Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 107 đến 112 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 107 đến 112 - Năm học 2011-2012

TIẾT 107: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU.

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Các thành phần chính của câu.

- Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.

2. Kỹ năng:

- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.

- Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước.

B.CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Tài liệu – đọc sách - giáo án.

Học sinh: Đọc sách – trả lời câu hỏi.

C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

*Hoạt động 1: Khởi động.

1.Ổn định tổ chức:

Sĩ số: 6a: .

 6b: .

2.Kiểm tra:

3.Bài mới:

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:

 

doc 12 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 107 đến 112 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thu bài, nhận xét giờ viết bài.
5.Hướng dẫn học tập:
Đọc 1 số bài văn hay, văn chọn lọc.
Chuẩn bị bài mới:CácTP chính của câu.
Ngày soạn: 10/3/2012
Ngày giảng: 6a:.
 6b:.
TIẾT 107: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Các thành phần chính của câu.
- Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
2. Kỹ năng:
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.
- Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước.
B.CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tài liệu – đọc sách - giáo án.
Học sinh: Đọc sách – trả lời câu hỏi.
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Khởi động.
1.Ổn định tổ chức:
Sĩ số: 6a:.
 6b:.
2.Kiểm tra:
3.Bài mới:
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
Nhắc lại tên các thành phần câu đã học.
Tìm thành phần câu trong NL1.
Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu?
Thành phần không bắt buộc có trong câu?
Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào về phía trước nó.
Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi như thế nào?
Vị ngữ là từ hay cụm từ?
Nếu là từ thuộc từ loại, nếu là cụm từ thuộc cụm từ loại nào?
Mỗi câu có thể có mấy vị ngữ?
NL1 + NL2: Chủ ngữ nêu gì?
Chủ ngữ thường trả lời cho những câu hỏi như thế nào?
Phân tích cấu tạo của chủ ngữ ở NL1 + NL2.
- Mỗi câu có thể có mấy chủ ngữ?
*Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu.
NL1: Chẳng bao lâu,/ tôi / 
 Tr.N CN
đã trở thành một chàng dế 
VN
thanh niên cường tráng.
Thành phần bắt buộc phải có trong câu: CN – VN ð Thành phần chính của câu.
Thành phần không bắt buộc: Thành phần phụ.
*NL1.
Vị ngữ có thể kết hợp với các phó từ ở phía trước.
Vị ngữ trả lời cho các câu hỏi: làm gì?, làm sao?, như thế nào?, hoặc là gì?.
*NL2:
Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ.
Câu có thể có 1 hoặc nhiều vị ngữ.
CN: Nêu tên sự vật, hiện tượng mà nó có đặc điểm, hành động, trạng thái ... được miêu tả ở vị ngữ.
Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: ai?, con gì?, cái gì?.
Chủ ngữ thường là danh từ; cụm danh từ, đại từ; trong một số trường hợp nhất định, chủ ngữ có thể là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ.
- Câu có thể có 1 hoặc nhiều chủ ngữ.
I. Bài học.
Phân biệt thành phần chính – thành phần phụ.
Kết luận.
Ghi nhớ 1: SGK – 92.
Vị ngữ.
Ghi nhớ 2: SGK – 93.
Chủ ngữ.
Ghi nhớ: SGK – 93.
*Hoạt động 3: II.Luyện tập.
Bài tập 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ?.
