
- Tre mọc xanh tốt ở khắp mọi nơi, dáng mộc mạc thanh cao, mầm non mọc thẳng, màu xanh nhũn nhặn, tre cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
- Gắn bó, làm bạn với con người trong mọi hoàn cảnh: là cánh tay của người nông dân, bất khuất, dũng cảm cùng con người chiến đấu giữ làng, giữ nước.
- Giúp người biểu lộ tình cảm tâm hồn qua âm thanh các nhạc cụ bằng tre.
- Nghệ thuật nhân hóa, tính từ miêu tả phẩm chất, điệp từ '' tre ''.
- Điệp từ '' tre '' láy lại như từng nốt nhấn, nốt luyến láy trong bài ca cứ ngân nga êm mượt ngay từ khúc dạo đầu.
- Tre mộc mạc, thanh cao, dẻo dai, vững chắc, thẳng thắn, bất khuất, kiên cường trong sản xuất và chiến đấu, tre là người bạn tâm tình gắn bó với con người Việt Nam trong suốt cuộc đời.
2. Sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam.
- Tre gắn bó với con người từ lúc lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay.
* Trong lao động sản xuất và đời sống hàng ngày.
- Dưới bóng tre xanh...người nông dân dựng nhà, dựng cửa, làm ăn sinh sống và giữ gìn một nền văn hóa.
- Tre giúp người nông dân trong rất nhiều công việc sản xuất, tre như là cánh tay của người nông dân.
- Tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi.
* Trong chiến đấu.
- Tre là vũ khí thô sơ mà lợi hại: gậy tre, chông tre...
- Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu.
- Câu văn cuồn cuộn, nhấp nhô như sóng, vần '' ông '' được láy rất linh hoạt giúp người đọc hình dung một cách cụ thể cuộc khán chiến trường kì, dẻo dai, bền bỉ...
- Dẫn chứng: từ bao quát đến cụ thể và lần lượt theo từng lĩnh vực trong đời sống con người + nghệ thuật nhân hóa nhấn mạnh sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh, thời kì: trong lao động sản xuất và chiến đấu.
3. Tre mãi là bạn đồng hành của dân tộc Việt Nam.
- Tre còn gắn bó với đời sống tinh thần. Tre là phương tiện để con người biểu lộ rung động cảm xúc bằng âm thanh ( tiếng sáo )
- Những câu văn mềm mại, bay bổng, dạt dào trữ tình, tiếng thơ, tiếng nhạc hòa quyện êm dịu ngân nga dài mãi.
->Khúc nhạc thanh bình của dân tộc.
- '' Hình ảnh măng non trên phù hiệu thiếu niên Việt Nam ''
- Biểu tượng của thế hệ tre, tương lai của đất nước...
- Sức sống, sự nối tiếp của các thế hệ con người Việt Nam.
- Cây tre mãi là người bạn đồng hành của con người, của dân tộc Việt Nam bởi vì mọi giá trị phẩm chất của cây tre đã trở thành tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Nghệ thuật: nhân hóa, điệp từ, tính từ miêu tả, ngôn ngữ giàu hình ảnh.
2 . Nội dung.
- Ca ngợi vẻ đẹp bình dị của cây tre và hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam.
* Ghi nhớ ( SGK ).
IV.Luyện tập
- Tục ngữ: '' Tre gì măng mọc ''
- Ca dao: Trúc xinh...''
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc lòng từ đầu...chí khí như người.
- Chuẩn bị: Câu trần thuật đơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 6 - Tiet 109.doc