Chẳng bao lâu,/tôi/ đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
 CN: Đại từ.	 VN: Cụm động từ.
Đôi càng tôi / mầm bóng. Những khi vuốt ở chân, ở khoeo/ cứ cứng dần và 
 CN: Cụm DT VN: tính từ CN: Cụm DT VN: Cụm TT
nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, /tôi/ co cẳng 
 CN: Cụm DT
lên, đạp phanh phách vào ngọn cỏ. /Những ngọn cỏ/ gẫy rẹp, y như có nhát dao 
 VN: Cụm ĐT CN: Cụm DT VN: Cụm ĐT.
vừa lìa qua.
*Hoạt động 4: Củng cố – hướng dẫn về nhà:
Củng cố: - Thế nào là thành phần chính, thành phần phụ trong câu?
 - Chủ ngữ? Cấu tạo? Vị ngữ? Cấu tạo.
5.Hướng dẫn học tập : Học thuộc ghi nhớ
 BTVN: 2,3 (SGK) + BT (SBT).
 Sưu tầm các bài thơ 5 chữ.
Ngày soạn: 10/3/2012
Ngày giảng: 6a:.
 6b:.
TIẾT 108: THI LÀM THƠ 5 CHỮ.
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Đặc điểm của thể thơ năm chữ.
- Các khái niệm vần chân, vân lưng, vần liền, vần cách được củng cố lại.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ.
- Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ.
B. CHUẨN BỊ:
 -Giáo viên: Các bài thơ 5 chữ 
 - Học sinh: Đọc sách – trả lời câu hỏi.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
*Hoạt động 1: Khởi động :
1.Ổn định tổ chức.
Sĩ số: 6a:. 6b:. 
2.Kiểm tra bài cũ.
Câu có mấy thành phần chính? Cho ví dụ?
3.Giới thiệu bài.
*Hoạt động 2: I.Chuẩn bị :
Một số bài thơ 5 chữ.
Bài 1: Sinh nhật chị Hằng Nga.
Sinh nhật chị Hằng Nga
Vui lắm các bạn nhé
Mở đầu là đơn ca
Của bạn Nguyễn Thanh Hà
Và tiết mục song ca
Bài: A – li – ba – ba
Văn nghệ vui quá ha
Rồi cỗ cũng được phá
Nào Cô - ca – cô - la
Nào bưởi tròn táo ta
Cả bánh dẻo nữa nhé
Trong tiếng nhạc ngân nga
Tớ ngắm chị Hằng Nga
Trời! Chị đẹp quá à
Chỉ tội ở hơi xa
Nhưng không sao bạn ạ
Chúng ta cùng hát ca
Chúc mừng chị Hằng Nga
Nguyễn Thị Hạnh – Lớp 9C – THCS Yển Khê
Thanh Ba – Phú Thọ
- Hãy rút ra các đặc điểm của thể thơ 5 chữ: Khổ thơ, vần, cách ngắt nhịp.
* Ghi nhớ: (SGK – 105)
2.Tập làm 1 đoạn thơ 5 chữ
 Hai bông hoa
Một bông hoa huệ nhỏ
Chúm chím hé môi xinh
Muốn kể chuyện tâm tình
Với bông hồng tươi thắm
Hoa hồng cười trong nắng
Nhín ngắm lại huệ xinh
Cả hai đứa chúng mình
Cùng đẹp tươi duyên dáng
* Hoạt động 3: II. Thi làm thơ 5 chữ.
Nhắc lại đặc điểm của thể thơ 5 chữ (khổ, vần, nhịp) đã chuẩn bị ở nhà.
Trao đổi theo nhóm (tổ) về các bài thơ 5 chữ làm ở nhà để xác định bài sẽ được giới thiệu trước lớp của nhóm (tổ).
Mỗi nhóm (tổ) cử đại diện đọc và bình bài thơ của nhóm (tổ) trước lớp.
Cả lớp cùng thầy, cô giáo đánh giá, nhận xét. Chú ý cả nội dung và hình thức.
* Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò.
4.Củng cố:
 - Thơ 5 chữ có những đặc điểm gì? Số lượng tiếng trong 1 dòng, nhịp, vần, khổ.
 Kinh nghiệm làm thơ của em.
5. Hướng dẫn học tập:
- Sưu tầm thơ 5 chữ - tập làm thơ 5 chữ.
- Soạn bài: Cây tre Việt Nam.
Ngày soạn: 10/3/2012
Ngày giảng: 6a:.
 6b:.
Tiết 109: CÂY TRE VIỆT NAM
 Thép Mới (Bút kí)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh.
1. Kiến thức
- Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam.
- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.
- Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
B.CHUẨN BỊ:
-GV: Nội dung bài giảng.
-HS : Soạn bài theo câu hỏi sgk.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
*Hoạt động 1: Khởi động 
1.Ổn định tổ chức :
 Sĩ số : 6a:.
 6b:.
Kiểm tra bài cũ:
Phân tích cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô?
Trả lời: Phần II, mục 2 Tiết 104.
 *Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản:
- GV hướng dẫn học sinh đọc – gọi học sinh đọc 
Văn bản có thể chia làm mấy phần? 
Nội dung chính của từng phần?
- Vì sao tác giả nói: Tre là bạn thân của người nông dân của NDVN? 
- Cách gọi ấy thể hiện điều gì trong quan hệ tác giả tre?
- Trong đoạn 1, tác giả đã dùng những từ ngữ, hình ảnh nào để thể hiện phẩm chất của tre?
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả cây tre (tả ngoại hình, phẩm chất)?
- Nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và biện pháp nghệ thuật cơ bản?
ð Thể hiện được phẩm chất gì của tre?.Từ đây gợi em liên tưởng tới phẩm chất của ai?
- Ở đoạn 2 tác giả đã dùng những từ ngữ,hình ảnh nào để thể hiện phẩm chất của tre?
- Nhận xét gì về việc dùng từ ngữ, nghệ thuật diễn tả hình ảnh cây tre? Tác dụng?
“Thà hy sinh tất cả chứ ...”
- Tác giả đã đưa ra những chi tiết nào để thể hiện cây tre là bạn thân của người nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam?
“Con ở miền Nam ra thăm ...
Đã thấy trong sương hàng tre ...
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam ...
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
- Nhận xét gì về nghệ thuật diễn tả (phép tu từ) dùng dẫn chứng?
Em thấy tre có vai trò và quan hệ với người như thế nào?
- Đọc đoạn kết. Tre còn gắn bó với người trên lĩnh vực nào? Biểu hiện? 
- Tác giả có suy nghĩ gì về cây tre trong tương lai.
Nhận xét về nghệ thuật?
Nội dung của văn bản?
HS đọc ghi nhớ?
I. Tiếp xúc văn bản 
1. Đọc :
2. Tìm hiểu chú thích 
Chú thích (*) 
3. Bố cục: 4 đoạn 
Đoạn 1: Từ đầu ð chí khí như người: Cây tre có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước và có nhưũng phẩm chất đáng qúy.
Đoạn 2: Tiếp ð chung thuỷ: tre gắn bó với người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động.
Đoạn 3: Tiếp ð Tre sát cánh với con người trong cuộc sống chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước.
Đoạn 4: Còn lại: Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta và trong tương lai.
II.Phân tích văn bản 
Những phẩm chất của cây tre.
Tre có mặt ở khắp mọi nơi của đất nước (Đồng Nai ðViệt Bắc ... luỹ tre thân mật làng tôi ....)
ð Tre là bạn thân của người nông dân, của NDVN ð yêu quý cây tre.
Tre có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi.
Mầm non mọc thẳng.
Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.
Lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
Tre trong thanh cao, giản dị, chí khí như người.
ð Dùng nhiều tính từ chỉ phẩm chất của người, phép nhân hoá, so sánh và tượng trưng. (Dùng trong suốt bài)
ð Tre có sức sống mãnh liệt, dẻo dai, vững chắc. Tre thanh cao, có chí khí ðgợi đến những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. (Liên hệ: “Thân gầy guộc ... bạc màu”)
Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp.
Tre thẳng thắn, bất khuất “trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng”.
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.
Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
Tre giữ làng, giữ nước giữ mái nhà tranh, giữ ...
Tre hy sinh để bảo vệ con người.
Tre anh hùng lao động! tre anh hùng chiến đấu.
ð Dùng nhiều động từ chỉ hoạt động, tính từ chỉ phẩm chất, phép nhân hoá, phép điệp (từ ngữ, cấu trúc).
ð Tre mang những phẩm chất cao quý. Thuỷ chung, tình nghĩa, thẳng thắn, dũng cảm, kiên cường, hiên ngang, bất khuất, đức hy sinh. Tác giả tôn vinh cây tre bằng những danh hiệu cao quý của con người. Anh hùng ð phẩm chất của con người Việt Nam.
Sự gắn bó của cây tre với con người và dân tộc Việt Nam.
Cây tre là bạn thân của người nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam.
+ Tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước, luỹ tre bao bọc các xóm làng.
+ Tre còn vất vả với người: “cối xay tre” ...
+ Dưới bóng tre xanh từ lâu đời người nông dân Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang và giữ gìn một nền văn hoá.
+ Tre là cánh tay của người nông dân.
+ Tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hàng ngày, tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi (trẻ – thanh niên – già).
+ Tre gắn bó với con người trong các cuộc chiến đấu chống giặc xâm lược.
ð Dẫn chứng phong phú sắp xếp theo một trình tự hợp lý, phép so sánh bằng hình ảnh gần gũi, sinh động mà giàu ý nghĩa.
Dùng nhiều câu .... đơn có từ là ð giới thiệu.
trên mọi phương diện: cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu ...
ð Vai trò lớn lao và sự gần gũi gắn bó của tre với con người Việt Nam.
Tre gắn bó với cuộc sống tinh thần của con người, tre là phương tiện để con người biểu lộ những rung động, cảm xúc bằng âm thanh (....còn mãi, tre vẫn là người bạn đồng hành thuỷ chung của dân tộc). Vì: Cây tre là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam. 
(Liên hệ: Mai sau .... đất xanh ... tre Việt Nam)
III.Tổng kết : 
1. Nghệ thuật: Nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng.
Sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hoá.
Lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.
2. Nội dung: Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất qúy báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
* Ghi nhớ: sgk
*Hoạt động 3: IV. Luyện tập
- Học sinh chuẩn bị 5 phút ð Lên trình bày.
Bài tập: Lựa chọn, phân tích của một phép so sánh, một phép nhân hoá trong bài văn. 
*Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò.
4. Củng cố:
Tre mang những phẩm chất đáng qúy gì? 
Tre gắn bó với người trên những phương diện?
5. Hướng dẫn : Học soạn bài làm bài tập (SGK)
 Đọc trước bài: Câu trần thuật đơn.
Ngày soạn: 10/3/2012
Ngày giảng: 6a:.
 6b:.
TIẾT 110: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn.
- Tác dụng của câu trần thuật đơn.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được câu trần thuật đơn trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn.
- Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết.
CHUẨN BỊ:
GV: Đọc sách – tài liệu – giáo án, Bảng phụ 
HS: Đọc sách trả lời câu hỏi 
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1: Khởi động 
1.ổn định tổ chức: 
Sĩ số: 6a:.
 6b:.
2. Kiểm tra bài cũ:
Làm bài tập về nhà 
3.Bài mới:
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
* Ngữ liệu và phân tích 
Đánh số thứ tự câu – Phân loại các câu theo MĐN.
Hãy phân tích thành phần những câu 1, 2, 6, 9. 
Gọi những câu 1, 2, 9 là câu trần thuật đơn – em hiểu thế nào là câu trần thuật đơn?
HS đọc.
I. Bài học:
Ngữ liệu 1: 
- Câu kể, tả, nêu ý kiến: 1, 2, 6, 9.
Câu hỏi: 4.
Câu bộc lộ cảm xúc: 3, 5, 8.
Câu cầu khiến: 7.
1. Tôi/ đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. 
 C V 
2. Tôi/ mắng 
 C V
6. Chú mày/ hôi như cú mèo thế này/ ta / nào chịu đựơc. 
 C1 V1 C2 V2
9. Tôi/ về, không một chút bận tâm.
 C V
=> Câu trần thuật đơn : Do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu 1 ý kiến.
* Ghi nhớ sgk(101) 
*Hoạt động 3: III. Luyện tập:
1.Bài tập 1: Những câu trần thuật đơn.
C1: Dùng để miêu tả.
C2: Dùng để nhận xét.
2.Bài tập 2:
a – b –c : Đều là câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật.
3. Bài tập 3: - Giới thiệu nhân vật phụ rồi đến nhân vật chính khác bài tập 2.
*Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò:
4. Củng cố: 
Thế nào là câu trần thuật đơn? Ví dụ
5. Hướng dẫn về nhà:.
- BTVN: 4, 5 (SGK + BT SBT)
- Soạn bài: “Lòng yêu nước” theo câu hỏi sgk.
Ngày soạn:10/3/2012.
Ngày giảng:6a:..
 6b:
Tiết 111: LÒNG YÊU NƯỚC
 (Tuỳ bút chính luận) I-li- a- Ê ren bua
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
1. Kiến thức
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách. Lòng yêu nước trở thành sức mạnh, phẩm chất của người anh hùn trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. 
- Nét chính về nghệ thuật của văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm một văn bản chính luận giàu chất trữ tình: giọng đọc vửa rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.
- Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Đọc – hiểu văn bản tuỳ bút có yếu tố miêu trả kết hợp với biểu cảm.
- Trình bày được suy nghĩ, tình cảm của bản thân về đất nước mình.
CHUẨN BỊ:
- GV: Đọc sách tài liệu chuẩn bị giáo án 
- HS: Đọc sách trả lời câu hỏi.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1:Khởi động :
1. Ổn định tổ chức : 6A :.. ; 6B :
2.Kiểm tra bài cũ: 
Sự gắn bó của cây tre với con người và dân tộc Việt Nam như thế nào? 
 Trả lời : Phần II. Mục 2 tiết 109.
3.Bài mới
* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản:
GV hướng dẫn, học sinh đọc.
HS đọc chú thích.
- Mở đầu tác giả đã nêu ra 1 nhận định về lòng yêu nước như thế nào?
- Vì sao: ý nghĩa lại bắt đầu từ yêu những vật tầm thường?
- Biểu hiện yêu nước của những con người Xô Viết gắn liền với nỗi nhớ vẻ đẹp các làng quê của họ như thế nào?
Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
Chứng tỏ tác giả là người ntn?
(GV: Liên hệ cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, lòng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện mạnh mẽ, lớn lao, sâu sắc)
(GV: Lòng yêu nước trong tình hình hiện nay: nỗ lực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng tổ quốc, làm nên thành tích vẻ vang cho đất nước).
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích: sgk
II. Phân tích văn bản:
1.Ngọn nguồn của lòng yêu nước.
“Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất”.
ð Vì: Đó là những biểu hiện của sự sống đất nước được con người tạo ra. Chúng đem lại niềm vui, hạnh phúc, sự sống cho con người.
Nỗi nhớ của những con người Xô Viết gắn liền với vẻ đẹp các làng quê.
+ Người vùng Bắc: nhớ cảnh rừng bên dòng sông, đêm tháng 6 sáng hồng.
+ Người xứ U – crai- na: nhớ bóng thuỳ dương tư lự, trưa hè vàng ánh, tiếng ong bay.
+ Người xứ Gru – di – a: Ca tụng khí trời của núi cao, dòng suối óng ánh bạc, vị mát của nước đóng băng, rượu vang cay.
+ Người thành Lê – nin – grat: Nhớ sưong mù, dòng sông ... những pho tượng.
+ Người Matxcơva: Nhớ phố cũ chạy ngoằn ngoèo, điện Krem li, tháp cổ...
ð Chọn những cảnh tượng mang vẻ đẹp tiêu biểu cho từng vùng đất nước. Đó đều là những gì thân thuộc nhất đối với sựu sống của con người trên vùng đất đó, từ thiên nhiên ð văn hoá ð lịch sử ð thấm đượm tình cảm yêu mến, tự hào.
ð Tác giả là người am hiểu và có tình cảm sâu sắc với các miền đất nước của ông ð yêu nước của tác giả.
Câu kết: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
ð Khái quát thành 1 chân lý, một quy luật sâu sắc về lòng yêu nước.
2.Lòng yêu nước được thử thách và thể hiện trong cuộc chiến đấu chống ngoại giặc xâm bảo vệ Tổ quốc:
“Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách”.
ð Vì: Khi nguy cơ mất nước (mất nhà, mất xóm, mất quê) thì lòng yêu nước sẽ trỗi dậy, nêu cần sẽ đổ máu hy sinh để giữu lấy.(Lửa thử vàng, gian nan thử sức).
III. Tổng kết:
1.Nghệ thuật: Lời văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, suy tư về lòng yêu nước.
2. Nội dung: 
+ Lòng yêu nước bắt nguồn từ những gì bình thường nhất, yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương.
+ Lòng yêu nước trở nên thử thách chiến tranh.
* Ghi nhớ sgk/105
 * Hoạt động 3: IV. Luyện tập
 Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương em, thì em sẽ nói những gì?
* Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò:
4.Củng cố:
 Lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu? Ví dụ?
Đọc phần đọc thêm sgk/105
5.Hướng dẫn học tập: 
- Học bài, làm bài về nhà (SGK)
- Xem trước bài mới: Câu trần thuật đơn có từ là
 Ngày soạn:10/3/2012.
Ngày giảng:6a:..
 6b:..
TIẾT 112: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ "LÀ"
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.
- Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là.
- Đặt được câu trần thuật đơn có từ là.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Nội dung bài giảng, bảng phụ.
- HS : Đọc bài trong sgk.
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
* Hoạt động 1- Khởi động 
1. Ổn định tổ chức:
 Sĩ số : 6A :. ; 6B :
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là câu trần thuật đơn ? VD? 
 Trả lời: Ghi nhớ sgk(101)
3. Bài mới:
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Học sinh xác định CN – VN
VN của những câu trên là do những từ, cụm từ loại nào tạo thành? 
Chọn những từ hay cụm từ phủ định thích hợp điền vào các câu trên => VN biểu thị ý nghĩa gì?
Em hiểu thế nào là câu TTĐCT “là” 
 Vị ngữ của câu nào trình bày cách hiểu sv, hiện tượng, k/n nói ở chủ ngữ.
VN câu nào có tác dụng giới thiệu?
Vị ngữ câu nào miêu tả đặc điểm?
Vị ngữ câu nào thể hiện đánh giá 
*Ngữ liệu và phân tích 
NL1: Xác định CN và VN.
a. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều
b. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời kỳ quá khứ, thường có yếu tố thần tượng, kì ảo.
c. Ngày thứ năm trên Đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo sáng sủa.
d. Dế Mèn //trêu chị cốc là dại.
 C V
Là + cụm DT: a, b, c
Khi VN biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ: Không phải, chưa phải.
*NL1: 
Câu định nghĩa: b
Câu giới thiệu: a
Câu miêu tả: c
Câu đánh giá: d
I. Bài học:
1. Đặc điểm câu trần thuật đơn có từ “là” 
*Ghi nhớ: SGK 114
2. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ “là”.
*Ghi nhớ: SGK 115
* Hoạt động 3.II. Luyện tập 
 - BT1SGK/115 : Tìm câu trần thuật đơn có từ “là”
 Trừ câu: b, d, còn lại các câu đều là câu TTĐCTLà
 - BT2 SGK/115: Xác định câu thuộc kiểu nào:
a. Câu định nghĩa
b. Giới thiệu
c. Giới thiệu và nêu ý kiến
d. Giới thiệu
e. Đánh giá
* Hoạt động 4: Củng cố- HDVN:
4. Củng cố:
- Câu TTĐCT “Là”? Các loại VD?
5. Hướng dẫn học tập: 
- Học ghi nhớ, làm bài tập 3 SGK/116
Soạn bài: Lao xao.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 T107-112.doc